Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> NGUYỄN VĂN TƯỜNG một người trung nghĩa


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : NGUYỄN VĂN TƯỜNG một người trung nghĩa
  • Tác giả : Trần Xuân An
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 354
  • Nhà xuất bản : Thanh Niên
  • Năm xuất bản : 2006
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 12010000007759
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

NGUYỄN VĂN TƯỜNG ( 1824 – 1886 )

MỘT NGƯỜI TRUNG NGHĨA

TRẦN XUÂN AN  ( 354 Trang )

NXB THANH NIÊN

 

LỜI THƯA  ĐẦU SÁCH

Cuốn sách này chỉ tập hợp và phát triển những ý tưởngchúng tôi đã trình bày trong một vài cuốn sách đã viết về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường. Có điều, vấn đề để lại một lần nữa được đặt ra ở đây là nhằm ý định kiến nghị, đề xuất  yêu cầu giải quyết thật rốt ráo, dứt khoát trong tinh thần khoa học đích thực về một vài khía cạnh tồn đọng trên trang báo này, chương sách nọ như di chứng của “định kiến sai lầm” rất đáng phiền trách.

Việc xuất bản bản dịch Việt Nam vong quốc sử của Phan Bội Châu (nhiều độc giả nghi vấn là của Lương Khải Siêu vào năm 1982 và lại tái bản vào thời điểm 2001, cách đây một năm trong tình trạng không phê phán triệt để một cách khoa học vài trang đảo ngược  sự thật lịch sử về Nguyễn Văn Tường ở tác phẩm ấy, là cả một thách đố công luận , biểu lộ một thái độ phi học thuật đáng kinh ngạc. Đấy là chưa kể đến những soạn phẩm, bài báo khác, được mệnh danh là nghiên cứu sử học nhưng thực chất là phi sử học!

Do đó, chúng tôi xem những khía cạnh của vấn đề trong cuốn sách này là hết sức cần thiết phải đặt ra, và phải đặt ra một cách trực tiếp, chỉ rõ đích danh. Đồng thời, từ đó cũng xin mạn phép vượt lên luận đề cụ thể đã nêu để ít nhiều đề cập đến một vài khía cạnh có tính chất lí luận sử học:

1-    Xác định tư liệu

2-    Tiêu chí phản ánh và nhận định sử học

3-    Đối chiếu sử học

4-    Các thể loại sử học và giá trị thuyết phục về tính khoa học của mỗi thể loại

5-    Đối thoại  và phản biện sử học

6-    Sự lợi dụng sử học vào mục đích tuyên truyền chính trị nhất thời, và đạo đức, lương tâm nhà chép sử, nghiên cứu sử, sáng tác hư cấu về đề tài lịch sử…

Khoa học lịch sử là đền đài, bia đá, biển đồng ghi công.

Khoa học lịch sử là pháp đình, là tòa án nghiêm minh xét xử.

Khoa học lịch sử là sự suy ngẫm của trí tuệ và thao thức của lương tri.

Cánh cửa của Đất nước, của tương lai vẫn mở rộng…

Và ở những dòng cuối Lời thưa đầu sách này, xin lại nhấn mạnh một điều, theo bản thân chúng tôi, là rất quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử, ấy là sự thật lịch sử (gồm các nhân vật, sự kiện…) như thế nào, phải được nhận thức, viết ra như thế ấy; không thể vì một lý do gì để bóp méo sự thật lịch sử nhằm phục vụ cho mục đích trước mắt, cho dù mục đích ấy có cần thiết đến đâu. Hậu thế chúng ta, có thể rút ra nhiều bài học bổ ích từ sự thật lịch sử Tổ Quốc thuộc các giai đoạn, và cả từ lịch sử nước ngoài, hà tất phải bóp méo, thậm chí bịa đặt thêm, với sự nhân danh này nọ.  Khuynh hướng bá đạo, thực dụng chủ nghĩa (cứu cánh biện minh cho phương tiện – Machiavel) trong sử học cần phải phê phán triệt để.

Tôi muốn nói thêm: Ngay cả việc hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử cũng phải có nguyên tắc của nó, phải được khoa học lịch sử bảo chứng.

Chúng tôi chỉ mong sử học phải là lkhoa học lịch sử đích thực, và người Việt Nam hãy là người Việt Nam đích thực, với lịch sử chân thực của dân tộc, gồm nhiều nhân tộc, trên Tổ quốc mình, với tầm nhìn mở rộng ra lịch sử thế giới…Do đó, chúng tôi mạnh dạn xuất bản cuốn sách này.

Lời thưa đầu sách này, ở một phần nào đó, xin được xem là những dòng khai đề. Nếu chỉ đặt vấn đề rồi dừng lại ở đây, hẳn chỉ thêm ngộ nhận. Xin vui lòng đọc thêm các trang kế tiếp.

Kính mong được chỉ dạy, góp ý, phê bình, mách bảo tư liệu.

TP. HCM. Tháng 4 Nhâm Ngọ

Năm thứ 2 công nguyên Hòa Bình ( tháng 5, HB 2 )

TRẦN XUÂN AN

           MỤC LỤC

           A - Phần mở đầu

·        Ảnh : chân dung Nguyễn Văn Tường

·        Lời thưa đầu sách

B - Phần nội dung chính

I – Bài Khảo Luận:

·        Bài thơ Giải Triều, nguyên tác chữ Hán

·        Sơ đồ : cuộc Kinh Đô Quật Khởi

II – Đối thoại

- Trích đoạn “ chống xâm lăng”

- GS Bửu Kế, “ Tòa Khâm sứ Pháp” ( và vài nét bình chú tùy bút- khảo luận về lịch sử )

III – Phụ lục

·        Phụ lục I  : Trích từ ĐNTL.CB

·        Phụ lục II : Trích các tư liệu khác: QTHKL & BAVH

           C - Phần cuối sách

1- Thông tin: Hội nghị, hội thảo về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường & báo chí bình luận, giới thiệu về tác phẩm : “ Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường ( 1824 – 1886 )” của tác giả Trần Xuân An

2- Danh mục sách báo tham khảo

3- Ghi chú xuất xứ về ảnh & các tư liệu trực quan khác

4- Ảnh tư liệu bổ sung

5- Mục lục

6- Danh mục sách của tác giả

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Phật Giáo Miến Điện
Phật Giáo Miến Điện
Nghiên cứu về 5 việc của Đại Thiên (Mahàdeva)
Nghiên cứu về 5 việc của Đại Thiên (Mahàdeva)
Phật Giáo Qua Lăng Kính Xã Hội
Phật Giáo Qua Lăng Kính Xã Hội
Lược khảo Phật Giáo Ấn Độ
Lược khảo Phật Giáo Ấn Độ
Nghiệp và kết quả
Nghiệp và kết quả
Năm Ấm là gì?
Năm Ấm là gì?
Đi tìm dấu tích cung điện Đan Dương
Đi tìm dấu tích cung điện Đan Dương
Câu chuyện triết học
Câu chuyện triết học
Kinh Tứ thập nhị chương - đối chiếu và nhận định
Kinh Tứ thập nhị chương - đối chiếu và nhận định
Thế giới quan Phật giáo
Thế giới quan Phật giáo
Triết-lý nhà Phật
Triết-lý nhà Phật
Vài vấn đề về Phật giáo & Nhân sinh
Vài vấn đề về Phật giáo & Nhân sinh