Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> Phật Giáo Trung Quốc


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Phật Giáo Trung Quốc
  • Tác giả : Trần Quang Thuận
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 659
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2008
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 1210000008423
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC

TRẦN QUANG THUẬN

NXB TÔN GIÁO

LỜI NÓI ĐẦU

Phật giáo  truyền vào Trung quốc  từ đời vua Ai Đế (6TCN) cuối đời Tiền Hán, nhưng Văn học Phật giáo thời Hậu Hán mới dần dần xuất hiện. Kinh Tứ Thập Nhị Chương là một bộ kinh đầu tiên được hai ngài Ca Diếp Ma Đằng và  Trúc Pháp Lan dịch sang tiếng Trung Hoa vào đời vua Minh Đế (58 scn). Suôt thời gian gần 200 năm từ thời Minh Đế nhà Hậu Hán  đến đời Huệ Đế nhà Tây Tấn ( ( 290), chư Tăng hoằng truyền đạo Phật tại Trung Quốc chuyên dịch kinh sách. Người Hán tin Phật đầu tiên Sở là Vương, anh em khác mẹ của Minh Đế. Người Hán đầu tiên xuất gia góp phần dịch kinh sách là Nghiêm Phật Điều. Người thọ giới Cụ túc (Tỳ kheo) đầu tiên là Chu Sĩ Hành. Ngôi chùa đầu tiên là Bạch Mã Tự tại Lạc Dương, tình Hà Nam. Người dịch kinh nổi tiếng nhất là Cưu Ma La Thập (344-413), lấy kinh thành Tràng An làm trung tâm hoằng đạo miền Bắc, giữ chức Quốc sư, ngài Tuệ Viễn (344-416) chủ trương Sa Môn Bất bái Quốc Vương, lãnh đạo Phật giáo phương Nam, lấy núi lư Sơn u tịch làm trung tâm tu học, nghiêm trì giới luật, cảm hóa vua quan Nam Triều, Chu Sĩ Hằng đời Tam quốc là người đầu tiên đến Ấn Độ cầu pháp, đến đời Đông Tấn những vị sư nổi tiếng đi Ấn Độ học đạo là ngài Pháp Hiển, Trí Nghiên và Bảo Vân. Giáo đoàn Phật giáo Trungn Hoa  trưởng thành dưới đời Đông Tấn; vào thời Tây Tấn  số lượng tăng ni chỉ có 3.700 vị sống trong 180 ngôi chùa. Đến đời Đông Tấn, tăng ni lên đến 24.000, chùa cảnh 1.768 ngôi  chưa kể Phật giáo ở phương Băc. Giáo đoàn của ngài Phật Đồ Trừng, Thích Đạo An, Cưu Ma La Thập và Tuệ Viễn  là quan trọng hơn cả. Vị vua mộ đạo nhất của Trung Hoa là Lương Võ Đế (502-547).

Để có thể điều hành tăng chúng ngày càng đông một cách có hiệu quả, ngài Đạo an tập ba phương thức căn bản để chúng tăng dựa vào đó mà hành trì: 1/ Hành hương, tọa thiền; 2/ Sáu công phu; 3/ Sám hối, Bồ tát. Ngài Tuệ Viễn lập Bạch liên Xã dựa vào 3 quy chế: 1/ Pháp Xã Tiết Độ Tự; 2/ Ngoại Tự tăng Tiết Độ Tự; 3/ Tỳ kheo Ni Tiết độ Tự. Ngoài ra còn đặt các chức chưởng như Đại Thống hay Sa Môn Thống, Tăng Chính, Duyệt Chúng, Tăng Lục. tại Quận, huyện có Quận Thống hay Duy Na để điều khiển và lãnh đạo chúng tăng. Tại mỗi chùa có vị Thượng tọa làm chủ chùa, các chức vụ Duy Na, Tự Vụ v.v… để điều hành công việc chùa. Giáo đoàn Phật giáo từ nam Bắc Triều , qua đời Tùy và về sau tuy được các triều đình nâng đỡ, nhưng đồng thời bị đặt trong vòng kềm tỏa của  các vương triều . Vì muốn vượt ngoài vòng cương tỏa của các vua quan, ngài Tuệ Viễn chủ trương Sa Môn Bất Bái Quốc Vương. Tinh thần độc lập đáp ứng nhu cầu thời đại này vể sau trở thành đặc tính tự cao, tự đại của một số tăng ni, làm mất ý nghĩa nguyên thủy và làm cách biệt giữa hàng Tăng già  và Cư sĩ.

Để có thể bảo tồn kinh sách trong thời mạt pháp, những nhà sư trung Hoa như Tinh Uyển đời Tùy cho khắc Tam Tạng kinh điển vào đá ở núi Phong Sơn gọi là Phong Sơn Thạch Kinh và danh tăng Linh Dụ đời  đời Bắc Tề khắc kinh vào đá ở núi Bảo Sơn, tỉnh Hà Nam gọi là Bảo Sơn Thạch Kinh.

Lòng thành khẩn cung kính Tam Bảo, biết ơn Tam Bảo đã được thể hiện trên các bức tượng khắc vào đá trong những hang động, như Động Đôn Hoàng (Thiên Phật Động, núi Sa Minh, tỉnh Cam Túc). Động Vân Cương ngoài thành Đại Đồng, tỉnh Tây Sơn; Động Long Môn, núi Long Môn, tỉnh Hà Nam; Động Thiên Long Sơn, và Ương Đường Sơn , tỉnh Sơn Tây.

Phật giáo thời Tây Tấn lấy phiên dịch làm chính, nhưng đến đời Đông Tấn  không những chú trọng phiên dịch  mà còn nghiên cứu phát triển giáo nghĩa, không còn dựa vào danh từ và tư tưởng Lão Trang để giải thích làm tối và làm sai giáo nghĩa Phật đà. Ngài Đạo An là người  tiên phong xử dụng ngôn từ  Phật học để giải thích Phật pháp. Trong thời kỳ này các tông phái Phật giáo Trung Hoa ra đời: tỳ Đàm Tông, dựa vào kinh A Hàm và Tiểu Thừa A Tỳ Đàm, chủ trương Tam Thế thực hữu, Pháp thế hằng hữu của thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ; Đại Thừa Không Tông  dựa vào kinh Bat Nhã chủ trương ngã, pháp đểu không; tam Luận Tông dựa vào ba bộ luận; Trung Luận, Bách Luận và Thập nhị Môn Luận của Đại thừa Phật giáo do Cưu Ma La Thập dịch, chủ trương “phá tà hiển chánh”…

Phật giáo muốn là nhịp cầu, làm gạch nối giữa hai nền văn hóa Đông, Tây như đã làm vào thời Nam Bắc Triều. Phật giáo muốn đóng góp sức mình trong nhiệm vụ lắp bằng hố sâu giai cấp, đển mọi người, mọi thành phần  khi đến với Phật giáo  muốn phục hưng vai trò  trách nhiệm của mình đối với dân, với nước tước đây vào thời nhà Tùy thiết lập Niết bàn Chúng, Đại Luận Chúng, Giảng Luật Chúng, và Thập Địa Chúng với sự huân luyện đặc biệt cho sự hoằng truyền Chánh pháp, hành trì Phật đạo, cho công tác y tế, xã hội phát triển cộng đồng, trồng cây bên đường, làm nhả rẻ tiền cho dân. Phật giáo muốn phục hồi  tinh thần tương duyên để cho người dân nhận rõ hạnh phúc cá nhân gắn liền với hạnh phúc cộng đồng…bao nhiêu hoài bão bao nhiêu  tâm tình nhưng sự băng hoại của Phật giáo Trung Quốc vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 không còn đủ sức chuyên chở thông điệp truyền thống, không đủ sức kháng cự làn sóng văn minh Abraham đang ngự trị  trên đất Trung Hoa và trên toàn thế giới hiện nay. Phật giáo Trung Hoa đang trải qua một giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử Trung Quốc.

                               

MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ

LỞI MỞ ĐẦU

Phần một: PHẬT HÓA TRUNG QUỐC (65-1900)

Chương I : TƯ TƯỞNG VÀ XÃ HỘI TRUNG HOA DƯỚI THỜI HÁN  ( 206 tcn - 220)    

Chương 2: NHỮNG GIAI ĐOẠN CHUYỂN HÓA

Phần hai: CƠ SỞ HÀNH TRÌ VÀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC

Chương 3: CƠ SỞ HÀNH TRÌ: CHỦA CÔNG, CHÙA TƯ, PHÂN VIỆN, HẠ VIỆN

Chương 4: HỆ THỐNG TỔ CHỨC (TỪ ĐẠI ĐƯỜNG KHẨU) – THIÊN  ĐƯỜNG ./ NIỆM PHẬT ĐƯỜNG (ĐẠI HÙNG BỬU ĐIỆN)

Chương 5: HỆ THỐNG TỔ CHỨC II: KHÁCH ĐƯỜNG, TRỊ SỰ   ĐƯỜNG, Y BÁT ĐƯỜNG

Phần ba: NHÂN SỰ

Chương 6: HỆ THỐNG, CẤP BẬC, TUYỂN DỤNG, ĐÀO TẠO

Chương 7: PHƯƠNG TRƯỢNG: QUYỀN HẠN, ĐIỀU KIỆN, CÁCH TUYỂN CHỌN

Chương 8: CHÚNG TĂNG

Chương 9: ĐỜI SỐNG VÀ SỰ NGHIỆP TĂNG SĨ

Chương 10: CƯ SĨ TẠI GIA

Phần bốn: SINH HOẠT PHẬT SỰ

Chương 11: NGHI LỄ CÚNG KÍNH

Chương 12: KINH TẾ TỰ VIỆN

Phần năm: THAY LỜI KẾT

Chương 13: ĐẶC TÍNH TỔ CHỨC VÀ HÀNH TRÌ PHẬT ĐẠO TẠI  TRUNG QUỐC

Phụ lục:

PHỤ LỤC 1: SỐ LƯỢNG TĂNG NI

                  2: SỐ LƯỢNG CHÙA CHIỀN

                  3: 48 CHỨC VỤ TRONG CHÙA

                  4: CAO TĂNG, HỌC GIẢ NGOẠI QUỐC, TRUNG HOA HOẲNG ĐẠO VÀ PHIÊN DỊCH TAM TẠNG RA CHỮ HÁN

                  5: CAO TĂNG NGOẠI QUỐC ĐẾN TRUNG QUỐC HOẰNG ĐẠO ( SẮP THEO QUỐC ĐỘ

DANH TỪ ĐỐI CHIẾU

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN VÀ THAM KHẢO

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Phật học y học
Phật học y học
Phong trào chấn hưng Phật giáo
Phong trào chấn hưng Phật giáo
Tư tưởng chính trị trong Triết học Khổng Giáo
Tư tưởng chính trị trong Triết học Khổng Giáo
Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam cổ và cận đại
Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam  cổ và cận đại
Đại thừa và sự liên hệ Tiểu thừa
Đại thừa và sự liên hệ Tiểu thừa
Triết học Mỹ
Triết học Mỹ
Đặc khảo về dân nhạc ở Việt Nam
Đặc khảo về dân nhạc ở Việt Nam
NHÂN SINH QUAN VÀ THƠ VĂN TRUNG HOA
NHÂN SINH QUAN VÀ THƠ VĂN TRUNG HOA
Trung Quốc từ Mao đến Đặng
Trung Quốc từ Mao đến Đặng
Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp – người Anh Cả
Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp – người Anh Cả
Hồ Chí Minh – Lời Vàng
Hồ Chí Minh – Lời Vàng
Hồ sơ Đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại
Hồ sơ Đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại