Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo
  • Tác giả : Junjiro Takakusu
  • Dịch giả : Tuệ Sỹ
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 300
  • Nhà xuất bản : Phương Đông
  • Năm xuất bản : 2011
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 12010000011787
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

TINH HOA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

THE ESSENTIALS OF BUDDHIST PHILOSOPHY

JUNJIRO TAKAKUSU

Dịch và chú:

TUỆ SỸ

NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG

 

GIỚI THIỆU

Nhan đề xuất bản lần thứ nhất do Ban Tu thư Viện Đại học Vạn Hạnh là Các Tông Phái của Đạo Phật. Đó là nhan đề của tập giáo trình dùng làm tài liệu cho sinh viên nghiên cứu Phật học. Nguyên đề của sách là The Essentials of Buddhist Philosophy mà lần tái bản này sẽ giữ nguyên, dịch theo tiếng Việt là Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo. Nguyên đề của sách đã nói rõ mục đích của tác giả khi viết sách. Như ông tự giới thiệu trong chương dẫn nhập, ông trình bày triết học Phật giáo theo xu hướng hệ thống. Mỗi tông phái đại diện cho một xu hướng đặc sắc.

Tuy nhiên, nội dung sách có giới hạn của nó. Đó là chỉ giới hạn trong các xu hướng Phật học Trung Hoa và Nhật Bản. Tất nhiên tác giả cũng đã có đề cập đến nền tảng nguyên thủy của mỗi hệ tư tưởng. Theo bản ý của tác giả, thành tựu của Triết học Phật giáo Trung hoa, và sự phát triển của nó sang Nhật bản, như là đỉnh cao tổng hợp các xu hướng Phật giáo từ trước đã xuất hiện tại Ấn độ.

Về tác giả, những người nghiên cứu Phật học qua tham khảo Hán tạng đều biết ơn ông trong sự biên tập và san định bộ Đại Chính Tân Tu Đại Tạng kinh, 100 quyển. Đây là kho tàng văn hiến Phật giáo vĩ đại nhất của thế giới còn truyền đến ngày nay.

Tác phẩm này được xem là công trình tập hợp của ông suốt cả cuộc đời nghiên cứu Phật học. Hầu hết các chương đều từ tài liệu mà ông chuẩn bị ở Tokyo để diễn giảng trong một loạt các buổi giảng tại Viện Đại học Hawaii khi ông được Viện này mời làm Giáo sư biệt thỉnh, giảng khóa 1938-1939. Năm 1939, một cuộc hội thảo của các nhà Triết học Động Tây họp tại Viện Đại học Hawaii, sách của ông được chọn làm văn bản thảo luận. Kết quả hội thảo được giới thiệu trong tạp chí Triết học Đông-Tây xuất bản năm 1944 do Ban Tu thư Viện Đại học Princeton.

Bản dịch Việt tái bản lần này được duyệt lại, có thay đổi và sửa chữa nhiều chỗ. Để giúp người học có thêm tài liệu tham khảo các vấn đề liên hệ, thỉnh thoảng người dịch thêm chú thích, ngoài các chú thích của chính tác giả. Những chú thích thêm của người dịch đều có ghi TS.

Ngoài công trình cống hiến cho bộ Đại Chính Tân Tu Đại Tạng kinh, và tác phẩm này, ông còn viết và dịch nhiều tác phẩm Phật học khác nữa.

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU

CHƯƠNG I: DẪN NHẬP

1. Trình bày Phật giáo bằng cách nào?

2. Phật giáo trong lịch sử Trung hoa

3. Nhật bản, môi trường của đại thừa Phật giáo

4.  Hệ thống Triết học Phật giáo Nhật bản

CHƯƠNG II: BỐI CẢNH ẤN ĐỘ

1. Phật giáo Ấn độ

2. Đức Phật, tư tưởng gia uyên thâm

3. Tự ngã là gì?

4. Lý tưởng của Phật giáo

5. Thánh đế là gì? Đạo là gì?

CHƯƠNG III: NHỮNG NGUYÊN LÝ CĂN BẢN TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

1. Nguyên lý duyên khởi

a. Nghiệp cảm duyên khởi

b. A-lại-da duyên khởi

c. Chân như duyên khởi

d. Pháp giới duyên khởi

2. Nguyên lý tất định và bất định

3. Nguyên lý tương dung

4. Nguyên lý như thực

5. Nguyên lý viên dung

6. Nguyên lý niết bàn hay giải thoát viên mãn

a. Thánh điển không văn tự

b. Thánh tượng không tô vẽ

CHƯƠNG IV: CÂU-XÁ-TÔNG (ABHIDHARMA-KOSA)

1. Cương yếu

2. Lịch sử

3. Triết lý

4. Tóm tắt

CHƯƠNG V: THÀNH THẬT TÔNG

1. Cương yếu

2. Lịch sử

3. Triết lý

CHƯƠNG VI: PHÁP TƯỚNG TÔNG

1. Cương yếu

2. Lịch sử

a. Nhiếp luận tông (samgraha)

b. Pháp tướng tông (dharmalaksana, Hosso)

CHƯƠNG VII: TAM LUẬN TÔNG

1. Cương yếu

2. Lịch sử

3. Triết lý

4. Tóm tắt

CHƯƠNG VIII: HOA NGHIÊM TÔNG

1. Cương yếu

2. Lịch sử

3. Triết lý

CHƯƠNG IX: THIÊN THAI TÔNG

1. Cương yếu

2. Lịch sử

3. Triết lý

CHƯƠNG X: CHÂN NGÔN TÔNG

1. Cương yếu

2. Lịch sử

3. Triết lý

CHƯƠNG XI: THIỀN TÔNG

1. Các tông phái Phật giáo thời Liêm thương (1180-1335)

2. Cương yếu

3. Lịch sử

a. Như lai thiền

b. Chỉ

c. Quán

d. Tổ sư thiền

e. Thiền Nhật bản

4. Triết lý và tôn giáo

CHƯƠNG XII: TỊNH ĐỘ TÔNG

1. Cương yếu

2. Lịch sử

3. Triết lý và tôn giáo

CHƯƠNG XIII: NHẬT LIÊN TÔNG

1. Cương yếu

2. Lịch sử

3. Triết lý và tôn giáo

CHƯƠNG XIV: TÂN LUẬT TÔNG

1. Cương yếu

2. Lịch sử

3. Triết lý và tôn giáo

KẾT LUẬN

BẢNG TỪ VỰNG PHẠN-VIỆT-HÁN

SÁCH DẪN

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Phật Giáo Miến Điện
Phật Giáo Miến Điện
Nghiên cứu về 5 việc của Đại Thiên (Mahàdeva)
Nghiên cứu về 5 việc của Đại Thiên (Mahàdeva)
Phật Giáo Qua Lăng Kính Xã Hội
Phật Giáo Qua Lăng Kính Xã Hội
Lược khảo Phật Giáo Ấn Độ
Lược khảo Phật Giáo Ấn Độ
Nghiệp và kết quả
Nghiệp và kết quả
Năm Ấm là gì?
Năm Ấm là gì?
Đi tìm dấu tích cung điện Đan Dương
Đi tìm dấu tích cung điện Đan Dương
Câu chuyện triết học
Câu chuyện triết học
Kinh Tứ thập nhị chương - đối chiếu và nhận định
Kinh Tứ thập nhị chương - đối chiếu và nhận định
Thế giới quan Phật giáo
Thế giới quan Phật giáo
Triết-lý nhà Phật
Triết-lý nhà Phật
Vài vấn đề về Phật giáo & Nhân sinh
Vài vấn đề về Phật giáo & Nhân sinh