Tìm Sách

Văn Hóa Phương Đông >> Chiêm nghiệm về cuộc đời


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Chiêm nghiệm về cuộc đời
  • Tác giả : J. Krishnamurti
  • Dịch giả : Lê Tuyên
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 287
  • Nhà xuất bản : Văn Hóa Dân Tộc
  • Năm xuất bản : 2009
  • Phân loại : Văn Hóa Phương Đông
  • MCB : 1210000008427
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

CHIÊM NGHIỆM  VỀ  CUỘC ĐỜI

Biên dịch: LÊ TUYÊN

Hiệu đính: LÊ GIA

NXB VĂN HÓA DÂN TỘC

1.     CHỨC NĂNG CỦA NỀN GIÁO DỤC

Tôi không biết đã bao giờ chúng ta tự hỏi mình xem giáo dục là gì chưa, Tại sao chúng ta lại học nhiều môn  học khác nhau, tại sao chúng ta  phải vượt qua  các kỳ thi và cạnh tranh với nhau hầu giành thứ tự tốt nhất? Cái được gọi là nền giáo dục này là gì? Đây thực sự là vấn đề quan trọng, không những đối với học sinh mà còn đối với các bậc phụ huynh, giáo viên và với tất cả những ai yêu trái đất này. Tại sao chúng ta  phải được giáo dục? Hay chúng ta được giáo dục chỉ để vượt qua các kỳ thi và tìm được một công việc làm? Hay chức năng của nền giáo dục là nhằm giúp chúng ta thấu hiểu một công việc làm và kiếm sống là điều cần thiết - nhưng đó có phải là tất cả không? Bạn được giáo dục chỉ để được như thế thôi sao? Rõ ràng, cuộc sống không chỉ là một công việc, một nghề nghiệp, cuộc sống là một cái gì đó  vô cùng rộng lớn và sâu sắc hơn, nó là  một bí ẩn không giới hạn, nóp là một thế giới  bao la mà chúng ta  tồn tại trong vai trò  là con người. Nếu chúng ta chỉ tự trang bị nhằm tìm cách kiếm sống thì chúng ta sẽ bỏ nhỡ cả cuộc sống này; việc thấu hiểu cuộc sống này là điều quan trọng hơn nhiều so với việc trang bị cho các kỳ thi và trở nên tinh thông về toàn học; vật lý học và những gì bạn muốn…

Thế nên dù chúng ta là giáo viên hay học sinh, điều quan trọng là chúng ta cần phải tự hỏi mình xem tại sao chúng ta lại phải làm công việc giáo dục hoặc được giáo dục, không phải sao? Chim chóc, hoa cỏ, cây cối, bầu tròi, trăng sao, sông suối v.v.. - tất cả những thứ này là cuộc sống. Cuộc sống là người giàu và kẻ nghèo; cuộc sống là cuộc đấu tranh liên tục giữa các nhóm người, chủng loài và quốc gia, cuộc sống là sự chiêm nghiệm thiền định, cuộc sống là những gì chúng ta gọi là tín ngưỡng, cuộc sống cũng là  những gì tiềm ẩn  trong tâm hồn – ganh tị, tham vọng, đam mê, đố kỵ, lo sợ, thỏa mãn, ưu phiền.Tất cả những thứ này và còn nhiều nhiều nữa chính là cuộc sống. Nhưng chúng ta thường chỉ tự trang bị nhằm tìm hiểu một góc nhỏ của cuộc sống này. Chúng ta vượt qua các kỳ thi, tìm lấy một công việc, kết hôn, sinh con và ngày càng  thêm máy móc. Chúng ta không ngừng lo sợ về cuộc sống này. Vậy thì, chức năng của giáo dục là giúp ta thấu hiểu được toàn bộ cuộc sống, hay chức năng của giáo dục là chỉ giúp chúng ta có được một công việc làm?...

 

MỤC LỤC

  1. Chức năng của nền giáo dục
  2. Sự tự do
  3. Sự tự do và tình yêu
  4. Lắng nghe
  5. Sự không hài lòng sáng tạo
  6. Toàn bộ đời sống
  7. Tham vọng
  8. Suy nghĩ trật tự
  9. Tâm hồn rộng mở
  10. Vẻ đẹp của tâm hồn
  11. Sự tuân theo và sự phản kháng
  12. Sự tin tưởng
  13. Bình đẳng và tự do
  14. Sự tự kỷ
  15. Hợp tác và chai sẻ
  16. Đổi mời tâm hồn
  17. Dòng chảy cuộc đời
  18. Sự lưu tâm
  19. Kiến thức và truyền thống
  20. Mộ đạo có nghĩa là nhạy cảm với thực tại
  21. Mục tiêu của việc học tập
  22. Sự mộc mạc của tình yêu
  23. Sinh lực
  24. Sống bình yên
  25. Kiến thức không phải là tất cả

Các sách khác thuộc Văn Hóa Phương Đông

Khai sáng trí năng
Khai sáng trí năng
Đối mặt với thế gian hoảng loạn
Đối mặt với thế gian hoảng loạn
Tình yêu và sự cô đơn
Tình yêu và sự cô đơn
Cuộc đời phía trước
Cuộc đời phía trước
Quyển sách của cuộc đời
Quyển sách của cuộc đời
Tự do đầu tiên và cuối cùng
Tự do đầu tiên và cuối cùng
MAHABHARATA Sử Thi Ấn Độ
MAHABHARATA Sử Thi Ấn Độ
Khí công và y học hiện đại
Khí công và y học hiện đại
Ôn cố tri tân quyển nhất
Ôn cố tri tân quyển nhất
Áo nghĩa thư UPANISHADS
Áo nghĩa thư UPANISHADS
Khổng Học đăng trọn bộ
Khổng Học đăng trọn bộ
Nhân Minh- Đông Phương luận lý học
Nhân Minh- Đông Phương luận lý học