Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> Nghiệp và kết quả


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Nghiệp và kết quả
  • Tác giả : Thích Chân Quang
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 289
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2005
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 12010000006863
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

NGHIỆP VÀ KẾT QUẢ

Tỳ Kheo Thích Chân Quang

Tái Bản lần thứ I - Có chỉnh sửa

NXB Tôn Giáo 2005

LỜI TỰA

Vào cuối thế kỷ 20 này, khoa học tiến bộ vượt bực so với những thế kỷ trước, tuy nhiên những tin tức về sự xuất hiện của các đĩa bay (UFO) đã thách thức loài người trước nền văn minh cực kỳ siêu việt của người từ vũ trụ đến. Những nhà khoa  học chân chính cảm thấy con người cần được khiêm tốn hơn vì còn quá nhiều điều mà họ chưa biết, chân lý vũ trụ còn xa xôi, bí ẩn. Những tiến bộ hôm nay đã cho con người hưởng thụ các tiện nghi của đời sống, các lạc thú của trần gian. Tuy nhiên thêm vào đó có quá nhiều phim ảnh đã gieo rắc tư tưởng hận thù bạo lực và dục vọng. Cái thiện và c1ai ác vễn đang giằng xé nhau trong nội tâm của con người. Các nhà đạo đức đại diện cho các tôn giáo truyền thống vẫn đang ra sức kêu gọi con người vượt bỏ cái ác để đi tìm sự toàn thiện.

Đôi lúc con người cảm thấy các thần linh đã vắng bóng vì dường như không còn ai che chở cho điều thiện, cái ác vẫn tồn tại và lan rộng khắp trong cuộc đời này. Nếu như thần linh đã bỏ mặc cho con người tự quyết định lấy số phận của chính mình; muốn tồt đẹp, họ hảy tìm về với nẻo thiện, nếu không, họ phải gánh lấy khổ đau.

Không ai đem cái thiện đến cho con người. Chính con người phải làm cho mình trở nên thánh thiện. Con người sinh ra đều khát khao hạnh phúc và họ có quyền hưởng hạnh phúc. Đay là một tiêu đề quan trọng mà không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên hạnh phúc là gì thì vẫn còn là một sự suy xét chưa chấm dứt.

Nếu chúng ta đem câu hỏi hạnh phúc là gì để hỏi Luật Nghiệp Báo, luật này sẽ trả lời những gì chúng ta gây ra cho kẻ khác sẽ trở lại với chúng ta một cách công bằng. Còn hạnh phúc là gì thì tuỳ theo quan điểm của mỗi người.

Từ trước khi Đức Phật ra đời. Luật Nhân Quả Nghiệp Báo đã được nói đến tại Ấn Độ trong các kinh điển Vệ Đà truyền thống. Đức Phật khẳng định lại tính chất thật hữu của luật này và gạt bỏ mọi bàn tay của thần linh chi phối vào đó. Không một thần linh nào thưởng thiện phạt ác. Chỉ có Luật Nhân Quả khách quan âm thầm chi phối tất cả. Luật Nhân Quả là một chân lý, một nguyên lý của vũ trụ.

Nếu Luật Nhân Quả được chấp nhận rộng rãi trên hành tinh này, đạo đức xã hội sẽ chuyển biến mạnh mẽ, con người sẽ hạnh phúc hơn, niềm vui sẽ nhiều hơn.
Người tin hiểu Luật Nhân Quả Nghiệp Báo sẽ không bao giờ đi tìm hạnh phúc cho mình một cách ích kỷ, độc ác. Họ sẽ đi tìm hạnh phúc bằng cách đem niềm vui đến cho mọi người trước đã. Họ chỉ việc lo cho mọi người và đương nhiên Luật Nhân Quả sẽ mang niềm vui đến cho họ gấp bội lần.

Nếu Luật Nhân Quả được chứng minh cụ thể và để mọi người đều phải chấp nhận nó thì thật là một đại diễm phúc cho nhân loại. Thế giới này sẽ biến thành thiên đường rực rỡ vì con người sẽ thương yêu nhau, cái ác sẽ bị đẩy lùi, ánh sáng sẽ trùm chiếu. Chúng ta hãy chấp tay cầu nguyện mong cho khoa học sớm tiến bộ hơn nữa để nhanh chóng tìm thấy đường đi của Luật Nhân Quả Nghiệp Báo. Lúc đó Luật Nhân Quả biến thành kiến thức cao cấp của con người, một môn học cần thiết cho nhà trường và mọi người, để cả người không có tín ngưỡng vẫn phải học hỏi và áp dụng.

Xuất phát tự niềm mong ước đó, chúng tôi có tham vọng được trình bày đôi phần về Luật Nhân Quả Nghiệp Báo với lý luận lôgic, hợp với khoa học. Và những điều trình bày nơi đây có thể sẽ là sự gợi ý cho những ai về sau muốn chứng minh Luật Nhân Quả một cách chặt chẽ như một phương trình toán học hoàn chỉnh đa chiều.

Những ý kiến ghi lại trong tập sách bé nhỏ này hy vọng sẽ đóng góp được một chút gì cho nền đạo đức của nhân loại hôm nay. Và nếu có công đức thì công đức đó sẽ thuộc về những vị thầy đã dạy dỗ chúng tôi, những huynh đệ đã yêu mến đùm bọc chúng tôi, những đạo hữu đã giúp đỡ chúng tôi, và sau cùng nó thuộc về tất cả mọi người trong pháp giới.

                                     Tác giả kính bút

                            Am Thanh Lương, năm Nhâm Thân

 

MỤC LỤC

Chương 1 : Khái niệm về nghiệp báo

Chương 2 : Không gian vật lý

Chương 3 : Không gian tâm linh

Chương 4 : Bản thể tuyệt đối

Chương 5 : Luân hồi

Chương 6 : Nghiệp và kết quả

1.     Định và bất định

2.     Thiện và ác

3.     Giết hại

4.     Phước và đức

5.     Thời gian từ nghiệp đến quả

6.     Người và thú

7.     Nghiệp chung và nghiệp riêng

8.     Giúp đỡ

9.     Giao thông

10.   Diện mạo

11    Tài Năng

12   Sức Khoẻ

13.   Địa vị

14.   Diện mạo

15    Giới tính

16   Nghề nghiệp

17.   Tình cảm

18.   Sinh thái

 

Chương 7 : Nghiệp và kết quả xuất thế gian

1.     Ý nghĩa của giải thoát 

2.     Công đức quá khứ

3.     Tâm niệm cho vị lai

4.     Đức hạnh trong hiện tại

5.     Tu tập thiền định

6.     Ý nghĩa tích cực của giải thoát

7.     Tu sĩ

Chương 8 : Chuyển nghiệp

Chương 9 :Nghiệp và sự liên hệ vạn lượng

Chương 10 :-  Công đức

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Phật Giáo Miến Điện
Phật Giáo Miến Điện
Nghiên cứu về 5 việc của Đại Thiên (Mahàdeva)
Nghiên cứu về 5 việc của Đại Thiên (Mahàdeva)
Phật Giáo Qua Lăng Kính Xã Hội
Phật Giáo Qua Lăng Kính Xã Hội
Lược khảo Phật Giáo Ấn Độ
Lược khảo Phật Giáo Ấn Độ
Nghiệp và kết quả
Nghiệp và kết quả
Năm Ấm là gì?
Năm Ấm là gì?
Đi tìm dấu tích cung điện Đan Dương
Đi tìm dấu tích cung điện Đan Dương
Câu chuyện triết học
Câu chuyện triết học
Kinh Tứ thập nhị chương - đối chiếu và nhận định
Kinh Tứ thập nhị chương - đối chiếu và nhận định
Thế giới quan Phật giáo
Thế giới quan Phật giáo
Triết-lý nhà Phật
Triết-lý nhà Phật
Vài vấn đề về Phật giáo & Nhân sinh
Vài vấn đề về Phật giáo & Nhân sinh