Tìm Sách

Giảng Luận >> Làm thế nào để tiêu trừ nghiệp chướng thẳng tiến đến thành Phật


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Làm thế nào để tiêu trừ nghiệp chướng thẳng tiến đến thành Phật
  • Tác giả : .
  • Dịch giả : Thích Minh Kiết
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 411
  • Nhà xuất bản : Kinh Ấn Tống
  • Năm xuất bản : 2010
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 12010000011508
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TIÊU TRỪ NGHIỆP CHƯỚNG

THẮNG TIẾN ĐẾN THÀNH PHẬT

Người dịch: Thích Minh Kiết

            Khi lễ lạy tổ tiên, chúng ta phải quán tưởng là mình hướng dẫn tổ tiên và oán thân trái chủ cùng đến lạy Phật, tụng kinh, trì chú; đồng thời chúng ta cúng thêm pháp thí thực, cam lộ thủy và pháp thực. Nếu làm được như thế thì công đức siêu độ tổ tiên hoặc oán thân trái chủ sẽ rất lớn. Từ tận đáy lòng mình, chúng ta phải khởi lên cái tâm hóa giải nghiệp chướng của mình hoặc oán thân trái chủ. Vì thế, muốn sám hối tiêu trừ nghiệp chướng thì sự thành tâm là điều quan trọng nhất. Còn nếu như chúng ta tham gia pháp hội cầu siêu, đóng góp tiền vào pháp hội mà tâm không chí thành thì công đức ấy rất ít. Chỉ có sự sám hối chân thành, chân ý xuất phát từ nội tâm mới có thể chuyển hóa sức công đức thành mạnh lớn thù thắng hơn và mới có thể được chư Phật, Bồ tát gia trì, nghiệp chướng nơi thân của mình nhờ công đức tối thắng này mà được dứt trừ, thoát khỏi biển khổ.

            Khi chúng ta chuyên tâm niệm danh hiệu Phật thì các ác linh này không dám đến gần. Mỗi khi chúng ta nhìn thấy vợ chồng cãi nhau thì cả hai người dường như đánh mất lí trí; bất luận là nam hay nữ, dường như họ rất dễ bị tức giận bởi lời nói của đối phương.

            Nói đến hàng Phật tử của chúng ta, tốt nhất là vợ chồng có duyên với Phật, cùng nhau tu học Phật pháp, nếu không thì bị chướng ngại nghiệp thế tục rất nặng, Nghiệp thế tục là gì? Là năm độc: tham, sân, si, mạn, nghi. Nó khiến chúng ta nổi trôi sinh tử, rơi trong nhà lửa vô thường. Nhưng tín ngưỡng tu trì Phật pháp chánh tín là sự khởi đầu của đời sống tự giác, còn là chiếc bè báu đưa chúng ta thoát khỏi biển cả sinh tử. Cho nên ở nơi nào có nghiệp thế tục thì nơi đó có oán thân trái chủ và tất nhiên là họ không thích quí vị tu hành Phật pháp, thoát khỏi sinh tử.

            Vây rốt cuộc chúng ta phải làm thế nào? Sám hối! lại còn phải hiểu ý nghĩa sám hối, tinh tấn thực hành thì mới thật sự tiêu trừ nghiệp chướng, thoát khỏi khổ nạn. Phần đông mọi người không biết, tất cả những việc xảy ra hiện tại đều là quả báo đời trước chúng ta tạo nghiệp mà chiêu cảm, hoàn toàn là do mình làm mình chịu. Trừ phi là tự mình chí thành sám hối, ra sức hoàn thiện bản thân; bằng không thì chẳng có ai cứu được mình. Nhưng người bình thường không hiểu được những nguyên nhân khổ nạn của vận mệnh này. Do đó, một khi nạn tai ập đến, phần lớn là họ đều hoảng hốt lo sợ, đi khắp nơi cầu thần, xem bói, cúng tế để thay đổi vận mệnh; kết quả đượcvận mệnh tốt một chút, may mắn gặp được vị chánh thần giúp đỡ, ít nhiều gì cũng hóa giải được những nạn tai này. Thế nhưng, sau khi giải quyết vấn đề, chúng ta vẫn làm vẫn tìm, tạo nhiều các nghiệp ác, đợi đến khi nạn tai ập đến, lại đi cầu thần cúng tế để mong thay đổi. Cứ như thế xảy ra luôn và phiền não cũng theo đó mà không dừng.

            Ngày nay, trong quá trình chúng ta tu học Phật, bất luận là tại gia hay xuất gia, chúng ta đều phải gặp nghịch cảnh, chướng duyên rất nhiều. Trước tiên là những người thân ở xung quanh chúng ta, như cha mẹ, chồng hoặc vợ con, nếu như không có học Phật thì họ sẽ khởi cái tâm thế tục là sợ mất quí vị, và cố nhiên, ma oán và chướng ngại tất nhiên sẽ càng sinh ra. Thiên ma thì nhân cơ hội này lợi dụng tình cảm thế tục, tánh tham ái chấp trước, niệm xưa khó quên của bạn bè, người thân xung quanh quí vị, để gây chướng ngại cho chí nghiệp học Phật của quí vị. Tất nhiên là thiên ma mong muốn càng có nhiều người bị đọa lạc vào dòng thế tục, chúng dùng trăm mưu ngàn kế để xúi giục bạn bè, người thân của quí vị, khiến cho họ sinh tâm ích kỷ và tâm tham ái khó bỏ.

 

MỤC LỤC

Làm thế nào để tiêu trừ nghiệp chướng thẳng tiến đến vô thượng bồ đề

Xây dựng gia đình Phật hóa thiên vợ chồng

Thiên giáo dục con cái

Thiên chí tình

Quán Thế Âm Bồ Tát

Ghi lại sự hoằng pháp của Pháp Sư Chứ Vân

Trích từ giảng nghĩa ba mươi bảy phẩm trợ đạo của Pháp Sư Chứng Nghiêm ở Từ Tế

Trích từ truyện Phật sống ở Kim Sơn và Văn Sao của Đại Sư Ấn Quang

Trích từ lời khai thị của trưởng lão Diệu Liên ở chùa Linh Nham

Chấp trì thánh hiệu nhất tâm đời này quyết định vãng sanh Tây Phương

Tất cả bệnh đều có thuốc trị đặc hiệu

Giảng ký chương thanh tịnh minh hối Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm

Giảng ký kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ

Trích từ nhân duyên vẽ Phật của Pháp Sư Đạo Chứng

Giảng nghĩa Phật thuyết kinh Vô Lượng Thọ

Trích giảng ký kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Pháp ngữ một bức thư trả lời khắp của Đại Sư Ấn Quang

Tuyển tập tịnh độ của Lão Tuyết Lô

Đề phòng ma tham đắm

Ý nghĩa Đại Bi Sám

Chuyện kể về Hàn San, Thập Đắc và Phong Can

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Am May Ngũ
Am May Ngũ
43 Công án của Trần Thái Tông
43 Công án của Trần Thái Tông
Thanh Từ toàn tập 1
Thanh Từ toàn tập 1
Tám quyển sách quý
Tám quyển sách quý
Luận thuyết mới về Tịnh Độ và lợi ích của việc hành Thiền
Luận thuyết mới về Tịnh Độ và lợi ích của việc hành Thiền
Chú Đại Bi giảng giải
Chú Đại Bi giảng giải
Thánh Đăng Lục giảng giải
Thánh Đăng Lục giảng giải
Bát Nhã Trực Giải
Bát Nhã Trực Giải
Kinh Duy Ma Cật giảng giải
Kinh Duy Ma Cật giảng giải
Kinh Thập Thiện giảng giải
Kinh Thập Thiện giảng giải
Bát Đại Nhân Giác giảng giải
Bát Đại Nhân Giác giảng giải
Nguồn An Lạc
Nguồn An Lạc