Tìm Sách

Giảng Luận >> Luận thuyết mới về Tịnh Độ và lợi ích của việc hành Thiền


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Luận thuyết mới về Tịnh Độ và lợi ích của việc hành Thiền
  • Tác giả : Đại sư Ấn Thuận
  • Dịch giả : Nguyễn Văn Phát
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 275
  • Nhà xuất bản : Trung tâm tư liệu Phật học Việt nam - Hà Nội
  • Năm xuất bản : 1991
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 12010000005343
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

LUẬN THUYẾT MỚI VỀ TỊNH ĐỘ

VÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC HÀNH THIỀN

  Đại sư  Ấn Thuận

HÀ NỘI 1991

 

LỜI GIỚI THIỆU

          Trong suốt chặng đường hoằng pháp độ sinh của đức Phật từ bước đầu chuyển bánh xe pháp "Tứ diệu đế" tại vườn Lộc uyển cho năm thầy tỷ khiêu Kiều Trần Như đến giờ phút Niết bàn độ thầy Tu Bạt Đà La với hơn ba trăm hội thuyết pháp đức Thế Tôn đã dùng nhiều phương pháp thuyết giảng của bậc đại sư "khai quyền hiển thực" hướng dẫn chúng sinh chuyển mê thành ngộ tới đích giải thoát. Trên mặt giáo dục, ngài dạy chúng sinh theo phương pháp "Tứ tất đàn" để tùy thuận căn cơ lợi, độn được lợi ích, mong muốn con người trở về cội nguồn chân tâm thường trụ thanh tịnh. Giáo pháp Thế Tôn thuyết giảng được các bậc Tổ đức chia thành "Thập nhị bộ kinh". Trong số 12 bộ này có bộ "Tự thuyết" đó là nền giáo lý Tịnh độ, không cần phải có các đệ tử thưa hỏi đức Phật mới nói mà chính đây kinh "Vô vấn tự thuyết" đã từ kim khẩu Thế Tôn tán thán ca ngợi Tây phương Cực Lạc. Thế giới Cực Lạc được hiểu theo hai mặt giáo lý là Sự và Lý. Về Sự, cách đây hàng vạn ức cõi có quốc độ gọi là Cực Lạc, ở đó có đức giáo chủ A DI ĐÀ và các chúng sinh đang tu bên đó. Về mặt Lý, đức Thế Tôn dạy ngay thế gian này chuyển hóa Uế độ thành Tịnh độ "tự tính DI ĐÀ, duy tâm Tịnh độ".

          Nến giáo lý Tịnh độ được phổ biến và truyền bá rộng rãi ở các nước đại thừa giáo Trung Hoa, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Bắc, Việt Nam... Ngay từ thế kỷ thứ 6 Hội Liên xã được thành lập, được các ngài Tuệ Viễn, Đàm Loan, Đạo Xước nhiệt tình xiển dương mọi người tu theo với phương pháp "Tín, Nguyện, Hành". Từ đó đến nay, căn cơ Phật tử các địa phương trên tiếp thu giáo lý Tịnh độ coi như phương pháp dễ tu dễ chứng.

          Ni Sư Tính Huỳnh - Giám đốc nhà xuất bản Chính văn đã tặng Trung tâm tư liệu Phật học Việt Nam toàn bộ "Diệu Vân tập" đó là tuyển tập của đại sư Ấn Thuận, bậc cao tăng đương thời của Trung Quốc. Bộ sách này là một phần kết tinh tâm huyết của đại sư đã suốt đời nghiên cứu, ham học, ảnh hưởng được tiếp sự cách tân "giáo chế" của đại sư Thái Hư trong Phật giáo cận đại. Cuốn sách này là một phần trong "Diệu Vân tập". Đây là cuốn sách ghi lại toàn bộ các bài giảng tại các giảng đường Phật học trong và ngoài nước của đại sư Ấn Thuận, tác phẩm đã phản ánh quan điểm mới về Tịnh độ. Tác giả phân tích kỹ lưỡng tỉ mỉ dưới lăng kính khoa học ngày nay về thế giới Cực Lạc của tịnh độ Tây phương, nhằm giảng cho người đọc thấy được tịnh độ phải ngang qua sự tu chứng, đó không phải là giáo điều, viển vông, xa thực tế. Muốn đạt được hành giả phải qua giai đoạn thực tu "Tín, Nguyện, Hành" để đi về một mối "Vạn sự đồng quy" tránh xa tư tưởng cho Phật, Bồ tát như là một đấng siêu nhiên đầy quyền uy nên mới có biểu hiện: "Ngày thường chẳng dâng hương, lúc chết mới ôm chân Phật"

          Toàn bộ cuốn sách có 6 chương, nhưng nội dung tóm tắt thành 3 phần cính:

          1. Luận thuyết mới về Tịnh độ: Đại sư thuyết trình về ý nghĩa Tịnh độ và chỉ rõ cõi Tịnh độ trung tâm Di Đà. Tịnh không có nghĩa là tịnh với nhiễm mà tịnh là thanh tịnh không nhiễm ô, không có sai lầm, tội lỗi, sân hận mà là thanh tịnh trang nghiêm. Tịnh đây do tâm tịnh nên Phật độ tịnh cũng tức chúng sinh tịnh.

          Trong mục này, tác giả cho người đọc và Phật tử thấy rõ quan điểm và sự khác nhau của Tịnh trang nghiêm và Tịnh độ vãng sinh, dựa trên lý và sự của Tịnh độ. Tịnh độ là cõi Phật thanh tịnh đó là quốc độ lý tưởng nhân gian, khi trí chứng cứu kính được tính không để hiển minh tính thanh tịnh thì Tịnh độ ngoài ý nghĩa trên còn mang tính xã hội. Nói trang nghiêm thanh tịnh là vô hạn tự do, an lạc, bình đẳng và hạnh phúc - hào quang Phật chiếu khắp; mọi người an trụ đại thừa.

          2. Những điểm cần thiết của người tin: "Xưng danh niệm Phật".

          Kính nói: "Chư kinh sở tán, tận tại Di Đà" đều là những điều ca ngợi tột đỉnh về Cực Lạc, Tịnh độ, trong các kinh điển đại thừa thường thường nhắc tới. Từ xưa đến nay, vấn đề xưng danh và niệm Phật theo tác giả nó là một. Phương pháp niệm Phật A DI ĐÀ là một trong những phương pháp dễ tu dễ chứng. Muốn đạt tới mục tiêu vãng sanh Tịnh độ, hành giả phải trước nhất tự tin vào tự lực. Tuy nói mình có thể và chắc chắn sẽ đạt được, song cũng không vì đó mà tự mãn quên mất sự trợ giúp của tha lực. Tha lực đây do nguyện lực của A DI ĐÀ mà có. Trong phần này tác giả khuyên tất cả mọi người tu Tịnh độ dựa trên ba yếu tố quan trọng "Tín, Nguyện, Hành". Ba điều này kết hợp hài hòa không thể thiếu được. Phải chuyên cần như người thợ vẽ, người tập viết, lúc ban đầu tuy xấu hoặc giả viết ẩu, song lâu dần dần thành quen và tới đích vẽ, viết đẹp. Niệm Phật cũng phải theo nghi thức thì mới đủ dữ kiện để vãng sinh.

          3. Xưa kia có quan niệm người tu Thiền chê bai pháp môn niệm Phật cầu sinh Tịnh độ, mà coi như hai phương pháp tu khác biệt. Song ngày nay thực chất tu Tịnh độ có cả Thiền. Niệm Phật, "nhất tâm bất loạn" chẳng có Thiền đó sao? Do vậy cuốn luận thuyết mới về Tịnh độ và lợi ích của việc hành Thiền một phần nào giúp độc giả hiểu thêm về Thiền và mối liên quan giữa Thiền và Tịnh độ.

          Tôi hoan hỷ được đọc bản thảo này xin chân thành tán thán Đại sư và giới thiệu cùng quý vị. Chúc quý vị đạt tới sự an vui giải thoát ngay thế gian này.

                                                                                 Tỷ khiêu Thích Bảo Nghiêm

 

MỤC LỤC

 

A. LUẬN TUYẾT MỚI VỀ TỊNH ĐỘ

1. Ý nghĩa của Tịnh độ trong Phật pháp

2. Các loại Tịnh độ

3. Tình hình chung về tịnh độ

4. Tịnh độ Di Lặc

5. Quan điểm tịnh độ lấy DI ĐÀ làm trung tâm

6. Cõi Phật và cõi Chúng sinh

7. Trang nghiêm tịnh độ và vãng sinh tịnh độ

8. Xưng danh và niệm Phật

9. Đạo dễ tu hành và đạo khó tu hành

II. SƠ LƯỢC VỀ NIỆM PHẬT

1. "Phật thất"

2. Phật A DI ĐÀ và thế giới Cực lạc

3. Ba đặc trưng của Pháp môn niệm Phật

4. Ba điều quan trọng của niệm Phật

5. Niệm Phật

6. Nhất tâm bất loạn

7. Vãng sinh và dứt đường sinh tử

8. Kết luận: Thâu tóm ý nghĩa quan trọng

III. CẦU XIN CÕI TRỜI VÀ VÃNG SINH TỊNH ĐỘ

IV. KHAI THÁC NHỮNG ĐIỀU VỊ DIỆU CỦA TỊNH ĐỘ ĐÔNG PHƯƠNG

1. Lời dẫn

2. Tịnh độ Đông Phương là sự tịnh hóa của cõi trời

3. Tịnh độ Đông Phương là trốn cực lạc của nhân gian

4. Tịnh độ Đông Phương là cõi tràn đầy ánh sáng

5. Sự biểu hiện trung tâm của Tịnh độ Đông phương

 

B. THIỀN

 

* Cơ sở tư tưởng của Phật giáo

* Công năng của tọa thiền

I. Tọa thiền một món tài sản

II. Nhân thân đáng quý

III. Công hiệu của tọa thiền dưới con mắt các nhà khoa học

IV. Sự bảo đảm an toàn đối với thân tâm

V. Sự điều hòa và giải phóng thân tâm

VI. Bồi dưỡng một nhân cách hoàn mỹ

* Từ cái tôi tiểu ngã đến cái vô ngã

I. Thiền là gì?

II. Ba giai đoạn của tọa thiền

III. Công án

IV. Thiền bệnh

V. Bái sư

VI. Giữa thầy và trò

* Thiền - Như lai quá khứ

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Luận Du Già Sư Địa (Tập 1)
Luận Du Già Sư Địa (Tập 1)
Bến bờ tuệ giác
Bến bờ tuệ giác
Hương Vị Pháp Bảo
Hương Vị Pháp Bảo
Từ chánh niệm đến giác ngộ - Cẩm nang của người tu thiền
Từ chánh niệm đến giác ngộ - Cẩm nang của người tu thiền
Nhân duyên học
Nhân duyên học
Lời Phật dạy trong kinh tạng Nikaya-tập1
Lời Phật dạy trong kinh tạng Nikaya-tập1
Nhị khóa hiệp giải
Nhị khóa hiệp giải
Ước Hẹn Với Sự Sống
Ước Hẹn Với Sự Sống
Tương Lai Văn Hóa Việt Nam
Tương Lai Văn Hóa Việt Nam
Tương Lai Thiền Học Việt Nam
Tương Lai Thiền Học Việt Nam
Tuổi Trẻ Tình Yêu và Lý Tưởng
Tuổi Trẻ Tình Yêu và Lý Tưởng
Bưởi
Bưởi