Tìm Sách

Giảng Luận >> Hạnh đức của Bồ tát Phổ Hiền


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Hạnh đức của Bồ tát Phổ Hiền
  • Tác giả : Lệ Như Thích Trung hậu
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 286
  • Nhà xuất bản : NXB Tổng Hợp TP. HCM
  • Năm xuất bản : 2012
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 12100000010347
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

HẠNH ĐỨC CỦA BỒ TÁT PHỔ HIỀN

LỆ NHƯ THÍCH TRUNG HẬU

NXB TỔNG HỢP TP.HCM

 

LỜI NÓI ĐẦU

Có lẽ phần đông Phật tử VN đầu biết đến Ngài Phổ Hiền qua các tranh tượng Tam Tôn thường được gọi là Thích Ca Tam Thánh hay Hoa Nghiêm Tam Thánh, trong đó Đức Thế Tôn ở giữa, bên phải Ngài là Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng cầm hoa sen, bên trái Ngài là Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử cầm gươm báu. Ý nghĩa về Bồ Tát Phổ Hiền được kinh điên Đại thừa triển khai rất rộng rãi và súc tích. Ngài xuất hiện trong các kinh như Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm, Kim Cang Đảnh, Bi Hoa, Địa Tạng, Mạn-đà-la Bồ tát, Quán Thế Âm Bồ tát…và được giải bàn ý nghĩa trong rất nhiều sớ luận.

Nói đến Bồ tát Phổ Hiền là nói đến Đức hạnh, sự tu hành tinh tấn, giói luật nghiêm minh, mười hạnh nguyện của Ngài gồm trong việc xưng tán Phật, tu hạnh cúng dường, sám hối nghiệp chướng, tùy hỷ công đức, thuyết pháp độ sanh, thỉnh Phật trụ thế, theo Phật mà tu học, tùy thuận ý chí của chúng sanh, mà hồi hướng công đức cho chúng sanh. Đại nguyện của Ngài có thể là đại nguyện của chư Bồ Tát nói chung, biểu hiện cho giới đức, cho sự tinh tấn tu tập, đưa giáo pháp của Đức Phật đến với mọi chúng sanh, cho đến khi cùng với mọi chúng sanh được giải thoát tối hậu Niết-bàn. Trong Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện, Đức Phật dạy về hạnh nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền như sau: “ Các ông nghe hạnh nguyện vương  mà chớ sanh lòng ngờ, phải nên chân thật nhận lấy, nhận rồi nên đọc, đọc rồi nên tụng, tụng rồi nên trì,  cho đến biên chép, nói rộng cho người. Những người ấy trong một niệm, tất cả hạnh nguyện đều được  thành tựu, đạt đuộc khối thước vô lượng vô biên, có thể ở trong biển khổ phiền não lớn cứu vớt chúng sanh, khiến họ xuất ly,  đều đãng sanh thế giới Cực Lạc của Phật A-Di-đà”. Tin theo lời Phật, chúng ta tin và hành theo Bồ tát Phổ Hiền, đặc biệt là sự nỗ lực trì tụng và thực hành với mức độ khả dĩ tối đa theo mười hạnh nguyện của Ngài.

Văn Thù là trí đứa, Phổ Hiền là hạnh đức. đó chỉ là một cách phân biệt hai khía cạnh của cùng một thể tính tuyệt đối, cái tâm sáng suốt tư diệu bất tư nghì. Cho nên Phổ Hiền hay Văn Thù vẫn là một trong thể tính. Phổ Hiền là tam-muội tự tại, Văn thù là bát-nhã tự tại, Tam Muội là thiền định, Bát nhã là trí tuệ. Thiền định là tất yếu của trí tuệ. Thiền định rốt ráo là trí tuệ. Trí tuệ là kết quả của Thiền định. Tu định đề có tuệ, tu Tuệ thì không thể không có định. Chẳng qua đây chỉ là tạm phân biệt giữa Hành (Phổ Hiền) và Chứng (Văn Thù) để rõ nghĩa cái công năng và kết quả tu tập. Do đó, mà ta thường thấy các ảnh tượng minh họa Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng, cầm hoa sen, voi trắng chỉ cho sức mạnh của tu tập, hoa sen chỉ cho sự tinh ròng của đức hạnh. Nhưng voi trắng còn tượng trưng cho sự thắng vượt, hoa sen cũng mang một ý nghĩa trí tuệ viên mãn.

Lại nữa, tượng Tam Tôn còn biểu hiện cho Tam Bảo. Đức Phật ở giữa (Phật); Bồ tát Phổ Hiền bên phải ngài là Hạnh, tức sự tu hành (Tăng); Bồ Tát Văn Thù bên trái, ngài biểu hiện cho Trí, tức công năng của Phật  pháp (Pháp). Mỗi chi phần của tam Bảo đều mang tính chất của hai chi phần kia, nên có thể nói Tam Bảo là một. Và hình ảnh của Phổ Hiền cũng chính là hình ảnh của Tam Bảo vậy.

Cuốn sách nhỏ này, “Hạnh đức của Bồ tát Phổ Hiền” là một sưu tập tài liệu căn bản về Bồ Tát Phổ Hiền. Chúng tôi lựa chọn một số bài viết ngắn về Ngài cùng với vài giảng luận công phu của vài vị tôn túc. Mục đích của chúng tôi là góp phần nhỏ nhoi vào việc khuyến tu trau dồi đức hạnh theo gương cư Bồ Tát Đại Sĩ, đặc biệt là Ngài Phổ Hiền, để những người con Phật, chúng ta cùng nhau thăng tiến tâm linh, vững vàng trên Phật đạo.

Nhân đây, chúng tôi xin chân thành tri ân Chư tôn Thiền đức, quý vị Cư sĩ có bài viết mà chúng tôi đã trích đăng trong cuốn sách này.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin cám ơn Giáo sư Cao Huy Thuần đã đọc và viết lời giới thiệu, Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn đã đọc và góp ý cho tập sách.

Những tình cảm ấy xin hồi hướng theo hạnh nguyện Phổ Hiền.

Chùa Linh thái, TP. HCM

Mạnh Xuân Nhâm Thìn 2012, Phật lịch 2555.

Lệ Như Thích Trung Hậu

MỤC LỤC

Lời giới thiệu

Lời nói đầu

Chương một

Khái quát về Bồ Tát Phổ Hiền

1.     Theo từ điển Phật học

2.     Theo Phật Quang Đại Từ Điển

3.     Theo Phật học Tự Điển Huệ Quang

4.     Theo Phật học Tự Điển (Đinh Phúc Bảo)

5.     Theo Phật học tự Điển (Đoàn Trung Côn)

6.     Theo một số định nghĩa qua sách báo Anh ngữ

 

Chương hai

Sự tích  Bồ tát Phổ Hiền qua một số nhà nghiên cứu

1.     Bồ tát Phổ Hiền

2.     Bồ Tát Phổ Hiền qua kinh điển Đại Thừa

3.     Bổ tát Phổ Hiền – Vì trợ duyên giáo hóa đắc lực  nhất cho đức Thích Ca và có duyên sâu nặng với chúng sanh

4.     Tiền thân của Bồ Tát Phổ Hiền

5.     Về Bồ tát Phổ Hiền

6.     Bồ tát Phổ Hiền là đấng Phá mê Khai ngộ

7.     Bồ tát Phổ Hiền theo kinh Bi Hoa

Chương ba

Bồ tát Phổ Hiền qua các Kinh

I-    Kinh Pháp Hoa

1.     Phẩm khuyếtphát của Bồ tát Phổ Hiền (HT Trí Quang)

2.     Phẩm khuyết phát của Bồ tát Phổ Hiền (HT Tuyên Hóa)

II-     Kinh Hoa Nghiêm

1.     Phẩm hạnh nguyện Phổ Hiền

2.     Phẩm Phổ Hiền Đại sĩ hạnh nguyện

III-   Kinh Viên Giác

1.     Bồ tát Phổ Hiền (HT Thiện Hoa)

2.     Bồ tát Phổ Hiền ( HT Trí Quang)

IV-   Kinh Địa Tạng

Ngài Phổ Hiềnhỏi Ngài Địa tạng về Địa Ngục

Phụ lục 1

Đạo tràng của Bồ tát Phổ Hiền ở núi Nga Mi

Phụ lục 2

Quyến thuộc của Bồ tát Phổ Hiền trong một tiền kiếp

Phụ lục 3

Một số hình ảnh của Bồ Tát Phổ Hiền

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Tổng luận về việc học Phật
Tổng luận về việc học Phật
Truyền tâm pháp yếu giảng giải
Truyền tâm pháp yếu giảng giải
Tâm lý đạo đức (Quyển 3)
Tâm lý đạo đức (Quyển 3)
Mười điều biện ma
Mười điều biện ma
Phật giáo chính tín
Phật giáo chính tín
Tâm lý đạo đức (Quyển 2)
Tâm lý đạo đức (Quyển 2)
Mười bài giảng Kinh Bát Đại Nhân Giác
Mười bài giảng Kinh Bát Đại Nhân Giác
Phật pháp tinh yếu
Phật pháp tinh yếu
Giúp người học Phậr
Giúp người học Phậr
3 ngày luận đạo
3 ngày luận đạo
Chánh Pháp Giải thoát
Chánh Pháp Giải thoát
Mấy điệu sen thanh
Mấy điệu sen thanh