LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
THÍCH QUẢNG ÁNH dịch
NXB VĂN HÓA SAIGON
LỜI TỰA
Thời đại mạt pháp, các bậc Thánh Hiền ngày càng xa. Phật pháp suy vi, tà sư nói pháp nhiều như cát sông Hằng. Tà trí, tà kiến đầy khắp thiên hạ. Đáng tiếc cho chúng sinh ngiệp chướng sâu nặng, huệ cạn phước mỏng, người học Phật đi trên con đường chánh thì ít , đi lạc vào đướng tà rất nhiều. Người đắc đạo rất ít, kẻ chìm đắm lại nhiều. Thậm chí rất nhiều người tiêm nhiễm tri kiến ma mị, ra vào làm con cháu nhà ma. Gieo xuống đời vị lại nhân khổ địa ngục mà không tự biết. Xét kỹ nguyên nhân này, chính là không gặp thiện tri thức, không tìm đúng đường chánh, tu hành chẳng như pháp không thể đắc lực, mất hết thời gian tiền của và tâm lực, cuối cùng không được một chút lợi ich thật của Phật pháp.
May mắn biết bao, chúng ta ở vào thời mạt pháp, còn có thể gặp được một vị thiện trí thức hiếm có. Đây chính là Pháp sư Viên Nhân, là vị Đạo sư của chúng ta. Sư phụ đã 90 tuổi, ở ẩn nơi am tranh trong núi, tu hành thanh tịnh đến hơn 30 năm. Trên sự tu hành, sư phụ cẩn thận tuân theo lời dạy của Phật Đà, chính là hết lòng chân thật chấp trì một câu Thánh hiệu Nam mô A-di-đà Phật, đồng thời lấy pháp môn Tịnh độ tự mình hành trì và giáo hóa mọi người. Khuyên khắp tất cả mọi người đền hỏi han về Phật pháp là chuyện nhất niệm Phật cầu sinh Tây Phương, tuyệt đối không xen tạp và mơ hồ.
Về mặt hành trì. sư phụ sinh hoạt hàng ngày có thể tỉnh thì tỉnh, có thể tiết kiệm thì tiết kiệm, tất cả đều hết sức đơn giản và mộc mạc. Sư phụ yêu cầu chúng ta lấy giới làm thầy. Chỗ chỗ nghiêm ngặt giữ vững giới luật, nơi nơi lưu tâm cẩn thận để công đức của mình khỏi rỉ chảy mất. Sư phụ hết sức nhấn mạnh người niệm Phật cần nhanh chóng ăn chay, bởi vì ăn thịt chính là sát sanh, nhân vì nhiều kiếp đến đến nay món nợ giết hại chúng ta còn thiếu từ lâu vô biên vô lượng. Vả lại, việc phóng sinh chính là tích cực trả nợ từ đời quá khứ đến nay do chúng ta giết hại vô số. Hơn nữa, trong quá trình phóng sinh, tâm từ bi của người học Phật thu được nhiều điều bổ ích, lại cùng với đông đảo chúng sinh kết duyên sâu rộng, hiện tại và vị lai đều có ảnh hưởng không thể nghĩ bàn.
Sư phụ nhần mạnh Phật giáo là một cách thức giáo dục thực tiễn. Chỉ nói mà chẳng luyện tập một chút cũng không đến chỗ lơi ích thực sự. Sư phụ dùng thân giáo thị hiện một vị tu hành mẫu mực, chân thật. Không nói lời cao xa, nghiêncứu thực tiễn, dạy bảo tất cả người học Phật phát tâm lâu dài. Đem Phật pháp thật sự thực hiện trong sinh hoạt của chúng ta. Bản thân mình ra sức thực hành, nỗ lực. Đó là người học Phật chân chánh.
Cuốn sách “Liên Trì Cảnh Sách” này là do đệ tử kết tập lời khai thị quý báu của sư phụ thường ngày, sắp xếp lại mà thành. Trong này chỉ rõ rất nhiều khuyết điểm vì lơ là mà chính chúng ta là người hiện tại học Phật thường chạm phải. Nguyện có thể đối với những người chân chánh có tâm tu hành cần đới này liễu sinh thoát tử. Hy vọng mỗi một vị học Phật đều có thế nắm chắc và chính xác phương hướng tu hành, không đến nỗi điên đảo lầm loạn, luống uổng.
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta. Chỉ nguyện những người cùng học Phật đều có thể chuyên tâm và hết sức ở nơi đây. Đối với sự nghiệp lớn vãng sinh của chúng ta, tất nhiên có ảnh hưởng quyết định và sâu xa.
Nammô A-di-đà Phật.
Hội Phật giáo Liên Trì Công Đức
Kính ghi
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
1. Buông xuống
2. Xả
3. Thực tiễn
4. Nói một thước, chẳng bằng thực hành một tấc
5. nuôi dưỡng thành thói quen tốt niệm Phật
6. Phóng sinh “tam thi” đều đủ
7. Phóng sinh trả lại giết hại từ trước
CHƯƠNG II: LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
1. Chỉ nương pháp niệm Phật sẽ được qua biển sinh tử
2. Nguyên nhân Như Lai ra đời
3. Người niệm Phật có đại phước báo
4. Phước báo trời,người
5. Giới- Định- Tuệ
6. Lấy giới làm thầy
7. Phóng sinh là bậc nhất
8. Ra sức thực hành giới không giết hại và phóng sinh
CHƯƠNG III: LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
1. Không nên có ý bày tỏ giữ bản quyền
2. Thuyết pháp cần đơn giản, rõ ràng
3. Sửa đổi thói quen xấu
4. Phản tỉnh
5. Cẩn thận lựa chọn đạo tràng
6. Linh Sơn chỉ tịa trong tâm
CHƯƠNG IV: LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
1. Lo việc nhà mình không lo việc nhà người
2. Kiểm điểm chính mình
3. Cái vỏ không (nói hay làm dở)
4. Ăn Thịt phạm giới sát sanh
5. Khuyên nhắc mình ăn chay
6. Người có trí tuệ
7. Giác ngộ sẽ biết được sai lầm
8. Tro tàn
CHƯƠNG V:
1. Chọn pháp môn thích hợp
2. luôn luôn siêng năng lau chùi
3. Phật với Phật mới có thể biết rõ
4. Thiền thâm diệu vô thượng
5. Thần chú thật giản đơn và chân thật
CHƯƠNG VI:
1. Niềm tin sâu
2. Nguyện cấp thiết
3. Ra sức thực hành
4. Tự hỏi lương tâm
5. Phát tâm Bồ đề
6. Cần thiết ghi nhớ “tám chữ”
7. Thành thật niệm Phật
CHƯƠNG VII:
1. Niềm tin là nguồn đạo, là mẹ của các công đức
2. Quay lại cầu nơi mình
3. Không nên tự tay giết hại
4. Được thành hạnh nhẫn nhục
5. Bệnh chấp Lý bỏ Sự
6. Sống chuyển thành chín, chín chuyển thành sống
7. Như người gần hương thân có mùi hương
8. Giáo dục từ gia đình
9. Phương pháp xả
CHƯƠNG VIII:
1. Nắm lấy cơ duyên
2. Ngày nay đã qua
3. Vô thường
4. Không nên chấp trước
5. Như mộng, huyễn, bọt nước, bóng ảnh
6. Tức một tức ba
7. Cẩn thận lựa chọn Pháp môn
CHƯƠNG IX:
1. Tự Tánh Tự độ
2. Phát tâm lâu dài
3. Bí quyết niệm Phật
4. Niệm Phật lớn tiếng
5. Giới là gốc Vô Thượng Bồ Đề
6. Căn bản của việc học Phật
7. Tam Vơ lậu học
8. Giới – Định – Tuệ
CHƯƠNG X
1. Nhẫn nhục
2. Quán chiếu chính mình
3. Xả
4. Sám hối
5. Tội từ tâm khởi, đem tâm sám hối
6. Lễ lạy 88 vị Phật
7. Lễ Phật sám hối
8. Răn nhắc và thúc giục
9. Chớ quên tâm ban đầu
10. Nội công và ngoại công
CHƯƠNG XI:
1. Ăn chay, phóng sinh
2. Bài tập quan trọng
3. Thường xuyên quán chiếu chính mình
4. Bồ tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả
5. Nhà mình chính là đạo tràng
CHƯƠNG XII:
1. Hạnh đại chiến ở thế gian
2. Đức khiêm tốn tự hổ thẹn
3. Mục đích của sự tu hành
4. Tự thanh tịnh chính mình
5. Không có chỗ trụ tâm
6. Vô thường
7. Nương pháp chẳng nương người
8. Chỉ và Quán
CHƯƠNG XIII:
1. Trì giới
2. Thường sinh tâm hổ thẹn và sám hối
3. Hổ thẹn
4. Ngã mạn
5. Hữu hậu
6. Phạm giới thành hữu hậu
7. Kiểm nghiệm lại lỗi lầm
8. Gới luật
9. Siêng năng hành pháp suy vi
CHƯƠNG XIV:
1. Thời mạt pháp thành tựu dễ niệm Phật
2. Niệm Phật càng về sau càng quan trọng
3. Mạng sống có hạn
4. Biển bốn nguyện của Phật Di-đà
5. Thành Thật
6. Thành thật niệm Phật
7. Đệ tử Phật chân chánh
CHƯƠNG XV:
1. Đầy đủ lòng tin và tâm nguyện
2. Nói nhiều nhưng làm ít
3. Người có tín nguyện chân thật rất ít
4. Kiểm nghiệm lòng tin và hạnh nguyện
5. Nên Phát nguyện
CHƯƠNG XVI:
1. Hạnh phàm phu thấp kém
2. Giặc vô thường cuối cùng phải đến
3. Uôn nắn chính mình
4. Một câu niệm Phật nhếp hết tất cả
5. Niệm Phật chính là thiền
6. Niệm Phật chính là Mật
7. Niệm Phật chính là Giáo
8. Niệm Phật chính là Giới, Định, Huệ
CHUONG XVII:
1. Tượng Phật chính là Đức Phật
2. Hiểu và hành
3. Không hiểu biết nhưng có thực hành
4. Cần phải đích thân thực hành
5. Ấn chứng của sự tu hành
6. Cần phải đích thân thực hành
7. Niệm Phật tức là Giới, Định, Tuệ
8. Đại pháp thọ dụng đời nay
9. Lấy đó làm gương
CHƯƠNG XIX:
1. Phật pháp chú trọng ở thực hành
2. Ăn thịt bằng với tội giết hại
3. Người ăn thịt đoạn đứt hạt giống tình thương
4. Ăn thịt cầu công đức tất chẳng thành tựu
5. Chẳng biết tốt xấu
6. Tu pháp niêm Phật là vững vàng nhất
7. Tham Thiền chẳng phải việc dễ
CHƯƠNG XX:
1. Then chốt thành công của sự tu hành
2. Gặp thiện tri thức và nhân duyên lớn
3. Chuyển mê thành ngộ
4. Mắt mù dẫn người mù
5. Phương pháp phân biệt thiện trí thức
6. Nghĩ cho kỹ, xem cho rõ
7. Bức tranh vẽ thiện trí thức đẹp nhất
8. Nên làm người mắt sáng
CHƯƠNG XXI:
1. Việc đại ác ở trần gian
2. Việc thiện lớn nhất trên đời
3. Hết sức vô lý
4. Được không bằng mất
5. Lựa chọn
6. Hai điều kiện quan trọng nhất
7. Phóng sinh tức trả tự do cho chư Phật vị lai
8. Phóng sinh và nước từ bi Tam- muội
9. Đạo lý phóng sinh rất sâu
CHƯƠNG XXII:
1. Một câu danh hiệu Phật
2. Đại si cuồng
3. Quy định thời khóa
4. Ngừng và diệt tham, sân,si
5. Không giết hại, nên ăn chay
6. Ăn thịt là thói quen rất xấu
7. Hoàn tất vào một lần này
8. Phóng sinh đền lại nợ giết hại từ trước
9. Ăn thịt là hữu lậu
10. Hai việc cùng tiến hành
11. Ăn thịt là đại ác
12. Phóng sinh là việc thiện lớn
Cư sĩ Lý Bỉnh Nam khai thị phương pháp niệm Phật
Lão Hòa thượng viên Nhân khai thị
Mấy lời tâm huyết