THƠM NGÁT HƯƠNG LAN
KIÊN CHÂU-NHƯ THỦY-HẠNH ĐOAN dịch
NXB PHƯƠNG ĐÔNG
LỜI TỰA
Việc biên soạn cuốn “Hư Vân Hòa Thượng Niên Phổ” được chia làm ba thời kỳ. Kỳ một là năm quý Tỵ, kỳ hai là năm Đinh Dậu, kỳ ba là năm Kỷ Hợi (nghĩa là sau khi Sư đã viên tịch). Quyền này biên xong tạm xem như toàn bộ cuốn Hư Vân Niên Phổ được hoàn thành đầy đủ.
Mùa Xuân năm Nhâm Thìn (1952), sau biến sự ớ Vân Môn. Sư bị trọng thương, hôn mê bất tỉnh, dẫn đến bệnh nguy kịch, mắt không thấy, tai không nghe, nói năng phát âm…đều khó khăn. Các đệ tử sợ tình hình chuyển biến xấu, nên khi Sư tỉnh dậy, họ đồng khẩn khoản van nài Sư thuật lại những chuyện bình sinh và gấp rút chuẩn bị việc biên Niên Phổ, lo sưu tập các bản nháp viết tay, kết thành sách…mật giao cho Sầm Học Lữ biên tập, Song ở Hương Cảng thiếu phần tham khảo, nên phải nhờ Tùng Lâm các nơi phụ đóng góp tài liệu rất nhiều. Về Pháp ngữ và chuyện đời Sư, phần nhiều là do các đệ tử Sư trong lúc thân cận được nghe, đã ghi lại, cất để dành rồi gởi đến. Những sự thật trọng yếu trong Niên Phổ và các tài liệu chưa công bố…thảy đều do đích thân Sư viết hoặc kể, nên mới gọi đây là bản Niên Phổ Tự Thuật.
Cuốn Niên phổ này kỳ 1, kỳ 2 đều đã được in ra. Tất cả là 3 bản. Bản đầu tiên in vào mùa xuân Quý Rỵ, chưa đầy mấy tháng, tạo nên tiếng vang lớn. Thế là giữa mùa thu, lại tái bản, là bản in lần hai. Nhưng do phát hiện trong sách có nhiều chỗ sai sót, nên phải đem bản in này trình Sư giám định. Song do quan san cách trở, thư từ bấp bênh, liên lạc bất tiện, buộc lòng tôi phải tách quyển Niên Phổ ra, chia thành nhiều phần gửi cho người bạn ở Thượng Hải đem tới núi Vân Cư (Giang Tây) trình cho Sư xem. May được Sư đề mất tới, Ngài lịnh cho thị giả chỉnh lại những chỗ sai. Thế là tháng Tám năm Bính Thân, khi người mang về tới chỗ tôi thì sách đã được duyệt 4 năm rồi. Tôi cũng đem những tư liệu có được sau này, biên ráp thêm vào. Đến tháng 7 năm Đinh Dậu thì cho tiến hành in (tức là bản in lần 2 đã được hiệu đính chỉnh sửa giờ cho ấn hành), gọi là bản thứ Ba. Hai năm sau, vào mùa Đông năm Kỷ Hợi (một tháng trước khi Sư viên tịch). Tôi đã bổ sung thêm vào những bản thảo đã thất lạc, cùng các pháp ngữ gần đây của Sư (do chư đệ tử sưu tập, hoặc tự viết gửi đến, trong có những lời chia biệt lưu luyến và sự khích lệ trang trọng)…Hi vọng cuốn sách này, có thể tạm làm cửa vào cho quý vị, giúp mọi người nếm được pháp vị.
Quyển sách nỳ được biên rất chân thật, không khoa trương. Những chỗ văn rườm rà, đứt quãng rời rạc…tơi đều chỉnh lại. Chuyện thêu dệt hay phóng đại…quả tình không có. Tuy đã được kết tập thành sách song phần phát tán, lạc mất cũng khá nhiều. Muốn bổ khuyết, chấp lại những rơi rớt…xin để ngày khác. Xưa, nhờ thời bình, buông bút chẳng hạn cuộc vần điệu, chẳng ngại năm tháng xa xôi. Cứ thong dong mà viết, kể…và cất trong danh sơn. Nhưng bây giờ ở thời loạn ly, nếu giữ gin cẩu thả, e làm mai một ánh sáng của trời người – Bởi việc thu thập, tích cóp được từng giọt pháp nhũ rất là khó khăn…
Học Lữ vâng lịnh Sư biên tập, thật chẳng biết tự lượng… rất mong được tha thứ, xin các bậc Đại đức trong bốn biển chỉ giáo những chỗ sai. Mong pháp được truyền lưu khắp pháp giới, độ vô tận chúng sinh.
Trung thu năm Tân Sửu
Sầm Học Lữ (Khoan Hiền) kính cẩn viết tựa
MỤC LỤC
Lời đầu sách
LỜI TỰA
CHƯƠNG 1 CHÀO ĐỜI
CHƯƠNG 2 CẦU ĐẠO
CHƯƠNG 3 BÁI HƯƠNG
CHƯƠNG 4 DU NGOẠN
CHƯƠNG 5 NGỘ ĐẠO
CHUONG 6 HÀNH ĐẠO, ĐỘ SINH
CHƯƠNG 7 NHẬP DIỆT