Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> Phật giáo & Nữ giới - Nữ giới & Phật giáo


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Phật giáo & Nữ giới - Nữ giới & Phật giáo
  • Tác giả : Elison Banks Findly
  • Dịch giả : Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh, Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 407
  • Nhà xuất bản : NXB Phương Đông
  • Năm xuất bản : 2011
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 1210000009873
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

 PHẬT GIÁO & NỮ GIỚI

NỮ GIỚI & PHẬT GIÁO

 

chuyển ngữ: DIỆU LIÊN LÝ THU LINH

DIỆU NGỘ MỸ THANH

 GIÁC NGHIÊM TẤN NAM

NXB PHƯƠNG ĐÔNG

 

LỜI NGƯỜI DỊCH

Nôn nóng muốn được đóng góp một quyển sách dịch về nữ giới trong “kho tàng” ít ỏi sách về đề tài này, tôi đã hăm hở chọn ngay Women`s Buddhism, Buddhism`s Women, do Giáo sư Tiến sĩ Elison Banks Findly sưu tập và biên soạn, trước khi đọc xong quyển sách.

Các bạn của tôi, do tin cậy, cũng sốt sắng nhận lời tham gia công việc dịch thuật mà không đắn đo. Chỉ khi chúng tôi đã đi được nửa đường, tôi mới thấy  thật hối lỗi, vì không lượng được sức mình, cũng như sức người.

Chưa có quyển sách nào mà cả ba chúng ta đều thấy đuối. Chưa có quyền nào mà tôi đã phải hai lần viết thư ‘sám hối’ và các bạn phải động viên ngược lại để cùng nhau đi trọn con đường.

Quyển sách khá dày vì trong đó có đến 31 bài viết của gần 30 tác giả, với rất nhiều đề tài từ vấn đề xuất gia, thọ giới, hệ phái, truyền thừa đến chính trị, y tế, sức khỏe, nghệ thuật, văn hóa, xã hội, v.v.., trãi qua nhiều quốc gia từ Thái Lan, Ấn Độ, Tích Lan, Campuchia, đến Nhật Bản, Đại Hàn, Mỹ Quốc…HƠn 90% tác giả đếu có học vị tiến sĩ, đã nghiên cứu thâm sâu về những đề tài mà họ cống hiến, trong khi chúng tôi với sự hiểu biết nông cạn, hạn hẹp nên nhiều lúc  phải bối rối trong vấn đề dịch thuật để có thể chuyển tải trọn vẹn nhất ý của tác giả. Dĩ nhiên, đó là ước nguyện của những người dịch chúng tôi, nhưng kết quả có được  như thế hay không là một vấn đề khác. Do hạn chế  về thời gian, khả năng cũng như một số tác giả, cũng như lược dịch một số bài viết khác. Hy vọng rằng nếu có được tái bản, lần sau chúng tôi sẽ  bổ sung những bài viết đó.

Tóm lại, dầu chúng tôi đã nỗ lực hết sức, quyển sách dịch này hẳn là còn rất, rất nhiều thiếu sót, nhưng hy vọng rằng nó có thể là viên gạch lót để những ai có nhã hứng hòan thiện nó sau này có thể làm được thế. Hy vọng là nó có thể góp phần giúp độc giả Việt Nam có thêm tài liệu  về đề tài nữ giới trong Phật giáo ở các nước bạn, được thế những người chúng tôi đã mãn nguyện  lắm rồi.

Chúng tôi xin cám ơn Giáo sư Tiến sĩ Ellison Banks Findly và Nhà Xuất bản Wisdom Publications đã  hoan hỷ cho phép và nhượng quyền xuất bản sách cho chúng tôi  hòan toàn miễn phí. Xin cám ơn tất cả những sự đóng góp của quý đạo hữu , quý ân nhân để những quyển sách đầu tiên đến tay bạn đọc là những quyền được ấn tống.

Dịch giả Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam viết: Xin cho quả phước của thiện nghiệp được làm cho việc dịch kinh và hùn phước in kinh này đến:

-Mẹ tôi là bà Nguyễn Thị Ngãi luôn được an vui, khỏe mạnh và tu hành tinh tấn

-Hiền thê của tôi là Nguyễn Thị Hữu Minh, người thường hỗ trợ  tôi trong thiện nghiệp, luôn tận tụy với chồng con, thường được thân, tâm an lạc.

Dịch giả Diệu Ngộ Mỹ Thanh chân thành cám ơn người bạn đồng hành tri kỷ, Vũ H. Sơn đã thông cảm, không phàn nàn về những bữa ăn ‘dã chiến’, cũng như sẳn sàng xăng tay áo phụ công việc nhà sau khi tan sở, để Mỹ Thanh có thể toàn tâm, toàn trí dịch sách.

Xin hồi hướng công đức này đến cửu huyền thất tổ, cha mẹ nhiều đời của chúng con và tất cả chúng sanh. Ngưõng mong công đức nhỏ mọn này sẽ giúp chúng con và tất cả chúng sanh luôn được nương tựa nơi Tam Bảo, không chỉ một kiếp này mà trong nhiều kiếp khác cho đến khi thành tựu đạo quả.

Vu lan – 2011

Diệu Liên Lý Thu Linh

Diệu Ngộ Mỹ Thanh

Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam

 

MỤC LỤC

Lời tri ân

Lời giới thiệu

Lởi người dịch

Phần 1:

SỰ THỌ GIỚI, HỆ PHÁI VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI TĂNG ĐOÀN

Phụ nữ ở Thế Tiến Thoái Lưõng Nan

Voramai kabilsing: Nữ tỳ kheo Thái đầu tiên

Vận động thành nlập Hội Chúng Ni ở Thái Lan

Các nữi tu sĩ Phật giáo Tây phương

Phần II:

CÁC VỊ THẦY, GIÁO PHÁP, VÀ SỰ TRUYỀN THỪA

Các nữ giảng sư

Nữ cư sĩ Giảng sư Thái

Nghi thức xuất gia

Một Thiền sư người Mỹ

Sự truyền thừa và đất đai

Sự chuyển hóa của một phụ nữ

Thầy tôi đã sớm ra đi

Phần III:

CẢI CÁCH XÃ HỘI VÀ CHÍNH TRỊ

Jamin: Ni sư Đại hàn công tác trong trại giam

Myohi: Nữ Giáo thọ Đại hàn

Pomyong: cách cắm hoa dành cho

Quân đội của Sujata

Nữ giới , chiến tranh và Hòa bình ở Tích Lan

Boonliang: Nữ tu Thái điều hành tổ chức từ thiện

Sansenee: Tu Nữ Thái, nhà bảo trợ

Sự đa dạng và chủng tộc

Phần IV:

THÂN VÀ SỨC KHỎE

Bệnh tật và sức khỏe

Tokwang: Nữ tu sĩ Đại Hàn

Ngưòi Phật tử

Phật giáo và sức khỏe tâm thần

Sức khỏe phụ nữ trong y học Tây Tạng

Giới thiệu của tác giả

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Phật Giáo Miến Điện
Phật Giáo Miến Điện
Nghiên cứu về 5 việc của Đại Thiên (Mahàdeva)
Nghiên cứu về 5 việc của Đại Thiên (Mahàdeva)
Phật Giáo Qua Lăng Kính Xã Hội
Phật Giáo Qua Lăng Kính Xã Hội
Lược khảo Phật Giáo Ấn Độ
Lược khảo Phật Giáo Ấn Độ
Nghiệp và kết quả
Nghiệp và kết quả
Năm Ấm là gì?
Năm Ấm là gì?
Đi tìm dấu tích cung điện Đan Dương
Đi tìm dấu tích cung điện Đan Dương
Câu chuyện triết học
Câu chuyện triết học
Kinh Tứ thập nhị chương - đối chiếu và nhận định
Kinh Tứ thập nhị chương - đối chiếu và nhận định
Thế giới quan Phật giáo
Thế giới quan Phật giáo
Triết-lý nhà Phật
Triết-lý nhà Phật
Vài vấn đề về Phật giáo & Nhân sinh
Vài vấn đề về Phật giáo & Nhân sinh