BỈ VỎ
NGUYÊN HỒNG (192 trang)
NXB VĂN HỌC
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Trước Cách mạng Tháng Tám, trào lưu văn học hiện thực phê phán đã để lại một số tác phẩm có giá trị, đặc biệt trong thời kỳ Mặt trận dân chủ. Đông đảo bạn đọc đã yêu thích các tiểu thuyết Tắt đèn, Bước đường cùng, Bỉ Vỏ…Hình ảnh một xã hội thuộc địa phong kiến thối nát đang tan rã đã được tái hiện khá sinh động qua ngòi bút sắc sảo của Ngô tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng.
Tiểu thuýêt Bỉ vỏ của Nguyên Hồng được viết trong những năm 1935-1936, xuất bản lần đầu năm 1938 là một trong những tác phầm xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán.
Nhân vật chính của Bỉ vỏ là Tám Bính, một cô gái chất phác của làng quê, bị lừa gạt trong tình yêu rồi bị tập quán hữu lậu xua đuổi, lên thành phố lại bị đẩy vào con đường tội lỗi. Từ chỗ phải làm ngề mãi dâm, Tám Bính đã trở nên một “bỉ vỏ”- kẻ cắp lành nghề- và cuối cùng cả hai vợ chồng đều bị bắt giữa lúc Tám Bính hay tin đứa con duy nhất bị giết do chính tay người chồng sau của mình.
Nguyên Hồng đã thành công trong việc khắc họa những nét tiêu biểu của lớp người sống dưói đáy xã bội và qua đó, bạn đọc đã hình dung được cả cuộc sống lầm than. Đói khổ của quần chúng lao động, vạch trần bản chất xấu xa, thối nát của xã hội thực dân phong kiến. Cuộc sống cay cực không lối thoát của những người lao động nghèo khổ mà Tám Bính là một điển hình. Một con người lao động chất phác muốn được sống lương thiện nhưng không thể tìm ra con đường sống chân chính đã phải chống đối lại cái xã hội bất công nhưng càng vùng vẫy để vưon lên càng bị dìm sâu vào vũng bùn nhơ bẩn.
Bỉ vỏđã nêu được phần nào những mâu thuẩn gay gắt giữa giai cấp thống trị và quần chúng bị áp bức. Bỉ vỏ là một lồi tố cáo đanh thép chế độ cũ.
Thực hiện chức nămh của Nhà xuất bản, đồng thời cũng để đáp ứng yêu cầu của bạn đọc cả nước, chúng tôi sẽ lần lựơt in lại những tác phẩm có giá trị tiêu biểu của nền văn học trước và sau Cách Mạng tháng Tám. Lần này chúng tôi cho in lại tiểu thuýêt Bỉ vỏ để giới thiệu cùng bạn đọc.
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC