TÂN VẬT LÝ & VŨ TRỤ LUẬN
The New Physics and Cosmology
Phật giáo và thế giới lượng tử
Những mẫu đối thoại của các nhà Vật lý mới và Vũ trụ luận với đức Dalai Lama XIV
Arthur Zajonc biên soạn
Pháp Hiền cư sỹ dịch
Thượng tọa Thích Nguyên Giác
Giới thiệu và hiệu đính
Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ
TP. Hồ Chí Minh - 2012
Lời tựa
Nhà vật lý học thiên tài người Đức, Albert Einstein, vào đầu thế kỷ 20 đã có một nhận xét khá đặc biệt về Phật giáo: "If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism. Buddhism riqires no revision to keep it up to date with recent scientific fidings. Buddhism needs no surrender its view to science, because it embraces science as well as goes beyond science." Nếu có một tôn giáo nào đáp ứng những nhu cầu của khoa học hiện đại, thì đó là Phật giáo. Phật giáo không đòi hỏi phải xét lại để cập nhật với những khám phá gần đây của khoa học. Phật giáo không cần từ bỏ quan điểm của mình để đi theo khoa học, vì nó bao gồm khoa học cũng như vượt qua khoa học.
Việc ông dành cho Phật giáo một vị trí nổi bật như vậy giữa tất cả các tôn giáo đang có mặt trên thế giới, xuất phát từ niềm thao thức đi tìm một đạo lý có giá trị phổ biến, bao quát cả đời sống thiên nhiên lẫn tinh thần, để xây dựng một cuộc sống an lạc đầy ý nghĩa trên hành tinh này, trong bối cảnh khoa học đang có những khám phá mới làm thay đổi các quan điểm cũ mà một thời từng được xem như những chân lý tuyệt đối.
Trên mặt vi mô, vật lý học lượng tử đối mặt với những khám phá mới liên hệ tất yếu đến vai trò của dụng cụ quan sát trong việc quyết định các tính chất ánh sáng, như lưỡng tính sóng - hạt (Wave - partile duality), tính ngẫu nhiên khách quan của các sự kiện lượng tử (objective randomness of quantum events - Những sự kiện lượng tử vô thủy), tính phi định xứ của hạt (nonlocality), tính liên kết giữa nhiều hạt (multiparticle entanglement) v.v...
Trên mặt vĩ mô, thiên văn học mở ra cho con người thấy một vũ trụ mới mẻ, sinh động và bao la. Vũ trụ không phải chỉ có một hệ mặt trời, một dải ngân hà được sắp xếp trong một trật tự cố định, mà thực tế, dưới những ống kính thiên văn có công suất lớn, và dưới cái nhìn của thuyết Big Bang, vũ trụ hiện ra kỳ diệu, bao la với vô số hệ mặt trời, vô số thiên hà đang trong quá trình hình thành và hủy diệt không ngừng.
Những khám phá mới mẻ này làm đảo lộn các giá trị cổ điển trong hệ thống vật lý học Newton và các quan điểm vật lý khác trước đó. Mặt khác, lần đầu tiên trong lịch sử khoa học nhân loại, nó xóa tan lằn ranh ngăn cách giữa dụng cụ quan sát với đối tượng, nghĩa là giữa chủ thể và khách thể. Khách thể không còn là một sự vật độc lập ngoài chủ thể và ngược lại. Chính điều này làm cho người ta thấy nội dung những khám phá khoa học mới mẻ ấy ảnh hiện thấp thoáng trong giáo lý Phật giáo, một giáo lý đặt cơ sở trên nguyên lý duyên khởi (pratityasamutpada), gồm nhiều điều do chính đức Phật tuyên thuyết cách đây trên hai ngàn rưỡi năm, hay những hệ tư tưởng được các bộ phái hình thành về sau.
Này các Tỷ-kheo, những pháp này sâu xa, khó thấy, khó hiểu, tịch tịnh, tuyệt diệu, ngoài tầm lý luận và chỉ người có trí mới chứng nghiệm được.
Thích Nguyên Giác
MỤC LỤC
Lời tựa
Tự ngôn
Những người tham dự
Khúc dạo đầu
Thực nghiệm và ngịch lý trong vật lý lượng tử
Quán chiếu triết học trên thực tại lượng tử
Không gian, thời gian và lượng tử
Quan điểm của Phật giáo về không gian và thời gian
Lý luận học lượng tử hội ngộ cùng lý luận học Phật giáo
Tác dụng tham gia và tri kiến đặc thù (tri kiến tự chứng)
Sự liên hệ giữa tri thức khoa học và kinh nghiệm loài người
Trầm tư thế giới, mặc tưởng thức tâm
Chân dung mới của vũ trụ
Nguồn gốc vũ trụ và quan hệ nhân quả trong Phật giáo
Khoa học trong sự tìm kiếm một thế giới quan đích thực
Tri kiến và khổ đau