Tìm Sách

Giảng Luận >> Luận Du Già Sư Địa (Tập 1)


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Luận Du Già Sư Địa (Tập 1)
  • Tác giả : Bồ tát Di Lặc - Bồ tát Vô Trước
  • Dịch giả : Cư sĩ Nguyễn Huệ
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 797
  • Nhà xuất bản : Hồng Đức
  • Năm xuất bản : 2013
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 120100000012245
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

LUẬN DU GIÀSƯ ĐỊA

ĐẠI TẠNG SỐ 1579/100

(TẬP 1: Từ quyển 1 đến quyển 27)

Bồ tát Di Lặc giảng thuật, Bồ tát Vô Trước ghi

Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng.

Việt dịch: Nguyễn Huệ

NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

MỤC LỤC TỔNG QUÁT

TẬP I: Từ quyển 1 đến hết quyển 27

    TẬP II: Từ quyển 28 đến hết quyển 53

     TẬP III: Từ quyển 54 đến hết quyển 78

       TẬP IV: Từ quyển 79 đến hết quyển 100

Lời giới thiệu

          Luận Du Già Sư Địa(Phạn: Yogacàrabhùmi - sàtra), tác giả là Bồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602-664), gồm 100 quyển (ĐTK/ĐCTT, Tập 30, N0 1579, trang 279 - 882A). Đây là một trong ba Bộ Luận thuộc loại đồ sộ bậc nhất hiện có trong Hán Tạng (*), là một trong những tác phẩm căn bản nhất của Tông Duy Thức - Pháp Tướng, là một trong các Bộ Luận nổi tiếng nhất của Phật giáo Bắc truyền thuyết minh quảng diễn rất đầy đủ về Địa Bồ tát, với những quá trình nhận thức, hành trì, tu tập chứng đắc đạo quả Bồ đề vô thượng của Bồ tát Đại thừa.

            Du Già (Yoga) là từ phiên âm, dịch nghĩa là Tương ưng. Đó là pháp hành quán dựa vào phương thức điều hòa hơi thở để tập trung tâm niệm vào một điểm, lấy việc tu Chỉ - Quán (Xa ma tha, Tỳ bát xá na) làm chính, nhằm đạt tới chỗ nhất trí, tương ưng hài hòa giữa tâm - cảnh. Người thực hành pháp quán Du Già gọi là Sư Du Già. Cảnh giới mà Sư Du Già dựa vào để thực hành gọi là Địa của Sư Du Già. Theo Đại sư Khuy Cơ (632 - 682) trong Thành Duy Thức Thuật Ký thì Tương ưng có 5 nghĩa: Tương ưng với Cảnh: Tức không trái với tự tánh của tất cả các pháp. Tương ưng với Hành: Nghĩa là cùng với các hành như định, tuệ tương ưng. Tương ưng với : Tức tương ưng với lý an lập, phi an lập nơi hai đế. Tương ưng với Quả: Nghĩa là có thể chứng đắc đạo quả Bồ đề vô thượng. Tương ưng với Căn cơ: Tức đã đạt được quả viên mãn thì cứu độ tạo lợi ích cho chúng sinh theo cơ duyên ứng - cảm, thuốc bệnh tương ứng.

            Luận Du Già Sư Địa mô tả pháp quán của Hành Du Già (Yogacàra) chủ trương đối tượng khách quan chỉ là hiện tượng giả hiện của Thức A lại da (Àlaya - Vijinàna) thuộc tâm thức căn bản của loài người cần xa lìa những quan niệm đối lập như có - không, tồn tại - không tồn tại... thì mới có thể ngộ nhập trung đạo (Phật Quang ĐTĐ trang 5531 B-C). Thật ra thì đấy chỉ là những tóm tắt về các điểm chính yếu của Luận, vì nơi mỗi phần, nơi mỗi Địa của Luận, các chi tiết hiện có cùng liên hệ đã được nêu bày và quảng diễn là hết sức bao quát, phong phú. Vì Luận đã giải thích rông về 17 Địa, là đối tượng nương dựa, đối tượng hành trì của Sư Du Già, nên Luận còn gọi là Luận Thập Thất Địa. Lại do nơi 17 Địa ấy, 2 Địa được thuyết minh cùng quảng diễn đầy đủ hơn hết là Địa Thanh vănĐịa Bồ tát, nên Luận được xem là một kho báu lớn cho việc nghiên cứu tìm hiểu về tư tưởng của Phật giáo Tiểu thừa cùng Phật giáo Đại thừa.

            Toàn Luận được phân làm 5 phần chính: Phần Bản Địa. Phần Nhiếp Quyết Trạch. Phần Nhiếp Thích. Phần Nhiếp Dị Môn. Phần Nhiếp Sự.

            Bản Việt dịch Luận Du Già Sư Địa này do Cư sĩ Nguyễn Huệ, một thành viên trong Ban phiên dịch ĐKT tiếng Việt của Tuệ Quang Foundation thực hiện, dịch theo bản tiếng Hán do Pháp sư Huyền Tráng Hán dịch, trong ĐTK/ĐCTT Tập 30, N0 1579, 100 quyển, sử dụng đĩa Phật Điển điện tử CBETA.

            Xin trân trọng giới thiệu dịch phẩm Luận Du Già Sư Địa với bạn đọc xa gần.

Thành phố Hồ Chí Minh xuân 2013, Phật lịch 2557

Chủ tịch Tuệ Quang Foundation

Nguyên  Hiển

 

 

 

MỤC LỤC

PHẦN BẢN ĐỊA

Quyển 1

          Địa thứ 1: ĐỊA NĂM THỨC THÂN TƯƠNG ƯNG

          Địa thứ 2: ĐỊA Ý, phần 1 (Phần Bản Địa)

Quyển 2

          Địa thứ 2: ĐỊA Ý, phần 2

Quyển 3

          Địa thứ 2: ĐỊA Ý, phần 3

Quyển 4

          Địa thứ 3,4,5: ĐỊA CÓ TẦM CÓ TỨ, phần 1

Quyển 5

          Địa thứ 3,4,5: ĐỊA CÓ TẦM CÓ TỨ, phần 2

Quyển 6

          Địa thứ 3,4,5: ĐỊA CÓ TẦM CÓ TỨ, phần 3

Quyển 7

          Địa thứ 3,4,5: ĐỊA CÓ TẦM CÓ TỨ, phần 4

Quyển 8

          Địa thứ 3,4,5: ĐỊA CÓ TẦM CÓ TỨ, phần 5

Quyển 9

          Địa thứ 3,4,5: ĐỊA CÓ TẦM CÓ TỨ, phần 6

Quyển 10

          Địa thứ 3,4,5: ĐỊA CÓ TẦM CÓ TỨ, phần 7

Quyển 11

          Địa thứ 6: ĐỊA TAM MA HÝ ĐA, phần 1

Quyển 12

          Địa thứ 6: ĐỊA TAM MA HÝ ĐA, phần 2

Quyển 13

          Địa thứ 6: ĐỊA TAM MA HÝ ĐA, phần 3

Địa thứ 7: ĐỊA PHI TAM MA HÝ ĐA (Phần Bản Địa)

          Địa thứ 8,9: ĐỊA CÓ TÂM - KHÔNG TÂM

          Địa thứ 10: ĐỊA DO VĂN TẠO THÀNH, phần 1

Quyển 14

          Địa thứ 10: ĐỊA DO VĂN TẠO THÀNH, phần 2

Quyển 15

          Địa thứ 10: ĐỊA DO VĂN TẠO THÀNH, phần 3

Quyển 16

          Địa thứ 11: ĐỊA DO TƯ TẠO THÀNH, phần 1

Quyển 17

          Địa thứ 11: ĐỊA DO TƯ TẠO THÀNH, phần 2

Quyển 18

          Địa thứ 11: ĐỊA DO TƯ TẠO THÀNH, phần 3

Quyển 19

          Địa thứ 11: ĐỊA DO TƯ TẠO THÀNH, phần 4

Quyển 20

          Địa thứ 12: ĐIA DO TU TẠO THÀNH

Quyển 21

          Địa thứ 13: ĐỊA THANH VĂN

          Xứ Du Già thứ nhất, phần 1: Địa  Chúng Tánh

          XỨ DU GIÀ THỨ NHẤT, phần 2: Địa Hướng Nhập

Quyển 22

Địa thứ 13: ĐỊA THANH VĂN

          XỨ DU GIÀ THỨ NHẤT, phần ba: Địa Xuất Ly (1)

Quyển 23

Địa thứ 13: ĐỊA THANH VĂN

          XỨ DU GIÀ THỨ NHẤT, phần ba: Địa Xuất Ly (2)

Quyển 24

Địa thứ 13: ĐỊA THANH VĂN

          XỨ DU GIÀ THỨ NHẤT, phần ba: Địa Xuất Ly (3)

Quyển 25

Địa thứ 13: ĐỊA THANH VĂN

          XỨ DU GIÀ THỨ NHẤT, phần ba: Địa Xuất Ly (4)

Quyển 26

Địa thứ 13: ĐỊA THANH VĂN

          XỨ DU GIÀ THỨ HAI: Đoạn 1

Quyển 27

Địa thứ 13: ĐỊA THANH VĂN

          XỨ DU GIÀ THỨ HAI: Đoạn 2

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Saddhammasangaha - Diệu Pháp Yếu Lược
Saddhammasangaha - Diệu Pháp Yếu Lược
Liễu Phàm Tứ Huấn
Liễu Phàm Tứ Huấn
Giác Ngộ trong đạo Phật
Giác Ngộ trong đạo Phật
Chú giải Kinh Di Giáo
Chú giải Kinh Di Giáo
Chữ Hiếu trong đạo Phật
Chữ Hiếu trong đạo Phật
Nhìn lại Bản Chất Con Người
Nhìn lại Bản Chất  Con Người
Khổ đau phát sinh và vận hành như thế nào?
Khổ đau phát sinh và  vận hành như thế nào?
Cốt lõi của cội BỒ ĐỀ
Cốt lõi của cội BỒ ĐỀ
Phật học khái yếu
Phật học khái yếu
Căn bản Luật Nhân Quả
Căn bản Luật Nhân Quả
Làm thế nào để tiêu trừ nghiệp chướng thẳng tiến đến thành Phật
Làm thế nào để tiêu trừ nghiệp chướng thẳng tiến đến thành Phật
Pháp hải thích nghi
Pháp hải thích nghi