Tìm Sách

Giảng Luận >> Chú Lăng Nghiêm giảng giải Đệ I


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Chú Lăng Nghiêm giảng giải Đệ I
  • Tác giả : HT. Tuyên Hóa
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 479
  • Nhà xuất bản : NXB Tổng Hợp TP. HCM
  • Năm xuất bản : 2012
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 12100000010194
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

 CHÚ LĂNG NGHIÊM GIẢNG GIẢI

 HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA

NXB TỔNG HỢP TP.HCM

 

DẪN NHẬP

Chú Lăng Nghiêm là Chú quan trọng nhất, hơn hết thảy trong các Chú, bao gồm hết thảy thể chất và diệu dụng của Phật pháp. Chú này chia làm 5 bộ: Kim Cang bộ, Bảo Sinh bộ, Liên Hoa bộ, Phật bộ, và Nghiệp bộ. năm bộ kinh này thuộc về 5 phương:

1.     Kim Cang bộ: thuộc về phương Đông, Đức Phật A Súc là chủ

2.     Bảo Sinh bộ: thuộc về phương Nam, Phật Bảo Sinh là chủ

3.     Phật bộ: thuộc về chính giữa, Phật Thích Ca Mâu Ni là chủ

4.     Liên Hoa bộ: thuộc về phương Tây, Phật A Di Đà là chủ

5.     Nghiệp bộ: thuộc về phương bắc, Phật thành Tự là chủ

Nếu trên thế gian này không còn người nào tụng Chú Lăng Nghiêm, thì Ma Vương sẽ xuất hiện. Nếu còn một người trì tụng, thì thiên ma Ba Tuần không dám xuất hiện. Vì chúng sợ nhất là Chú Lăng Nghiêm. Chúng muốn tiêu diệt nhất là Chú Lăng Nghiêm. Khi Phật pháp bắt đầu hoại diệt, thì Chú Lăng Nghiêm sẽ mất trước nhất, kể cả kinh Lăng Nghiêm. Lúc đó thiên ma Ba Tuần sẽ xuất hiện hoành hành đầy rẫy khắp nơi. Lúc ấy sẽ không còn trời đất, không có Phật, chúng tuyệt đối chẳng sợ gì. Cho nên tôi khuyên mỗi người Phật tử, (tại gia, và xuất gia) học thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm và trì tụng mỗi ngày, đây chính là hộ pháp, và khiến cho Phật pháp tồn tại lâu dài, đừng xem thường không có ý nghĩa và quan hệ gì. Hiện tại ở đây chỉ có mấy chục người nghe giảng Chú Lăng Nghiêm, nhưng chính mấy chục người này đã giữ chân bọn thiên ma, khiến chúng hoảng sơ khi đề cập đến Chú này.

Tôi đã nghiên cứu Phật pháp nhiều năm, không dám nói là hoàn toàn hiểu biết hết Chú Lăng Nghiêm và Chú Đại Bi, nhưng bạn không thể nói tôi hiểu biết nhiếu, cũng không thể nói tôi hiểu biết ít.

Có một lần đệ tử tôi nói: “Chú Lăng Nghiêm thật là làm cho con bối rối, không cách chi con học và nhớ được” đừng nhìn biển mà thở dài, đừng nghĩ Chú như biển cả, mà ra vẻ bạn không khi nào học thuộc nó. Tôi chỉ cho bạn một phương pháp. Đừng có học hết một lần, mà phải học từng câu, từng hàng, từng hàng. Khi bạn học thuộc câu đầu thì học câu kế tiếp. Nếu chưa thuộc câu đầu thì đừng học câu kế tiếp. Ví dụ đọc câu “ Nam Mô Tát Đát Tha tô Già Đa da a La Ha Đế tam miệu tam Bồ Đà Tỏa…”, đọc đi đọc lại đến khi bạn thuộc lòng, nhắm mắt lại đọc thuộc trôi chảy, thì bạn hãy học thuộc câu kế tiếp. Nếu bạn tham học hết một lần, thì bạn không thể nào nuốt chửng một lần được. Đừng học hết một lần, đó cũng như là muốn ăn hết một lần hết cả con bò. Học Chú phải từng chút, chầm chậm rồi nghĩ: “Nước nhiều quá làm sao tôi có thể uống hết được”. Mặc dù Chú Lăng Nghiêm rất dài, nếu bạn tịnh tâm thì sẽ học được. Nếu ai muốn xuất gia với tôi thì phải học thuộc Chú Lăng Nghiêm và Chú Đại Bi. Nếu không, tôi sẽ không nhận làm đệ tử.

Nếu bạn học thuộc Chú Lăng Nghiêm thì tôi công nhận bạn thành tâm một mức nào đó. Tại Trung quốc thường thường học Chú Lăng Nghiêm phải mất 6 tháng. Váo mùa hè có một đệ tử của tôi không ăn, không ngủ để học Chú Lăng Nghiêm, đó là biểu hiện của sự thành tâm, để bụng đói thì dễ học thuộc.

Tất cả các pháp đầu là pháp diệu, tôi giảng chữ “Pháp diệu” phải mất nhiều ngày, nhưng sự giảng của tôi không sao sánh được với Trì Giả Đại Sư. Ngài giảng một chữ “diệu”, phải mất 90 ngày, cảnh giới pháp diệu vượt ra ngoài tính toán phân biệt. Muốn học thuộc Chú Lăng Nghiêm đừng rơi vào tính toán phân biệt, càng phân biệt thì bạn càng khó học, càng tính toán thì càng không hiểu. Đừng nghĩ: “tại sao tôi không thể học Chú này? “ Đừng nghĩ gì hết! mà phải đọc tụng như là bổn phận và trách nhiệm của bạn. Đừng học với sự vọng tưởng phân biệt so lường.Phân biệt là thức thứ 6, tính toán là riêng về thức thứ 7. kinh Lăng Nghiêm mà chúng ta đọc là do nguyên nhân vấn đề của Ngài A Nan. Tại sao? Vì Ngài chú tâm việc học mà coi nhẹ việc tu định. Nêu bạn muốn thâm nhập Chú Lăng nghiêm, thì bạn phải trừ khử sạch sự tính toán và phân biệt. Đừng dùng thức để học Phật pháp, mà dùng chân tâm, đó mơi chính là diệu pháp.

 

                                        Hòa  Thượng Tuyên Hóa

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Tổng luận về việc học Phật
Tổng luận về việc học Phật
Truyền tâm pháp yếu giảng giải
Truyền tâm pháp yếu giảng giải
Tâm lý đạo đức (Quyển 3)
Tâm lý đạo đức (Quyển 3)
Mười điều biện ma
Mười điều biện ma
Phật giáo chính tín
Phật giáo chính tín
Tâm lý đạo đức (Quyển 2)
Tâm lý đạo đức (Quyển 2)
Mười bài giảng Kinh Bát Đại Nhân Giác
Mười bài giảng Kinh Bát Đại Nhân Giác
Phật pháp tinh yếu
Phật pháp tinh yếu
Giúp người học Phậr
Giúp người học Phậr
3 ngày luận đạo
3 ngày luận đạo
Chánh Pháp Giải thoát
Chánh Pháp Giải thoát
Mấy điệu sen thanh
Mấy điệu sen thanh