Tìm Sách

Giới Luật >> Chú giải Luật Thiện Kiến


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Chú giải Luật Thiện Kiến
  • Tác giả : Tăng Già bạt Đà La
  • Dịch giả : Tâm Hạnh
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 821
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2007
  • Phân loại : Giới Luật
  • MCB : 1201000007503
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

CHÚ GIẢI LUẬT THIỆN KIẾN

VIỆT DỊCH : TÂM HẠNH (819 trang)

LỜI NGƯỜI DỊCH

Chú giải Luật Thiện Kiến, nguyên bản Thiện Kiến Tỳ Bà Sa (Pali: Samantapãsãdikã) 18 cuốn, do Tăng già bạt-đà la (Sanghabhadra – Chúng Hiền) dịch từ thời Nam tề, vào khoảng Vĩnh Minh năm thứ 06 (Dương lịch năm 488) tại chùa Trúc Lâm, Quảng Châu, Trung Quốc, giải thích Luật Theravãda theo truyền thừa của Thượng tọa bộ Tích Lan. Bộ chú giải này là một trong năm bộ thuộc Hán dịch Bắc Truyền Đại Tạng Kinh lưu hành tại Trung Quốc mà được đưa vào Đại Chính Tân Tu Tạng Kinh N.1462, tập 24 do Nhật Bản biên tập.

Bản Hán dịch này không đầy đủ như nguyên bản  chú giải tiếng Pali của Ngài Buddhaghosa, có một số học giới bị lựơc đi, phần giải thích  cũng chỉ nêu ra những vấn đề cần thiết. Ngay cả trong phần giải thích này, nếu không đối chiếu với luật tạng Nam truỳên và tham khảo các bản chú thích khác về luật thì cũng khó nhận định được các vấn đề mà tác giả muốn nói.

Những thuật ngữ, danh từ, những vấn đề mà bản Hán văn phiên âm hay giải thích theo cách Hán dịch, chúng tôi ghi Pali vào để người đọc để nhận định. Tuy nhiên có những đoạn chúng tôi ghi cả nguyên văn Pali vào để các vị độc giả  chỉ giúp chúng tôi  rõ ý nghĩa  vấn đề nếu phát hiện những  chỗ sai  nhầm hay không đúng với truyền thống Luật của Theravada do người dịch hay từ bản Hán dịch thì chúng tôi sẽ sửa lại và chú thích rõ.

Sau khi dịch xong, tôi được Luật sư Thích Đỗng Minh chứng nghĩa cho từng cuốn.

Bản dịch này, chúng tôi sử dụng những thuật ngữ đang dùng trong các bộ luật của Nam tông và Bắc tông bằng Việt ngữ đang lưu hành. Tuy nhiên, vẫn có những câu, những đoạn sẽ khó hiểu đối với những vị chưa quen tiếp cận với văn Luật và đó là điều  chúng tôi không thể làm khác đi được.

nếu có sai lầm nào trong bản dịch này là lỗi của tôi, kính mong các vị Tihện tri thức chỉ dạy cho.

Nha Trang, Long Sơn, Vihăra mùa hạ PL. 2543

Tỳ kheo Tâm Hạnh

MỤC LỤC

Lời người dịch

Lời tri ân

Tài liệu tham khảo

Bài tham khảo

Quyển thứ nhất

·        Sự việc sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, Tôn giả Ca diếp tổ chức kiết tập pháp tạng

·        Giải thích về các từ ngữ của Tam tạng

·        Đại hội kiết tập Tam tạng lần thứ nhất, kiết tập với năm trăm vị A-la hán

·        Phẩm Bạt Xà-tử về 10 điều phi pháp, kiết tập Pháp tạng lần thứ hai, kiết tập với 700 vị

·        Phẩm A-dục vương về sự kiết tập Pháp tạng lần thứ 3 . Truyện vua A-dục

·        Tiểu sử và nhân duyên xuất gia ngài Mahinda và Sanghamita, con vua A-dục

Quyển thứ hai

·        Tiếp theo phần ngài Mahinda xuất gia

·        Vua A-dục giải quýêt bất hòa giữa chư Tăng

·        Tiểu sử tôn giả Đế tu (Tissa)

·        Kiết tập tam tạng lần thứ ba

·        Các vị Tôn giả truyền thừa

·        Mười sáu phái đoàn truyền bá giáo pháp của vua A--dục

·        Ngài Mahinda sang đảo Sư tử (Tích Lan)

·        Ngài Mahinda truyền bá giáo pháp

Quyển thứ ba

·        Tiếp theo phần ngài  Mahinda truyền pháp tại Tích lan

·        Ngài Tu-ma-na thỉnh xá lợi, xây dựng tịnh xá, tháp Xá lợi, hiện thần thông

·        Thỉnh  Tỳ kheo ni Sanghamitta, con vua A-dục, và chuyển cây Thánh thọ Bồ đề sang Tích Lan

·        Vua A-dục  đưa Thánh thọ Bồ đề sang Tích Lan

·        Cây Bồ đề và Sanghamita đến Tích Lan

Quyển thứ tư

·        Ngài Mahinda thành lập tăng đoàn và sự truyền thừa giới luật tại Tích Lan

·        Phật pháp truyền bá khắp Tích Lan

·        Mở đầu tạng Luật

·        Giải thích mười hiệu của Đức Phật

·        Chỗ ngồi của Phật từ khi gặp  Phật, Thiên thượng  thiên hạ Duy ngã độc tôn

·        Các dục và các thiền chi thuộc bốn Thiền sắc giới

Quyền thứ năm

·        Tiếp tục về bốn thiền sắc giới

·        Các cảnh giới sanh và ý nghĩa  Ưu bà tắc

·        Đức Phật an cư ở Tỳ lan nhã và phải ăn lúa của ngựa

·        Phẩm Đại Mục Kiền Liên

·        Giới bổn và đời sống của chư Phật

·        Phẩm xá lợi phất: Xá lợi phất xin Phật chế giới

Quyển thứ sáu

·        Tiếp theo ở phần Tỳ-Lan nhã

·        Phẩm Ca lan đà chú thích giới bổn Tỳ kheo

·        Ba la di  thứ nhất dâm dục

·        Tu-đề na, người phạm đầu tiên

·        Mười điều lợi ích của sự chế định giới luật

·        phẩm con vưọn

·        Mười điều phi pháp

·        Bốn loại luật và ba pháp của luật sư

Quyển thứ bảy

·        Danh nghĩa các hạng Tỳ-kheo

·        Các trường hợp đắc giới của Tỳ kheo

·        Các trường hợp xả giới

·        Các hành động bất tịnh và ý nghĩa giới Ba-kla-di dâm dục

Quyển thứ tám

·        Nhân duyên thế giới

·        Các trường hợp Tăng và Ni chuyển căn

·        Thuyết minh rõ về giới dâm dục

·        Giới Ba-la di thứ hai: trộm cắp

·        Truỳên thuyết về thành Vương xá

·        Giới trộm cắp

Quyền thứ chín

·        Giới trộm cắp (tiếp theo)

Quyển thứ mười

·        Giới trộm cắp (tt)

·        Giới Ba la di thứ ba: Giết người - truyền thuyết về thành Tỳ xá ly

·        Các tướng trạng của bốn thiền pháp quán hơi thở

Quyển thứ mười một

·        Giới giết người

·        Nói về pháp quán hơi thở

·        giới Ba-la di thứ tư: nói dối những pháp thượng nhân

Quyển thứ mười hai

·        Tiếp theo phần đối chứng pháp thượng nhân

·        Các cảnh giới của ngạ quỷ

·        Mười ba pháp Tăng tàn

·        Thứ nhất: tiết tinh

·        Thứ hai: Xúc chạm với người nữ

Quyển thứ mười ba

·        Tiếp theo giới tăng tàn thứ hai

·        Tăng tàn thứ ba: nói lời thô tục

·        Thứ tư: Đòi dâng cúng  sự dâm dục

·        Thứ năm: Làm mai mối

·        Thú sáu: Tự làm thất cho mình

·        Thứ bảy: làm nhà lón có người dâng cúng

Quyển thứ mười bốn

·        Tăng tàn thứ mười ba: hành động xấu, gây tiếng xấu

·        Hai pháp bất định: Pháp thứ nhất

·        Pháp bất định thứ hai

·        Ba mươi pháp Ni tát kỳ b dật đề Xá dọa Ưng xả đối trị: từ pháp 1 đến  6

Quyển thứ mười lăm

·        Các giới Ưng xà đối trị xả đọa tiếp theo: tư pháp thứ 7 đến 30

·        Pháp ứng đối trị : từ pháp 1 đến 23

Quyển thứ mười sáu

·        Pháp ứng đối trị tiếp theo : từ pháp số 23 đến 91

·        Pháp Ba la đề xá  ni Ưng Phát lộ

·        Các điều học

·        Giới tỳ kheo ni

·        Các Kiến độ - truỳên giới Sa di

·        Pháp đệ tử phục vụ thầy và truyền thọ giới Cụ túc

Quyển thứ mười bảy

·        Tiếp nhận giới Tỳ kheo, Đức Phật về thăm quê, La hầu la và các Thích tử xuất gia

·        Giải về các loại cương giới giải về y phục

·        Giải về pháp dùng các loại thuốc

Quyển thứ mười tám

·        Giải về y Ca thi na

·        Giải về sự phạm tội và thể thức sám hối tranh cãi ở Câu diệm di và cách giải quyết

·        Phẩm bảy pháp diệt tranh cãi

·        Giải về Tỳ kheo ni

·        Chia vật dụng

·        Phẩm Ưu ba ly giải về luật – Kệ tụng và Giải thích

Các sách khác thuộc Giới Luật

Nghi truyền giới
Nghi truyền giới
Luật Xuất Gia
Luật Xuất Gia
Trùng trị Tỳ Ni tập II
Trùng trị Tỳ Ni tập II
Luật Bí Sô tập II
Luật Bí Sô tập II
Phá Tăng sự
Phá Tăng sự
Tứ phần luật tỳ kheo giới tướng biểu kỳ
Tứ phần luật tỳ kheo giới tướng biểu kỳ
Luật Ma-ha tăng kỳ tập 1
Luật Ma-ha tăng kỳ tập 1
Luật Tứ Phần Q1
Luật Tứ Phần Q1
Pháp thức và ý nghĩa Hành trì giới luật
Pháp thức và ý nghĩa Hành trì giới luật
Sa Di luật giải
Sa Di luật giải
Bách Trượng Thanh Quy
Bách Trượng Thanh Quy
Thức-xoa-ma-na Luật Nghi
Thức-xoa-ma-na Luật Nghi