Tìm Sách

Giảng Luận >> Trung Luận yếu giải


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Trung Luận yếu giải
  • Tác giả : Long Thọ
  • Dịch giả : Giải Minh
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 387
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2003
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 120100000088382
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

TRUNG LUẬN YẾU GIẢI

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Nguyên tác : LONG THỌ BỒ TÁT

Hán dịch : THÍCH TRÍ DỤ

Việt dịch: GIẢI MINH

Nhà xuất bản Tôn Giáo

TỰA

Trong đời sống chúng ta, nhất là những bậc Tôn Đức Tăng Ni và hàng thức giả với Trung Luận, đều có sự dè dặt, yêu thích, một bộ luận nói về “Chân không”, đối với ngài Long Thọ Bồ Tát, là người khai sanh ra Bộ Trung Luận, lại càng tôn kính muôn phần.

Trên 10 thế kỷ trước, Ngài đã từng trước đại chúng giảng về Trung Luận, mang một nội dung rõ ràng khúc chiết, nhưng đương thời trong mỗi chúng ta lại càng thấy khó khăn với lý “Chân không” siêu thoát. Nghe mà như không nghe, nói mà như không nói, không mà không không, không không mà không, có không khác không, không không khác có, có tức là không, toàn không tức có, gọi là “Diệu hữu”, cho nên gọi Bát Nhã là “Diệu Trí Huệ”, nghĩa Trung đạo cũng lại như thế.

Đi sâu vào nội dung của vấn đề, chúng ta thấy rằng: Tất cả các pháp đều từ nhân duyên mà sanh ra, hay nói cách khác hơn nhân duyên sanh ra các pháp, vốn không có tự tánh. Nếu biết tất cả các pháp vốn không tự tánh, tức là vô tánh, liến chứng đặng Viên thành thật tánh. Nếu chấp nhận duyên sanh ra các pháp, quyết định có tự tánh, liền thành Biến kế chấp. Nếu ta chấp nhận Biến kế tánh là thật pháp, liền rơi vào tà kiến. Qua bản Trung Luận, Ngài Long Thọ Bồ Tát phá tà kiến, phá tà kiến nhưng không phá pháp, vì các pháp vốn không chỗ có, vón không chỗ được (Vô sở hữu, bất khả đắc). Vì sao mà không thể phá?

Vì tà kiến là hư vọng, chẳng phải thật có, đã chẳng phải thật có, nên cũng không chỗ phá. Sở dĩ phá tà kiến vì muốn chúng sanh phản tà qui chánh. Ngài Long Thọ muốn tất cả chúng sanh phản tà qui chánh, nên Ngài tạo ra Trung Luận.

Chúng ta cần nên biết, tùy duyên tức là vô tánh, vô tánh tức là tùy duyên. Vô tánh tùy duyên, cho nên tuy không mà chẳng phải “Đoạn”. Tùy duyên vô tánh, cho nên tuy có, mà chẳng phải “Thường”, vì lẽ đó mà nói, khkông sanh không diệt, không một không khác, không đến không đi. Không tánh tùy duyên, gọi là thế tục đế, tùy duyên vô tánh gọi là đệ nhất nghĩa đế. Nếu ta không biết nhị đế, tức là không biết Trung Luận. Song mà “Vô tánh tùy duyên” , thì “Không biên” không thể được. “Tùy duyên vô tánh” thì “Hữu biên”cũng không thể được. Không có “Nhị biên” đã không thể được, thì làm sao có “Trung” (giữa) có thể được? Cho nên xa rời “Nhị biên” kết hợp với lý Trung đạo, chính đây là nghĩa Trung đạo, nội dung của Bộ Trung Luận vậy.

Lần đầu tiên, sau hai mươi mấy năm du học ở Đài Loan, Thượng tọa Thích Tịnh Hạnh về thăm quê hương, Thượng tọa có trao tặng cho tôi một số kinh luận, trong ấy có bộ Trung Luận Yếu Giải, đọc đi đọc lại tôi rất tâm đắc, qua lời yếu giải của Ngài Thích Trí Dụ, không ngần ngại với kiến thức hạn hẹp. Tôi quyết tâm lược dịch bản Trung Luận không ngoài góp một phần nhỏ vào việc dịch thuật, đồng thời cống hiến cho quí Tôn Đức Tăng ni cùng quí Phật tử một bản Trung Luận yếu giải rất sâu sắc nhưng linh động giản dị, mạch lạc dễ hiểu.

Chúng tôi cũng có đọc qua một số bản dịch Trung Luận, các dịch giả ấy chỉ giảng lược qua mỗi phẩm mà không giải thích rõ từng bài tụng, ở đây Ngài Trí Dụ giải rõ từng bài tụng, mỗi bài tụng nêu lên từng ý nghĩa rõ ràng, từ đó mà người đọc có thể lãnh hội được yếu lý của nguyên tác, đây là chỗ đặc thù của một  bản dịch.

Tuy nhiên, dù có cẩn thận suy xét từng câu của mỗi bài tụng qua lời yếu giải, nhưng khi dịch chắc chắn rằng không sao tránh khỏi những chỗ sai lầm, ngộ nhận. Kính mong Chư Tôn Đức cùng các bậc thức giả, chỉ dạy cho những điểm sai sót, hầu mong dịch phẩm được hoàn chỉnh hơn, là điều kỳ vọng của người dịch.

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát

 PL. 2544 – 2000 –Quý thu Canh Thìn

 Giải Minh cẩn chí!

 

MỤC LỤC

 Gồm 27 phẩm (từ phẩm thứ I – phẩm thứ XXVII)

Tựa                                                                                                                

Trung Luận cùng Bát Nhã                                                                              

Tóm lược                                                                                                       

Quán nhân duyên – Phẩm đệ nhất                                                                 

Quán khứ lai – Phẩm đệ nhị                                                                            

 Quán lục tình – Phẩm đệ tam                                                                          

Quán ngũ âm – Phẩm đệ tứ                                                                             

 Quán lục chủng – Phẩm đệ ngũ                                                                      

 Quán nhiễm nhiễm – Phẩm đệ lục                                                                  

 Quán Tam Tướng – Phẩm đệ thất                                                                   

Quán Tác, tác giả - Phẩm đệ bát                                                                     

Quán Bổn Trụ - Phẩm đệ cửu                                                                         

Quán Nhiên, khả nhiên – Phẩm đệ thập                                                                     

Quán Bổn Tế - Phẩm đệ thập nhất                                                                  

Quán Khổ - Phẩm đệ thập nhị                                                                         

Quán Hạnh – Phẩm đệ thập tam                                                                     

Quán Hiệp – Phẩm đệ thập tứ                                                                         

Quán Hữu vô – Phẩm đệ thập ngũ                                                                  

Quán phược giải – Phẩm đệ thập lục                                                             

Quán nghiệp – Phẩm đệ thập thât                                                                   

Quán pháp – Phẩm đệ thập bát                                                                       

Quán thời – Phẩm đệ thập cửu                                                                        

Quán nhân quả - Phẩm đệ nhị thập                                                                 

 Quán thành hoại – Phẩm đệ nhị thập nhất                                                                  

Quán Như Lai – Phẩm đệ nhị thập nhị                                                                       

Quán Điên Đảo – Phẩm đệ nhị thập tam                                                                    

Quán Tứ Đế - Phẩm đệ nhị thập tứ                                                                 

 Quán Niết Bàn – Phẩm đệ nhị thập ngũ                                                                     

Quán Thập Nhị Nhân Duyên – Phẩm đệ nhị thập lục                                                

Quán Tà Kiến – Phẩm đệ nhị thập thất                                                                       

                                                         ooOoo

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Tăng Triệu và Tánh Không Học Đông Phương
Tăng Triệu và Tánh Không Học Đông Phương
Tân Duy Thức Luận
Tân Duy Thức Luận
Thập mục ngưu đồ tụng
Thập mục ngưu đồ tụng
Lược giải kinh Pháp Hoa
Lược giải kinh Pháp Hoa
Tìm Hiểu Kinh Bốn Mươi Hai Chương
Tìm Hiểu Kinh Bốn Mươi Hai Chương
Ngũ uẩn vô ngã
Ngũ uẩn vô ngã
Phật Học phổ thộng quyển 3
Phật Học phổ thộng quyển 3
Phật Học phổ thộng quyển 2
Phật Học phổ thộng quyển 2
Phật Học phổ thộng quyển 1
Phật Học phổ thộng quyển 1
Pháp Hoa kinh thông nghĩa
Pháp Hoa kinh thông nghĩa
Thủ Lăng Nghiêm năm mươi hiện tượng ấm ma
Thủ Lăng Nghiêm năm mươi hiện tượng ấm ma
Vô ngã là Niết bàn
Vô ngã là Niết bàn