Tìm Sách

Giảng Luận >> Kinh Kim Cang Tông Thông


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Kinh Kim Cang Tông Thông
  • Tác giả : Cưu Ma La Thập
  • Dịch giả : Thích Nữ Tuệ Đăng
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 316
  • Nhà xuất bản : Phương Đông
  • Năm xuất bản : 2009
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 1210000008699
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

KINH KIM CANG TÔNG THÔNG

Tông thông: TĂNG PHỤNG NGHI

Việt dịch: THÍCH NỮ TUỆ ĐĂNG

NXB PHƯƠNG ĐÔNG

DUYÊN KHỞI

Trí Phật sâu xa, bậc thông thái  cũng không thấy đến chỗ tột cùng. Lời Phật nhiệm màu, bọn tầm thường đâu thế nào biết được manh mối. Ngài Không Sinh nói: “Vô thuyết”, Trời Đế Thích rải hoa, mối nghi thầm ném bỏ. Ngài Vô Trước lên cung trời Đâu Suất nghe Kinh, vậy mà phân chia bộ loại vẫn còn sai. Thế mới biết Bát-nhã vô biên và chỉ nhận Kim Cang là bậc nhất. Nghiên cứu tận tường không phải là dễ, người tin nhận được cũng thật là hiếm có.

May thay! Có kệ diễn bày của đấng Từ Tôn (Di Lặc) đủ làm chuẩn mực. Mừng thay! Được Tụng cử dương của Phó Đại sĩ gõ nhịp hát xướng hợp nhau. Bồ tát Công Đức Thí ở Tây Càn (Ấn Độ) soi sáng rõ ràng Lý  Không, Giả, San Định Ký của Ngài Trường Thủy (Tư Tuyền) được nêu quy tắc hợp nhất  các dị bản của kinh này, đều là hỗ trợ, Bồ tát Thiên thân mổ xẻ hai mươi bảy điều nghi để rồi đoạn trừ sạch hết.

Phụng Nghi tôi  thẹn mình sở học chưa đến chỗ chuyên tinh, kiến thức nhờ vào sự học hỏi rộng khắp. Mùi đạo khiến đẹp tấm lòng dường như hợp với sở thích đời trước. Thiền duyệt làm vui tuổi già có lẽ do chẳng quên nhân duyên quá khứ.

Nay gặp nhằm thời buổi đấu tranh, tôi mạnh dạn đưa ra ý kiến hòa đồng, cho rằng Tông tức Giáo thì nói thao thao, nói mãi đều thuộc ngôn thuyên, Giáo tức Tông thì Như Lai Thiền, Tổ Sư Thiền đều phải tự nhiên mất hết, tiêu dung về tự kỷ. Giơ cành hoa đâu khác gì đưa ngữ cú. Triệt ngộ mé bên kia rồi thì sở kiến sở văn đâu khác. Vậy thì Tông thông chính là chìa khóa mở kinh và Thuyết thông cũng là cửa nẻo vào Ngộ. Chướng ngại đầu viên dung, chân như liền hiển hiện. Đến như Ngài La Thập phiên dịch Kinh này đã biểu hiện đáng tin bằng cái lưỡi trà tỳ không cháy. Minh chúa  theo điềm linh dị ấy, xuống chiếu cho khắc vào bia. Một đoạn huệ mạng của chúng sinh nhờ đó  được dài thêm. Cho đến “sắc kiến thanh cầu” còn lưu lại bài kệ 4 câu “như lộ như điện” còn thiếu ba dụ so với bản dịch đời Đường. Kệ luận đã có chứng cứ rõ ràng thì văn kinh đâu được thiếu sót. Vì thế tôi tham khảo bản dịch đời Đường để có cái nhìn đầy đủ. Do đó tôi giải thích lại lời kệ kèm vào cuối sách!

Vừa rồi, do cha tôi bất chợt qua đời, hàng ngày tôi tụng kinh Kim Cang và nghiên cứu tìm hiểu lúc ở tại nhà mồ, rồi biên tập lại thành bộ sách này. Mong được chút ân mưa móc, ngõ hầu thấm nhuận vào nấm xuo9ng7 khô. Nương nhờ Kim cang để giấu hình  hài,  còn như trông mong là hang Thanh Lương thì tôi đâu dám! Tình cờ tên núi tương tự với nhau, lại nhờ sức huân của Bát-nhã nên Pháp và địa đều  linh, kẻ mất người còn mãi mãi đều được nhờ cậy.

Kính đem khắc bản rộng rãi lưu thông, nếu có ai thủ chứng vô sinh thì tôi vô cùng trân trọng  tri ân.

Núi Nam Nhạc, Kim Giáo

Tăng Phụng Nghi tự Thuấn Trung

Kính đề

 

MỤC LỤC

·        Kinh Kim Cang Tông thông Duyên Khởi

·        Kim Cang bát nhã Ba La Mật Đa Tông Thông

I.     Đoạn nghi vì cầu tướng hảo Phật nên thực hành bố thí trụ tướng

II.     Đoan nghi không tin sâu nhân quả

III.    Đoạn nghi vô tướng thì làm sao đắc, làm sao thuyết

IV.    Đoạn nghi thanh văn đắc quả là thủ chứng

V.     Đoạn nghi thích ca, nhiên đăng, có thủ chứng có thuyết pháp

VI.    Đoạn nghi trang nghiêm cõi Phật trái với chẳng thủ

VII.    Đoạn nghi thọ được báo thân là có thủ đắc

VIII.   Đoạn nghi thọ trì giảng thuyết chưa thoát khỏi khổ

IX.      Đoạn nghi này chứng vô thể chẳng phải nhân

X.       Đoạn nghi chân như có đắc, có bất đắc

XI.      Đoạn nghi trụ tu hàng phục là ngã

XII.     Đoạn nghi Phật chân có bồ-tát

XIII.   Đoạn nghi không nhân thì không có Phật pháp

XIV.     Đoạn nghi không có người hóa độ chúng sinh, trang nghiêm cõi Phật

XV.     Đoạn nghi chư Phật chẳng thấy các pháp

XVI.     Đoạn nghi phước đức sánh với tâm điên đảo

XVII.  Đoạn nghi vô vi đâu có tướng hảo

XVIII.   Đoạn nghi không có thân lấy gì thuyết pháp

XIX.     Đoạn nghi không có pháp thì làm sao tu chứng

XX.      Đoạn nghi sơ thuyết  vô ký chẳng phải nhân

XXI.     Đoạn nghi bình đẳnglàm sao độ chúng sinh

XXII.     Đoạn nghi lấy tướng so sánh để biết chân Phật

XXIII.     Đoạn nghi Phật quả chẳng liên quan đến phước tướng

XXIV.      Đoạn nghi hóa thân xuất hiện thọ tướng phước bảo

XXV.    Đoạn nghi pháp thân, hóa thân là một hay là khác

XXVI.   Đoạn nghi hóa thân thuyết pháp không có phước

XXVII.   Đoạn nghi nhập niết bàn làm sao thuyết pháp

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Nghiêm Huấn Tùng Lâm
Nghiêm Huấn Tùng Lâm
Lão Học
Lão Học
Kim Cang giảng luận
Kim Cang giảng luận
Kinh Phạm Võng - Lược giảng nghi thức tụng Bồ Tát giới
Kinh Phạm Võng - Lược giảng nghi thức tụng Bồ Tát giới
Duy Thức học
Duy Thức học
Thực hành như thế nào để có được cuộc đời ý nghĩa
Thực hành như thế nào để có được cuộc đời ý nghĩa
Những Gì Đức Phật Đã Dạy
Những Gì Đức Phật Đã Dạy
Đức Phật Của Chúng Ta
Đức Phật Của Chúng Ta
Bát Nhã Ba La Mật Kinh trực chỉ đề cương
Bát Nhã Ba La Mật Kinh trực chỉ đề cương
Mười hạnh Phổ Hiền trong kinh Hoa Nghiêm
Mười hạnh Phổ Hiền trong kinh Hoa Nghiêm
Kim Cang quyết nghi & Tâm kinh trực thuyết
Kim Cang quyết nghi & Tâm kinh trực thuyết
Kinh A Di Đà sớ sao
Kinh A Di Đà sớ sao