NGHIÊN CỨU NGUỒN GỐC DUY THỨC HỌC
Tác giả: ẤN THUẬN
Dịch giả : NHỰT CHIẾU ( 334 trang)
NXB TÔN GIÁO
LỜI NGƯỜI DỊCH
Năm 2001, tôi vào thành phố HCM để trị bệnh, Thượng tọa Thích Nguyên Chứng trao cho tôi một tập sách Duy thức (1 trong 100 tập của bộ “Hiện đại Phật giáo học tùng san”) và bảo tôi dịch phần “Duy thức học thâm nguyên”trong tập sách ấy, và hứa sẽ chú giải để làm sách học cho Tăng Ni sinh.
Tôi mang vào bệnh viện vừa trị bệnh vừa phiên dịch. Rời khỏi bệnh viện, trở về tôi tiếp tục phiên dịch đến cuối năm ấy thì tạm xong. Nhưng thượng tọa quá bề bộn công việc nên không chú giải được, song vẫn sẵn sàng chỉ vẽ, giải thích những điểm tôi gặp bế tắc.
Đến năm 2004, tôi muốn sửa lại bản in, nên mượn Thượng tọa một quyển sách khác, in riêng đề tài nói trên, để đối chiếu với bản Việt ngữ đã dịch trong sửa chữa. Tập sách này có lời tựa của Đại sư Thái Hư và lời tựa của Ngài Ấn Thuận mà trong bản trước tôi dịch không có, nên dịch thêm vào đây. Đối chiếu hai bản thì thấy bản sau có cắt bỏ một vài đoạn ngắn và sửa đổi một vài từ.
Như chúng ta dã biết, môn Duy thức học nói về tâm, ý, thức rất trừu tượng và phức tạp, từ ngữ lại chuyên môn, sâu kín, khó hiểu nên khó mà dịch cho thông đạt dễ hiểu. Tác phẩm này lại nghiên cứu tư tưởng. Duy thức của Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo Bộ phái, tức nguồn gốc của môn học này, nên có những vấn đề khá mới mẻ, không như Duy thức học đã thành lập từ hồi Bồ tát Thế Thân về sau- dựa vào pháp điểm Đại thừa như kinh Giải Thâm mật, kinh Hoa nghiêm, luận Du già, luận Duy thức v.v.. để triển khai và hệ thống hóa. Do đó tác phẩm này cung cấp cho chúng ta một khái niệm về Duy thức ngay từ cội nguồn, từ trong kinh điển nguyên thủy. qua đó đối chiếu với Duy thức học trong hệ thống Phật giáo phát triển sẽ có những điều mới mẽ.
Do khả năng và kiến thức hạn chế, dù cố gắng thật nhiều, chắc chắn vẫn còn sai sót, mong độc giả lượng thứ và chỉ giáo cho. Nhân dịp sách ra đời, xin chân thành tri ơn Thượng tọa Thích Nguyên Chứng đã đề nghị và giúp đỡ dịch giả hoàn thành bản dịch này.
Dalat, ngày 10 tháng 06 năm 2004
Nhựt Chiếu
MỤC LỤC
Lời người dịch
PHẦN MỘT: TƯ TƯỞNG DUY THỨC TRONG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
Chương I: Khái quát tư tưởng Phật giáo Nguyên thủy
Tiết 1: Giới thiệu Phật giáo nguyên thủy
Tiết 2: Tư tưởng căn bản của Phật giáo Nguyên thủy
Tiết 3: Giải thích duyên khởi
Mục 1: Khảo sát số chi duyên khởi
Mục 2: Giảng giải thuyết 5 chi
Mục 3: Giảng giải thuyêt 10 chi
Mục 4: Giảng giải thuyết 12 chi
Mục 5: Sự dung quán của các thuyết
Chương II: Tư tưởng Duy thức hàm chứa trong Phật giáo Nguyên Thủy
Tiết 1: Mấy quan niệm về tư tưởng Duy thức
Tiết 2: Phật giáo nguyên thủy và tư tưởng Duy thức
PHẦN HAI: TƯ TƯỞNG DUY THỨC CỦA PHẬT GIÁO BỘ PHÁI
Chưong I: Khái niệm về Phật giáo Bộ phái
Tiết 1: Khái quát
Tiết 2: Hệ Độc Tử và tư tưởng bản thức
Chương II: Nghiên cứu nguồn gốc của bản thức luận
Tiết 1: Khái quát
Tiết 2: Hệ Độc tử và tư tưởng bản thức
Tiết 3: Hệ thuyết nhứt thiết hữu và tư tưởng bản thức
Tiết 4: Hệ phân biệt thuyết và tư tưởng bản thức
Tiết 5: Hữu phần thức
Chương III: Nghiên cứu nguồn gốc thuyết chủng tử và tập khí
Tiết 1: Khái quát tư tưởng chủng tử và tập khí
Tiết 2: Phiền não vi tế tiềm tại
Tiết 3: Sự tồn tại của nghiệp lực
Tiết 4: Chủng tử hữu lậu
Tiết 5: Chủng tử vô hậu
Chưong IV: Nghiên cứu nguồn gốc vô cảnh luận