TÂM VÀ TA
THÍCH TRÍ SIÊU
NXB PHƯƠNG ĐÔNG
LỜI NÓI ĐẦU
Nhiều người đến với đạo Phật để tìm cách giải trừ phiền não, khổ đau. Họ đọc tụng kinh chú, ăn chay, niệm Phật, làm công quả, cúng dường, bố thí, nhưng lại không biết diệt trừ bản ngã thì phiền não và khổ đau vẫn còn hiện hữu. Trải qua bao nhiêu năm trong đạo vẫn chấp cái Ta, kiêu căng, ngạo mạn, khoe khoang, chạy theo danh lợi; đến khi cai ngã bị trái ý, tổn thương thì giận dữ, sân si tạo khẩu nghiệp mắng chưởi mạ nhục kẻ khác.
Nhiều Phật tử thường hỏi tôi có cách gì tu cho bớt tham, sân, si không? Chẳng lẽ họ không biết tụng kinh, niệm Phật, trì chú, ngồi thiền hay sao? Nhưng tụng kinh để sửa đổi tánh tình hay để cầu xin được phước? Niệm Phật để sinh về cực lạc hay để bớt lo âu, buồn giận? Trì chú để đạt được quyền năng, thần thông hay để diệt trừ tham lam, sân hận? Ngồi thiền để làm gì? Kiến Tánh thành Phật chăng? Nhưng làm sao thành Phật được khi bản ngã không trừ?
Dù tu theo bất cứ môn nào, Thiền, Tịnh, hay Mật mà còn chấp ngã, không biết dẹp trừ bản ngã, lúc nào cũng lo cái ngã của mình hơn kẻ khác thì phiền não không giảm mà nhiều khi còn tạo thêm nghiệp xấu.
Cách đây 15 năm (1990), tôi có viết quyển “Vô Ngã”, trong đó chỉ đơn giản giới thiệu hai phương pháp tu tập vô ngã và không nói nhiều về lý thuyết. Sau một thời gian tham vấn, học đạo với nhiều truyền thống Phật giáo Nam Tông, Bắc Tông và Tây Tạng, tôi nhận thấy rằng pháp môn căn bản và quan trọng nhất của đạo Phật vẫn là “vô ngã”. Trong khi viết tôi đã nương vào hai truyền thống Nguyên thủy và Đại thừa Phật giáo. Đồi với hai truyền thống này đều có giá trị của nó, không có cái nào hay hơn hoặc đúng hơn, tất cả đều tùy trình độ và căn cơ của chúng sinh.
Mong rằng sách này sẽ đem lại cho bạn đọc nhiều lợi ích.
Tịnh Lâm Thất, đầu xuân 2005
Thích Trí Siêu
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Phần 1: Ta
Cái ta
Đặc tính của ngã
Nội kết
Phần II : Vô Ngã
Vô ngã là gì?
Bát Nhã và Tánh Không
Hai hoại ta
Phần III: Vô ngã còn gì?
Vô ngã còn gì?
Phần IV: Tâm
Tâm là gì?
Lộ trình tâm
Tóm lược
Phần V:
Từ tâm ra ta
Ta ờ đâu ra?
Nghi vấn
Phần VI: Từ ta về tâm
Đưa tâm trở về
Làm sao từ bỏ ái dục?
Con đường trở về
Thiền tứ niệm xứ
Trở về chân tâm
Nghi vấn
Phần VII: Kết luận
Chú giải danh từ
Sách tham khảo