Tìm Sách

Giảng Luận >> Phật giáo những vấn đề Triết Học


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Phật giáo những vấn đề Triết Học
  • Tác giả : O. O. Rozenberg
  • Dịch giả : Thích Thanh Tứ
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 235
  • Nhà xuất bản : Trung tâm TƯ LIỆU PHẬT HỌC, Hà Nội – 1990
  • Năm xuất bản : 1990
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 1201000006900
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

 PHẬT GIÁO NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TRIẾT HỌC

O.O ROZENBERG ( 235 trang)

Trung tâm TƯ LIỆU PHẬT HỌC Xuất bản

Hà Nội – 1990

 

LỜI NÓI ĐẦU

Công trình đang ở trước mắt bạn đọc, phần hai của bộ “Đại cương nghiên cứu Phật giáo qua tài liệu Trung Quốc và Nhật Bản” là kết quả công việc chuyên môn mà chúng tôi thu được sau 4 năm làm việc tại Nhật Bản. Nhiệm vụ mà khoa các ngôn ngữ phương Đông đặt ra cho chúng tôi trong đợt công tác  ở Nhật Bản vào năm 1912 là nghiên cứu ngữ văn và các văn bản tôn giáo, triết học Nhật Bản.

Mảng văn học tôn giáo triết học là lĩnh vực của bộ môn Nhật học và hầu như chưa được biết tới ở Châu Âu. Khi tìm hiểu mảng văn học Nhật về Phật giáo và Thần đạo, chúng tôi nhận thấy cần trước tiên phải viết một giáo trình về từ vựng vì thiếu công cụ này thì không thể nghiên cứu ngữ văn được.

Tập tài liệu từ vựng, tức phần đầu của “Đại cương…” có ý nghĩa quan trọng về hai mặt. Một mặt, đó là những quy tắc từ vựng học của những thuật ngữ về tôn giáo và triết học của Phật giáo, và phần nào của thần đạo. Mặt khác phần đầu của “Đại cương” là cuốn tự điển đối chiếu các thuật ngữ triết học của tiếng Trung Quốc, Nhật và Sanskrit.

Phần hai của công trình, tức tác phẩm này có ý nghĩa chung hơn vì nó đề cập tới những vấn đề triết học Phật giáo. Ở công trình này, chúng tôi cố chỉ ra cơ sở triết học Phật giáo chung mà từ đó nảy sinh ra vô vàn những học thuyết khác nhau. Chúng tôi gọi công trình này của mình là “Khái quát một cách hệ thống những  vấn đề” chứ không gọi là hệ thống triết học Phật giáo vì không có những hệ thống chung bên cạnh những tông phái riêng biệt. Bởi vậy cố gắng tạo ra một hệ thống Phật giáo trừu tượng chung như vậy là một viêc làm vô ích chỉ tồn tại những hệ thống riêng biệt của những tông phái và những tác giả khác nhau. Nhưng những hệ thống đó lại thống nhất ở tính chung khái quát của những vấn đề, những phương thức, nhửng cách giải quyết và những kết luận. Những hệ thống đó khác biệt nhau, chúng ta có quyến nói về một “Phật giáo” chung cũng như về thế giới quan  đặc trưng của Phật giáo, theo kiểu như chúng ta thường nói về một “Thiên chúa giáo” chung, nhưng kỳ thực cũng đã bị phân chia ra thành một loạt những xu hướng thù địch nhau.

Quy tắc phương pháp luận quan trọng nhất để thiết lập nên công trình này là điều chúng tôi cho rắng, nghiên cứu Phật giáo phải bắt đầu từ sự hiểu biết về những hình thức  mà nó còn tồn tại ở Nhật Bản, mới dễ dàng chuyển sang nghiên cứu những hình thức cổ của Phật giáo.

Cuối cùng, trong khi trình bày những điểm cốt yếu của Phật giáo, chúng tôi sẽ cố gắng dùng ngôn từ thông dụng trong các  sách vở về triết học của chúng ta, cố tránh những thuật ngữ quá ước lệ và quá chuyên sâu, cố không dẫn ra những  loại văn bản  trích từ kinh sách, để tập trùng vào phân tích những vấn đề chính. Khi truyền đạt những thuật ngữ, chúng tôi sẽ cố nắm bắt  bản chất học thuyết  triết học của chúng, trước hết trên cơ sở những tài liệu mà chúng tôi trực tiếp sử dụng được và có trong tay- những tài liệu Nhật Bản và Trung Quốc, rồi đem bổ xung vào đối chiếu thuật ngữ đó với các tài liệu bằng tiếng Sanskrit.

Xin lưu ý độc giả một điều nữa, trong công trình này, chúng tôi sử dụng các thuật ngữ gốc bằng tiếng Sanskrit để thay cho các thuật ngữ bằng tiếng Nhật hay tiếng Trung Quốc. Sở dĩ chúng tôi  làm như vậy là bởi vì với khối sách vở Âu châu viết về Phật giáo. Những đối sánh bằng tiếng Nhật và tiếng Trung Quốc được đưa vào phần chú thích chứ không cho vào văn bản chính. Bởi lý do đó, nên trong phần chính của công trình, sẽ ít gặp các từ Nhật Bản, mặc dầu công trình  lại gắn bó rất chặt chẽ với mảng văn bản giáo lý của Nhật Bản.

                                                      Petrograt, tháng 3 năm 1918

                                                              O. Rozenberg

 

MỤC LỤC

Lời giới thiệu

I.              Các hệ thống triết học – tôn giáo ở Nhật bản và Phật giáo

II.              Về việc nghiên cứu Phật giáo và Nhật Bản và Trung Quốc

III.             Các giai đoạn triết học Phật giáo Vasubandu và Huyền Trang

IV.            Những vấn đề triết học Phật giáo Siêu hình học

V.            Hệ thống thế giới quan Phật giáo. Các sơ đồ giáo lý

VI.           Thuật ngữ “Dharma” và “Abhidrharma”, “Abhidrharmakosa”

VII.         Thuyết Dharma như là cơ sở của giáo lý Phật giáo.

VIII.          Nhận thức luận và bản thể luận trong Phật giáo. Tính hai nghĩa của những thuật ngữ

IX.            Phân loại Dharma

X.             Rupa

XI.            Chúng tử luận và “các đại chúng” (Mahsbhuta). Các thuật ngữ “rupa” và “avijnapti”

XII.          “Visaya” và “Indria”

XIII.          “Citta”, “Manas” “Vijnana”

XIV.          “Samskara”

XV.          “Hetu”, “Pratyaya”, “phala”

XVI.           Sinh thể (“Santena”). Nghiệp (“Karma”). Lý duyên khởi

XVII.            Các dạng chúng sinh. Các tập đồ của thiền

XVIII.           Chân Như, Phật. Vô minh và giải thoát

XIX.              Về các tông phái Phật giáo. Vấn đề quan hệ của Phật giáo với các hệ thống khác.

Mục lục.

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Trung Luận Giảng Giải
Trung Luận Giảng Giải
Giảng Giải Luận Đại Thừa Khởi Tín
Giảng Giải Luận Đại Thừa Khởi Tín
Hiện Tượng Báo Ứng Nhân Quả
Hiện Tượng Báo Ứng Nhân Quả
Giảng giải Kinh Đại Bảo Tích
Giảng giải Kinh Đại Bảo Tích
Đức Phật và những vấn đề thời đại
Đức Phật và những vấn đề thời đại
Vô Ngã và Luân Hồi
Vô Ngã và Luân Hồi
Giảng giải kinh Bát Nhã
Giảng giải kinh Bát Nhã
Lược giảng Luận Trung Quán
Lược giảng Luận Trung Quán
Kinh doanh theo quan điểm đạo Phật
Kinh doanh theo quan điểm đạo Phật
Nhập Bồ Tát Hạnh Bodhisattvacharyavatara
Nhập Bồ Tát Hạnh Bodhisattvacharyavatara
Lược giải Luận Trung Quán
Lược giải Luận Trung Quán
Luận Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn
Luận Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn