Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> Giáo trình Phật Học

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Giáo trình Phật Học
  • Tác giả : Chan Khoon San
  • Dịch giả : Lê Kim Kha
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 545
  • Nhà xuất bản : NXB Phương Đông
  • Năm xuất bản : 2012
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 12010000010219
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

GIÁO TRÌNH PHẬT HỌC

Biên dịch:LÊ KIM KHA

NXB PHƯƠNG ĐÔNG

LỜI NÓI ĐẦU

Vài năm trước, nhiều độc giả đã gợi ý cho tôi rằng những bài viết trong Giáo trình Dẫn Nhập Phật Học (Introductory Course in Buddhism) còn quá ngắn nên biên tập thêm nhiều chi tiết. Quyển sách “Giáo trình Phật học” (Buddhism Cuorse) là ấn bản được nghiên cứu và bổ sung một cách cẩn thận. Nó bao gồm 17 chương nói về hầu hết những đề tài liên quan trong Phật học, như: Cuộc đời Đức Phật, Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Thuyết Duyên KHởi, Quy luật Nghiệp, Chết & Tái Sinh, Năm Cảnh Giới Tái Sinh, Chu Kỳ Thế Giới, Mười Căn Bản Hành Động Công Đức, Thiền Minh Sát Vipassana của Phật Giáo, Tưởng Niệm Phật, Pháp & Tăng, Tam Tạng Kinh Điển (Tipitaka).

Trong quyển sách này, những tư liệu từ những nguồn khác nhau đã đuợc đưa vào để cung cấp cho độc giả những trang viết lý thú về Phật học. Phần “Chết & Tái Sinh” mô tả những “kiểu” chết và những đối tượng hiện trong tâm trước khi chết, ví dụ như 5 viễn cảnh của một người sắp chết theo sau là những hình thức tái sinh  khác nhau. “Năm Cành Giới Tái Sinh” (Pancagati), mô tả chi tiết về 31 cõi Hiện Hữu là đích của những tái sinh theo quan điểm về vũ trụ của Phật Giáo. “Những Chu Kỳ Thế Giới Khi Những Đức Phật  Xuất Hiện” mô tả những điều kiện và sự hiếm hoi trong “hằng hà sa số” kiếp để thế gian may mắn có được  một Đức Phật xuất hiện; cũng như về Hạnh của Ba-la –mật (parami) mà một người có đại nguyện trở thành Phật Duyên Giác (Pacceka Buddha) hay một Đại A-la-hán (Maka Arahant) cần phải vượt qua.Và câu hỏi liệu chúa Jesus có phải là một vị Bồ tát hay không cũng được giải đáp trong chương này.

Phần “Tưởng Niệm Phật, Pháp & Tăng”  giảng bày chi tiết về  Chín Đức Hạnh Vô Thượng của Đức Phật, về Sáu Phẩm Hạnh của  Giáo Pháp (Maha Arachant) và Chín Phẩm Hạnh của Tăng Đoàn (Sangha). Sự hiểu biết đúng đắn về tam bảo sẽ giúp ích cho việc tu tập Thiền Chánh Niệm về Phật, Pháp & Tăng. Vấn đề về “Giáo Pháp có hiệu lực tức thì hay không?”, một số học giả có quan điểm cho rắng sau khi chứng đạt thức con đường thánh “Đạo” (magga) thì không nhất thiết phải lập tức chứng ngộ thành “Quả” (phala) ngay và có thể xảy ra sau. Những kết luận đó có thể do diện dịch sai về những danh từ “Người Căn Tín” và “Người Căn Trí” trong kinh “ Alagaddupama Sutta” thuộc Trung Bộ Kinh. Sự giải thích cũng được nói rõ trong chương này.

Phần “Tam Tạng Kinh Điển” (Tipitaka) của Phật giáo là chương dài nhất nói về Tam Tạng Kinh Pala kể từ lúc hình thành và lưu truyền suốt 2.500 năm qua, qua các kỳ Kết Tập Kinh Điển bắt đầu từ Hội Đồng Kết Tập thứ Nhất ở thành Vương Xá (Rajagaha) 3 thàng sau khi Bát-Niết Bàn củ Đức Phật  cho đến Hội Đồng Kết Tập thứ Sáu ở Yangon vào năm 1956, đúng 2.500 sau Bát-Niết-Bàn của Đức Phật. Mặc dù về sự cân đối các chương, thì chương này hơi quá dài, nhưng tác giả mong muốn đưa vào để cho quý độc giả  đọc biết, hiểu rõ và biết ơn vai trò quan trọng & đầy kiền trung của Tăng Đoàn trong việc bảo tồn, truyền thừa và làm sống mãi Giáo Pháp của Đức Phật (Buddha Sasana) cho đến ngày hôm nay.

Nhiều trang bài viết cũng được mở rộng ra (so với lần đầu) với rất nhiều “chú giải” chi tiết đáng kể là những Chương I (Cuộc Đời của Đức Phật), Chương V (Lý Duyên Khởi Siêu Thế), Chương XII (Hồi Hướng Công Đức Cho Những Người Thân Quyến Thuộc), Chương XVI (Liệu Có Thể Một Người Chứng Đạt Thức Con Đường Đạo (Magga) Mà Không Chứng Ngộ Thức Đạo Quả (Phala) Trong Lập Tức?)

Việc biên tập quyển sách này là sự lao động của tâm từ và lòng hoan  hỷ. Hy vọng những độc giả sẽ tìm thấy được những niềm thú vị khi đọc những trang viết này và những lợi lạc mà chúng có thể mang lại.

 

 MỤC LỤC

Lời đề tặng và lời cảm tạ

Lời nói đầu

Tri ân & Hồi hướng công đức

Về tác giả

Lời người dịch

Thay lời cảm tạ

Phần I- CUỘC ĐỜI CỦA ĐỨC PHẬT

Phần II – TỨ DIỆU ĐẾ

Phần III- CON ĐƯỜNG CHÁNH ĐẠO

Phần IV- LÝ DUYÊN KHỞI

Phần V- QUY LUẬT CỦA NGHIỆP

Phần VI- CHẾT& TÁI SINH

Phần VII- NĂM CẢNH GIỚI TÁI SINH

Phẩn VIII – NHỮNG CHU KỲ THẾ GIỚI KHI NHỮNG ĐỨC PHẬT XUẤT HIỆN

Phần IX- QUY Y NƯƠNG TỰA

Phần X- NĂM GIỚI HẠNH VỀ ĐẠO ĐỨC

Phần XI- MƯỜI CĂN BẢN CỦA HÀNH ĐỘNG CÔNG ĐỨC : DẪN NHẬP

Phần XII- MƯỜI CĂN BẢN CỦA HÀNH ĐỘNG  CÔNG ĐỨC: NHÓM BỐ THÍ

Phần XIII- MƯỜI CĂN BẢN CỦA HÀNH ĐỘNG CÔNG ĐỨC: NHÓM GIỚI HẠNH

Phần XIV- MƯỜI CĂN BẢN CỦA HÀNH ĐỘNG CÔNG ĐỨC: NHÓM THIỀN

Phần XV- “THIỀN MINH SÁT” CỦA PHẬT GIÁO

Phần XVI- TƯỞNG NIỆM PHẬT, PHÁP, TĂNG

Phần XVII- TAM TẠNG KINH ĐIỂN CỦA PHẬT GIÁO

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Phật Giáo Miến Điện
Phật Giáo Miến Điện
Nghiên cứu về 5 việc của Đại Thiên (Mahàdeva)
Nghiên cứu về 5 việc của Đại Thiên (Mahàdeva)
Phật Giáo Qua Lăng Kính Xã Hội
Phật Giáo Qua Lăng Kính Xã Hội
Lược khảo Phật Giáo Ấn Độ
Lược khảo Phật Giáo Ấn Độ
Nghiệp và kết quả
Nghiệp và kết quả
Năm Ấm là gì?
Năm Ấm là gì?
Đi tìm dấu tích cung điện Đan Dương
Đi tìm dấu tích cung điện Đan Dương
Câu chuyện triết học
Câu chuyện triết học
Kinh Tứ thập nhị chương - đối chiếu và nhận định
Kinh Tứ thập nhị chương - đối chiếu và nhận định
Thế giới quan Phật giáo
Thế giới quan Phật giáo
Triết-lý nhà Phật
Triết-lý nhà Phật
Vài vấn đề về Phật giáo & Nhân sinh
Vài vấn đề về Phật giáo & Nhân sinh