Tìm Sách

Văn - Thơ - Truyện >> Kim Cang tinh yếu


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Kim Cang tinh yếu
  • Tác giả : Vũ Anh Sương
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 182
  • Nhà xuất bản : NXB Văn Hóa Sài Gòn
  • Năm xuất bản : 2008
  • Phân loại : Văn - Thơ - Truyện
  • MCB : 12010000008513
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

 KIM CANG TINH YẾU

VAJRACCHEDIKÃ PRAJNÃ PARAMITÃ

VŨ ANH SƯƠNG

NXB VĂN HÓA SAIGON

 

LỜI GIỚI THIỆU

(Hòa thượng Thích Giác Toàn )

Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật là kinh vô cùng quan trọng của Phật giáo Đại Thừa và Phật giáo nói chung. Kể từ sau Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, Lục Tổ Huệ Năng đã triển khai giáo lý của Kinh Kim Cang và kinh trở thành cuốn sách gối đầu, giáo lý chủ đạo của Thiền tông Trung Hoa, dần chiếm vị trí trọng yếu của kinh Lăng Già.

Kim Cang là loại cứng nhất, có thể đập vỡ các chất liệu khác, Bát Nhã là trí tuệ, Ba La Mật là sự hoàn hảo. Trí tuệ hoàn hảo có thẻ phá tan si muội như Kim Cang có thể phá vỡ mọi chất liệu; do đó mà ngài Huyền Trang đã dịch là Năng Đoạn Kim Cang.

Trí tuệ Bát Nhã phá tan màn đêm u tối của những chướng ngại của chấp thủ để chỉ còn lại cái KHÔNG, vô tướng,vô chấp, vô ngã, vô trú…Ý nghĩa này vốn đã được triển khai mạnh mẽ trong các bộ Nikaya nguyên thủy, làm nền tảng cho tư tưởng Phật giáo. Có điều ở Kim Cang Bát Nhã, cái KHÔNG  được khai mở sau một loạt phá chấp bằng căn bản “Vô sở trú”, bằng một biện chứng siêu việt với một loạt phủ định để đưa đến cái khẳng định tối hậu là KHÔNG  trong ý nghĩa CHÂN KHÔNG vô cùng vi diệu. vượt mọi ý niệm đối đãi. Chúng ta thường nghe người bình dân nói: “ Vậy mà không phải vậy”. Ở đây , cái KHÔNG cần được thể hội qua thiền định với như huyễn tam muội theo tinh thần Bát thiên tụng: “ Một Bồ Tát Ma Ha Tát phải an trú vào KHÔNG. Như Lai được gọi là Như Lai vì ngài không an trú ở đâu cả, tâm Ngài không có chỗ an trú trong hữu vi, tuy vậy không rời khỏi hữu vi”.

Những ai mới đọc kinh Kim Cang ắt hẳn đều cảm thấy ngỡ ngàng, có khi đến sửng sốt vì cách lập luận bằng biện chứng siêu việt như đã nói trên. Kinh dẫn dắt chúng ta từ chỗ ngỡ ngàng, sững sốt đến chỗ âm thầm khế nhập dần dần, tiến đến cái hạnh phúc của những thể hội dù có khi chỉ rất nhỏ nhoi. Sức hấp dẫn của kinh có thể được xem như là nguồn cảm hứng và sâu xa hơn, sự cảm ứng thiêng liêng từ ánh sáng Trí tuệ và Từ bi của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Có lẽ trong ý nghĩ này, cư sĩ Vũ Anh Sương đã chuyển ý kinh, lời kinh thành những vần thơ nhẹ nhàng, trong sáng, súc tích qua tập Kim Cang Tinh Yếu.

Tôi quen biết thi sĩ Vũ Anh Sương đã lâu, được biết thi sĩ có tâm đạo vững vàng, có kiến thức Phật học sâu sắc, và có nguốn cảm hứng thi ca phong phú. Vừa qua  thi sĩ có ngỏ ý đề nghị tôi viết lời giới thiệu tập kinh Kim Cang Tinh Yếu này, tôi có đôi lời bộc bạch, mong rằng tập “kinh thơ” này sẽ ít nhiều tạo nên nguồn cảm xúc vi diệu nơi những bạn đọc hữu duyên.

Tịnh xá Trung Tâm, 21-09-2008

Hòa Thượng Thích Giác Toàn

( Viện chủ Tịnh Xá Trung Tâm, kiêm phó TBT, Tb, Giác Ngộ )

 

MỤC LỤC

Lời giới thiệu ( HT. Thích Thiện Trí )

Lời giới thiệu ( HT. Thích Giác Toàn )

Thoại đầu thơ

Ngợi kinh Kim Cang Tinh Yếu

Kim Cang Tâm

Kim Cang kệ

1.     Căn do pháp hội

2.     Thiện hiện khải thính

3.     Đại thừa chánh tông

4.     Diệu hạnh vô trụ

5.     Như nhất thật kiến

6.     Chánh tín hi hữu

7.     Vô đắc vô thuyết

8.     Y pháp sanh công đức

9.     Nhất tướng vô tướng

10.   Trang nghiêm Tịnh Độ

11.   Vô vi phước thắng

12.  Tôn trọng chánh giáo

13.   Như pháp thọ trì

14.   Ly tướng tịch diệt

15.   Trì kinh công đức

16.    Sạch trừ nghiệp chướng

17.    Cứu cánh vô ngã

18.    Nhất thế đồng quán

19.    Pháp giới thông hóa

20.    Ly sắc ly tướng

21.    Phi năng sở thuyết

22.    Vô pháp khả đắc

23.    Tịnh tâm hành thiện

24.    Phước trí vô tỷ

25.    Hóa vô sở hóa

26.    Pháp thân vô tướng

27.   Vô đoạn vô diệt

28.    Bất thọ bất kham

29.    Uy nghi tịch mĩnh

30.     Nhất hợp lý tướng

31.    Tri kiến bất sinh

32.    Ứng hóa phi chân

Kim Cang chơn ngôn

Chú thích Kim Cang Tinh Yếu

Chú thích Kim Cang kệ

Hồi hướng

Các sách khác thuộc Văn - Thơ - Truyện

Hoa Thiền Chớm Nở Trong Mắt Ai
Hoa Thiền Chớm Nở Trong Mắt Ai
Mở lòng bàn tay để đan tay
Mở lòng bàn tay để đan tay
Đứng dậy và bước đi
Đứng dậy và bước đi
Đoản khúc sáu mươi
Đoản khúc sáu mươi
Trở lại thiên đường
Trở lại thiên đường
Tia nắng mùa xuân
Tia nắng mùa xuân
Đóa Sen Thiêng
Đóa Sen Thiêng

Tý
Truyện Kiều Văn Xuôi dành cho Người Trẻ
Truyện Kiều Văn Xuôi dành cho Người Trẻ
Nhặt lá bồ đề
Nhặt lá bồ đề
Giửa thuở chuyển mùa
Giửa thuở chuyển mùa
Đệ tử quy
Đệ tử quy