Tìm Sách

Tịnh Độ >> Vãng sanh Tịnh Độ luận giảng ký


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Vãng sanh Tịnh Độ luận giảng ký
  • Tác giả : Ấn Thuận - Đàm Loan
  • Dịch giả : Nhất Chân
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 242
  • Nhà xuất bản : Chùa Đức Viên USA
  • Năm xuất bản : 2008
  • Phân loại : Tịnh Độ
  • MCB : 1201000007572
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

VÃNG SINH TỊNH ĐỘ LUẬN GIẢNG KÝ

Ấn Thuận

VÔ LƯỢNG THỌ KINH, ƯU BÀ ĐỀ XÁ, NGUYỆN SINH KỆ CHÚ, LƯỢC LUẬN TỊNH ĐỘ 

Đàm Loan

NHẤT CHÂN dịch

CHÙA ĐỨC VIÊN – USA

LỜI TỰA

Tịnh Độ không phải chỉ là lý tưởng của Tịnh Độ Tông, mà còn là khuôn mẫu lý tưởng chung cho mọi tông phái của Đại thừa Phật giáo nữa.

Người ngoài cũng như Phật tử nói chung, thường bị quan niệm thanh tịnh cá nhân (tức lý tưởng của Tiểu Thừa) ám ảnh đến mức độ như tin chắc rằng Phật giáo chỉ là con đường để thanh tịnh cá nhân đến mức tuyệt đối hòan hảo. Đại thừa bị nghi ngờ là hậu sinh và bị pha trộn đủ thứ lệch lạc trong đó. Thậm chí có người còn cho Đại Thừa không phải là Phật giáo mà chỉ là một nỗ lực của ngoại đạo để phá hoại Phật giáo “nguyên thủy” chính thống. lý do chẳng qua  là vì Đại thừa hoàn toàn đựơm mùi vị tôn giáo tập thể, phản ngược lại với chất vị cá nhân tuyệt đối trong sạch của Tiểu thừa “nguyên thủy”.

Một sự thẩm xét thấu đáo về Đại Thừa sẽ cho thấy rằng những ám ảnh trên là hoàn toàn sai lầm. Lịch sử Phật giáo cũng chứng thật rõ ràng là Đại thừa không hề  tiếp tay cho ngoại đạo. Trước sau Đại thừa vẫn là Đại thừa và hòan toàn là Phật giáo. Đại thừa cũng không hề xóa bỏ con đường thanh tịnh của cá nhân, trái lại sự thanh tịnh ấy, đối với Đại Thừa, lại chính là chân  lý tuyệt đối phổ biến khắp mọi nơi và mọi loài. Đại thừa có thể nói với Tiểu thừa rằng: “Chúng ta chẳng có gì khác nhau, chẳng qua anh cá nhân còn tôi tập thể mà thôi. Tất cả mọi nỗ lực của tôi lảm để thành tựu sự thanh tịnh cho tất cả chúng sanh. Anh tôn thờ Phật như  một cá nhân hoàn toàn thanh tịnh, tôi tôn thờ Phật như một pháp thân thanh tịnh biến khắp không gian thời gian, mà mỗi vị Phật xuất hiện trong đời chỉ là một hiện thân cá nhân của pháp thân thanh tịnh ấy mà thôi. Anh thực hiện sự thanh tịnh viên mãn để Niết Bàn hóa toàn thể hiện hữu  của cá nhân anh, tôi thực hiện sự thanh tịnh viên mãn cho toàn thể chúng sinh để Tịnh Độ hóa tòan thể vũ trụ…”

Tóm lại, theo Đại Thừa, cái chân lý viên mãn mà đức Phật giác ngộ ra không phải Tiểu thừa mà cũng chẳng phải Đại thừa, không phải ngoại đạo cũng chẳng phải Phật giáo. Nó vốn cứu cánh thanh tịnh tuyệt đối dứt mọi ngôn ngữ và tư tưỏng. Tuy thế nó lại là nền tảng duy nhất cho toàn thể mọi xu hướng hiện hữu. Nó là tất cả, là toàn thể. Song không phải vì thế mà cái gì  cũng là Phật giáo được. Cái tính chất ‘là tất cả” của chân lý này, Phật giáo không hề chịu chia sẻ chung với Ấn Độ giáo. Cái nguyên lý ‘là tất cả” này là nguyên lý sự giác ngộ của Đức Phật, chứ không phải nguyên lý của một năng lực huyền bí bao trùm khắp vũ trụ, mà loài người cứ tha hồ võ đoán là thần lực hay Thượng Đế…nói cách khác cái nguyên lý “là tất cả này” đã được giác ngộ hóa cũng như thanh tịnh hóa, thế nên toàn thể vũ trụ, tất cả các pháp, đều là giác ngộ, đều là thanh tịnh, đều là Phật pháp…

Những sự hiểu lầm về Tịnh Độ cần phải được tẩy rửa  đi, lòng tin vào Tịnh Độ cần phải được thành lập, trước khi chúng ta có thể đặt bước vào con đường Đại Thừa Bồ tát Đạo.

MỤC LỤC

Lời tựa

Giản giới về Ấn Thuận và Đàm Loan Đại sư

TỊNH ĐỘ LUẬN

1.     Vãng sinh Tịnh Độ Luận Giảng ký

2.     Ưu Bà Đề xá Nguỵên Sinh kệ Chú:

Quyển Thượng

Quyển Hạ

3.     Lựơc Luận An lạc Tịnh Độ nghĩa

Các sách khác thuộc Tịnh Độ

Pháp môn một đời thành Phật
Pháp môn một đời thành Phật
Tịnh tông nhập môn
Tịnh tông nhập môn
Bốn Chúng Vãng Sinh
Bốn Chúng Vãng Sinh
Pháp ngữ Tịnh Độ
Pháp ngữ Tịnh Độ
Hộ niệm hướng dẫn khai thi trọn bộ
Hộ niệm hướng dẫn khai thi trọn bộ
Con đường Tây Phương
Con đường Tây Phương
Ấn Quang Pháp Sư văn sao tam biên
Ấn Quang Pháp Sư văn sao tam biên
Tịnh Độ luận
Tịnh Độ luận
Liên Tông Thập Tam Tổ
Liên Tông Thập Tam Tổ
Hộ niệm những sơ suất có thể xảy ra
Hộ niệm những sơ suất có thể xảy ra
Hộ niệm yếu lục
Hộ niệm yếu lục
Luận Tịnh Độ
Luận Tịnh Độ