THIỀN MINH SÁT
Mindful in plain English
Henepola Gunaratana Mahathera
Chơn Quán Trần-Ngọc-Lợi dịch
NXB Tôn giáo
LỜI NÓI ĐẦU
Kinh nghiệm cho biết cách hữu hiệu nhất để trình bày cho mọi người hiểu dễ dàng một vấn đề là dùng ngôn từ đơn giản. Ngoài ra, qua những năm giảng dạy, tôi nhận thấy rằng ngôn từ càng cứng nhắc càng khó hiểu. Ngôn từ khó hiểu ít khi được tiếp nhận rộng rãi, nhứt là khi đề tài giảng dạy lại không liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày.
Thiền không phải là cái gì mà ai ai cũng có thể tu tập. Nhưng hiện nay có nhiều người quan tâm đến thiền, họ cần những chỉ dẫn đơn giản để có thể thực hiện trong lúc không có thầy bên cạnh. Sách này được biên soạn để đáp ứng nhu cầu đó, nhu cầu của nhiều người mới học thiền, cần tài liệu viết bằng ngôn ngữ đơn giản, thông thường của quảng đại quần chúng.
Sách này được hoàn thành với sự giúp đỡ của nhiều bạn hữu mà tôi trân trọng ghi ơn. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm tạ quý ông bà John Patticord, Daniel J. Olmsted, Matthew Flickstein, Carol Flicstein, Patrick Hamilton, Genny Hamilton, Bill Mayne, Tỳ khưu Dang Pham Jotika, và Tỳ khưu Sona đã góp nhiều ý kiến, đưa nhiều đề nghị, và giúp nhiều lời phê bình rất bỗ ích.
Tôi cũng xin cảm ơn mẹ Bề Trên Sama và ông Chris O’Keefe đã giúp phần in ấn.
Ngày 7 tháng 12, 1990
H. Gunaratana Maha thera
Bhabana Society
Route 1, Box 218-3
High View, WV 26808 , USA
MỤC LỤC
Lời người dịch
Vài nét về tác giả
Lời nói đầu
Dẫn nhập
Chương 1- Thiền: Sao phải bận tâm
Chương 2- Thiền không phải là
Chương 3- Thiền là
Chương 4- Thái độ
Chương 5- Thực hành
Chương 6- Thân làm gì?
Quy tắc chung
Cách ăn mặc
Thế cổ truyền
Ngồi trên ghế
Chương 7- Tâm làm gì?
Chương 8- Tổ chức buổi thiền
Ngồi ở đâu?
Ngồi lúc nào?
Ngồi bao lâu?
Chương 9- Vào thiền
Ba điều hướng dẫn
Tâm từ
Chương 10- giải đáp mười hai vấn đề
Chương 11- Giải quyết xao lãng (I)
Chương 12- Giải quyết xao lãng (II)
Chương 13- Tỉnh thức (Sati)
Chương 14- Tỉnh thức và định
Chương 15- Thiền trong đời sống hàng ngày
Chương 16- Thiền đem đến lợi lạc gì?
Bài đọc thêm
Ghi chú