Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> Ngôn ngữ Pali mẹ đẻ tiếng Sanskrit


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Ngôn ngữ Pali mẹ đẻ tiếng Sanskrit
  • Tác giả : Habir Angaree
  • Dịch giả : Hữu Minh
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 223
  • Nhà xuất bản : Tôn giáo - Hà Nội
  • Năm xuất bản : 2008
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 12010000011868
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

NGÔN NGỮ PALI

MẸ ĐẺ TIẾNG SANSKRIT

1

Với cuộc mổ xẻ phân tích toàn diện tác phẩm

"Fowlers' Howlers" Tiếng rú của người bắn chím

 

Nguyên tác: Pali mother of Sanskrit

                                             Tác giả:            HaBir Angar Ee

                                             Dịch giả:         Hữu Minh

NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO - HÀ NỘI 2008

 

LỜI GIỚI THIỆU

Bất kỳ vị Bà la môn nào cho dù học thức hay mù chữ, có kiến thức hay quê mùa, giàu có hay nghèo khổ, là dân thành thị hay sống ở nông thôn, đều tự nhận mình là người lão luyện về kiến thức văn chương và tiếng Sanskrit (Sanskrit). Đa số các cộng đồng người Ấn Độ khác cũng đều tin tưởng đó là chân lý. Bất kỳ kẻ vô minh, xan tham, bảo thủ hay đần độn nào cũng đều có thể tự bào chữa cho niềm tin hão huyền đó; nhưng làm sao một học giả uyên bác, một nhà văn, nhà khoa học, nhà tư tưởng xã hội lại có thể bào chữa cho điều sai trái này được. các vị học giả chức cao quyền rộng trong đẳng cấp Bà-la-môn đã cố tình hay quá tự phụ phạm phải điều sai trái như vậy và hầu như đa số các vị học giả uyên bác có chức có quyền ngoài đẳng cấp Bà la môn cũng đều tin tưởng như vậy. Phải chăng đấy chẳng phải là điều điên rồ đối với nền giáo dục, nền triết học, khoa học văn hóa và văn chương Bà la môn hay sao?

Quả thật, tiếng Saskrit có là tiếng mẹ đẻ ra của tất cả mọi ngôn ngữ trên thế giới này hay không? Để biết được sự thật này là điều khẩn cấp và cần thiết để nghiên cứu kho tàng thổ ngữ cổ đại của quốc gia này. Thực tế là tiếng Sanskrit không phải là một thổ ngữ và không thấy xuất phát vào thời Phệ Đà; nhưng đây là một ngôn ngữ đã đủ bản lãnh như tiếng Pali để ra đời như tiếng Pali là tiếng Sanskrit. Chính vì thế tiếng Sanskrit không thể trở thành một ngôn ngữ Phệ Đà theo đúng qui trình ngôn ngữ hoàn toàn trên thế giới này. Thay vào đó chính tiếng Pali mới là ngôn ngữ đầu tiên nơi tính độc nhất vô nhị của nó, là điều có thể khẳng định được nhưng là một ngôn ngữ hiểu theo nghĩa hiện tại. Tiếng Pali xuất hiện và được biết đến như là một ngôn ngữ do những đặc tính đặc biệt từ thời Đức Phật.

Tôi phải mang ơn trước tiên đến Ngài D.M Rangari và các bạn của ông vì đã gửi đến cho tôi cuốn sách"Fowlers' Howler's" từ thành Poone; và các bạn của tôi là Ngài B.K Munghate đã cung cấp cho tôi tài liệu. Tôi cũng phải bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với ông G.P. Madavkar, và thư viện Rammanohar Lohiya, Ashoknagar, Nagpur, là nơi đã cung cấp cho tôi đầy đủ các sách tham khảo.

 Tôi cũng phải bày tỏ lòng biết ơn với ông .K.T.Akre vì những tình cảm nồng nàn và những lời động viên quí báu để xuất bản cuốn sách này. Hơn nữa, tôi phải cám ơn ông G.P Hedau, T.M. Chavhan, ông G.M. Rangari, ông S.S Sahare và Bà Sujata Rangari. Thiếu sự giúp đỡ của họ thời công việc thì công việc viết lách cuốn sách này không đi đến chỗ hoàn tất.

Tôi cũng gửi lời cám ơn đến ông M.Z.o Bhaisare, đã cung cấp cho tôi giấy in (Paper Printers) Mata Mandir Balabhaupeth. Napur. Vì những giúp đỡ quí báu và đã thiết kế, kiểm tra và đem ra xuất bản cuốn sách này một cách thành công đúng thời hạn qui định.

Nagpur, ngày 14 tháng 10 năm 1994

HaBir Angar Ee

Mục Lục

LỜI GIỚI THIỆU

 

PHẦN 1  TIẾNG SANSKRIT MỘT VẤN ĐỀ NAN GIẢI

 

Chương 1: Những bí ẩn nơi tiếng Sanskrit

Chương 2: Vấn đề nan giải chính

Chương 3: Hậu cảnh Phệ Đà và những cải cách thổ ngữ do Đức Phật thực hiện

Chương 4: Nguồn gốc từ Pali

Chương 5: Tiếng Pali thừa kế ngôn ngữ Phệ Đà đích thực

Chương 6: Tình báo Bà la môn đằng sau cuộc nổi loạn phản kháng

Chương 7: Nguồn gốc tiếng Sanskrit

Chương 8: Nguồn gốc tiếng Sanskrit như là một ngôn ngữ

Chương 9: Mục tiêu và những hệ lụy việc từ chối nghiên cứu kinh Phệ Đà

Chương 10: Phải chăng tiếng Sanskrit bắt nguồn từ tiếng Pali

 

PHẦN 2  ANH QUỐC VÀ CÁC PHẬT TỬ

Chương 11: Người Brythons Xen Tơ là ai?

Chương 12: Mối tương quan giữa những biểu tượng của người Ấn Độ và của người Xen Tơ

Chương 13: Những người Xen Tơ hay những người Phật tử đã hiện diện tại Anh Quốc

 

PHẦN 3  NGHIÊN CỨU CHI TIẾT VỀ TÁC PHẨM FOWLERS HOWLERS

Chương 14: Fowlers' howlers một âm mưu

Chương 15: Cuộc khám nghiệm "tử thi" tác phẩm "Fowlers' howlers"

Chương 16: Bằng không, sợ hãi sẽ biến thành cơ sở cho chiến tranh giữa các nhóm chủng    tộc và tôn giáo sẽ diễn ra

 

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Thiền Nguyên Thủy và Thiền Phát Triển
Thiền Nguyên Thủy và Thiền Phát Triển
Những cõi giới vô hình và hữu hình
Những cõi giới  vô hình và hữu hình
Lục Diệu Pháp Môn
Lục Diệu Pháp Môn
Luận Tối Thượng thừa
Luận Tối Thượng thừa
Phật Pháp là thiết thực
Phật Pháp là thiết thực
Tại sao tu Thiền
Tại sao tu Thiền
Pháp Hoa Đề Cương
Pháp Hoa Đề Cương
Đâu Là Chân Hạnh Phúc
Đâu Là Chân Hạnh Phúc
Cành Lá Vô Ưu
Cành Lá Vô Ưu
Bước Đầu Học Phật
Bước Đầu Học Phật
Phật giáo trong mạch sống dân tộc
Phật giáo trong mạch sống dân tộc
Nghiên cứu kinh Lăng Già
Nghiên cứu kinh Lăng Già