Những điểm đặc sắc của Phật giáo
Lâm Thế Mẫn
Dịch giả: Thích Chân Tính
NXB Tôn Giáo Hà Nội
Lời Tựa
Đức Phật thuyết pháp 49 năm, lưu lại rất nhiều giáo lý. Hơn 2.500 năm lại đây, các vị Cao Tăng đại đức khắp thế giới đã ra công nghiên cứu; không ai không khâm phục kính ngưỡng sự bác hoc đa văn của Đức Thích Ca Mâu Ni, sự sâu sắc về luân lý, sự nghiêm mật về tư tưởng, cho đến lòng nhân độ thế của Ngài.
Tùy theo sự tiến bộ của khoa học, Phật pháp không những không xung đột mà còn cùng với khoa học chứng minh tính vĩnh hằng và tính chân thật của nó.
Loài người từ lúc dã man tiến hóa đến văn minh, hằng ngàn năm qua sản sinh ra không biết bao nhiêu tôn giáo, cũng không biết có bao nhiêu tôn giáo bị sóng to của thời gian vùi dập làm cho tiêu tan. Mà Phật giáo là một tôn giáo lưu truyền rất lâu, giáo hóa rất rộng, sở dĩ nó đứng vững được cho đến nay là nhờ không dựa vào uy thế cường quyền, cũng không phải thần thoại ngu đần, mà là một loại giáo lý vĩ đại, khách quan như thật và có thể tu hành chứng đắc được.
Tôi từ nhỏ sinh trưởng nơi gia đình Phật giáo, tai nghe mắt thấy, chịu ảnh hưởng Phật giáo rất nhiều. Sau khi vào Đại học, lại nghiên cứu sâu về Phật học, khiến tôi hoàn toàn bị thu hút bởi giáo lý uyên thâm mầu nhiệm. Sau khi nghiên cứu và thực hành đạo lý mà Đức Phật đã dạy, tôi cảm thấy cuộc đời của mình gặt hái được rất nhiều an lạc hạnh phúc trong cuộc sống.
Hôm nay tôi viết sách này nhằm mục đích giúp cho các học sinh Trung học có một số hiểu biết về Phật học, hầu sau này có thể giúp ích cho bản thân, góp phân tuyên dương Phật pháp, lợi lạc chúng sinh
Viết tại Cao Hùng
Ngày 25-5-1971
Lâm Thế Mẫn
MỤC LỤC
Chương một: Động cơ khiến tôi viết cuốn sách này
Chương hai: Những điểm đặc sắc của Phật giáo
Chương ba: Xóa tan một số hiểu lầm về giáo pháp
Chương bốn: Một số giáo lý Phật giáo giản yếu
Chương năm: Lợi ích tốt đẹp của việc tín ngưỡng Phật giáo
Chương sáu: Một số điểm nói thêm
Chương bảy: Làm thế nào để trở thành một tín đồ Phật giáo