TƯ TƯỞNG KINH PHÁP HOA
THÍCH CHƠN THIỆN
NXB TÔN GIÁO
LỜI NÓI ĐẦU
Từ năm 1961, chúng tôi may mắn được cố Đại Lão Hòa thượng Trừng hạ Thông, hiệu Tịnh Khiết, chỉ dạy giáo lý Nhất Thừa qua những tháng ngày hành Sa - di hạnh. Đến năm 1964, chúng tôi mới thực sự đi vào tham học giáo nghĩa Đại Thừa, A-hàm và Pali Nikaya dưới sự chỉ dạy của chư Tôn túc trong Giáo hội, và đi từng bước học hỏi cẩn trọng.
Từ lâu, chúng tôi đã có nhiều suy nghĩ về phần giáo lý căn bản của các bộ phái Phật giáo, nhưng chưa dám trình bày hiểu biết thô thiển của mình trong bất cứ một công trình biên khảo nào.
Nhiều năm trở lại đây, chúng tôi có nhân duyên phụ trách một số giờ dạy Phật học ở Đại học Phật giáo, đã có dịp nghe nhiều tiếng nói khác nhau của các hệ phái Phật giáo và có dịp đối chiếu.
Đầu năm 1985, nhân dịp trú ở chùa Linh Sơn, Đả Lạt, chúng tôi có thì giờ đi sâu vào trầm tư giáo lý nhất thừa, và khởi sự viết tập Tư tưởng Pháp Hoa này.
Với ý hướng tìm đến cái nhìn thống nhất giáo lý các hệ phái dựa vào niềm tin rằng sự thật các pháp không thể có hai, chúng tôi phấn khởi đọc lại từng dòng Kinh Pháp Hoa, và mạnh dạn viết ra những suy nghĩ của mình.
Bấy giờ lòng vẫn chưa hết hoài nghi về tình trạng có thể có một số ngôn từ xen vào nguyên bản qua nhiều thế kỷ truyền bá vì các lý do ấn loát, xã hội v…nhưng vẫn đi đến quyết định giới thiệu tập tư tưởng này đến tay quý độc giả Phật tử để có thêm tài liệu tư duy giữa nhiều tiếng nói Pháp Hoa hiện nay, trong khi chờ đợi các công trình biên khảo Pháp Hoa của các bậc Thượng trí.
Rất mong chư Tôn túc và các bạn đọc hỷ xả trước những thiếu sót mà tập sách này khó tránh khỏi.
Xin chân thành cảm tạ và xin trân trọng đón nhận những ý kiến bổ khuyết.
Trân trọng
Đà lạt, PL 2529, 1985
Tỳ kheo Thích Chơn Thiện
( Biên soạn)
MỤC LỤC
Lời dâng
Lời nói đầu
Chương 1
Lịch sử thành lập
Về các nguyên bản Phạn văn của Pháp Hoa
Ý nghĩa tên kinh
Nội dung kinh Pháp Hoa
Ngôn ngữ của kinh Pháp Hoa và phương thức đón nhận diệu nghĩa của kinh Pháp Hoa
Chương 2
Phẩm Tựa
Phẩm Phương tiện
Phẩm Thí dụ
Phẩm Tin giải
Phẩm Dược thảo dụ
Phẩm Xác nhận thành Phật
Phẩm Hóa thành dụ
Phẩm 500 đệ tử đuợc thọ ký
Phẩm Thọ ký các vị hữu học và vô học
Phẩm Pháp sư
Phẩm Hiện bảo tháp
Phẩm Đề bà Đạt đa
Phẩm Trì
Phẩm An lạc hạnh
Phẩm Tùng địa dõng xuất
Phẩm Như lai thọ lượng
Phẩm Phân biệt công đức
Phẩm Tùy hỷ công đức
Phẩm Pháp sư công đức
Phẩm Thường bất khinh
Phẩm Như lai thần lực
Phẩm Chúc lụy
Phẩm Dược vương Bồ Tát bổn sự
Phẩm Diệu Âm Bồ tát
Phẩm Quán Thế Âm
Phẩm Đà la ni
Phẩm Diệu trang Nghiêm Vương bổn sự
Phẩm Phổ Hiền Bồ tát khuyến phát
Phần kết của soạn giả
Quan điểm của kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Tổng luận