Tìm Sách

Giảng Luận >> Lục Tổ Huệ Năng giảng nghĩa kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Lục Tổ Huệ Năng giảng nghĩa kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa
  • Tác giả : Lục Tổ Huệ Năng
  • Dịch giả : Nguyên Hiền
  • Ngôn ngữ : Việt - Hán - Anh
  • Số trang : 242
  • Nhà xuất bản : NXB Phương Đông
  • Năm xuất bản : 2009
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 12010000008794
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

LỤC TỔ HUỆ NĂNG GIẢNG NGHĨA

KINH KIM CANG BÁT NHÃ BA LA MẬT DA

LỤC TỔ HUỆ NĂNG 

NGUYÊN HIỂN dịch

NXB PHƯƠNG ĐÔNG

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

Bản kinh Kim Cương Bát Nhã Ba-la-mật do Lục tổ Huệ Năng giảng nghĩa được tìm thấy trong Tục Tạng Kinh Trung Hoa ( Vạn, số 459 A) chưa được dịch ra tiếng Việt

Hôm nay tôi cố gắng dịch để gừi tặng chư Tăng Ni và Phật tử Việt Nam tại quốc nội cũng như ở hải ngoại nhân mùa Phật Đản Vesak 2008, kèm theo bản dịch Anh ngữ của Thomas Cleary.

Bản dịch chính văn của kinh Kim Cương Bát Nhã thì Tổ Huệ Năng đã theo Hán dịch của Tam Tạng pháp sư Cưu-ma-la-thập, phần phân mục này theo Thái tử Chiêu Minh. Nay trong bản dịch tiếng Việt này; phần chính văn Kinh Kim cương Bát Nhã thì theo tôi bản Việt dịch của HT. Thích Trí Quang, phần phân mục tôi vẫn giữ theo Thái tử Chiêu Minh.

Sở dĩ bản dịch Anh ngữ của Thomas Cleary được kèm theo là để giúp quý Tăng Ni Phật tử tiện nghiên cứu các danh từ Phật học Anh ngữ, cũng để giúp các Phật tử Việt Nam ở hải ngoại có thể đọc tụng Kinh Kim Cương bằng Anh ngữ.

Kinh Kim Cương và Pháp Hoa là hai kinh được trì tụng nhiều nhất ở Việt Nam và Trung Hoa. Những sự linh nghiệm xảy ra ở Trung Hoa còn được ghi lại thì Kinh Kim Cương có 113 tờ, so với 37 tờ của Kinh Pháp Hoa ( Vạn, 149 / 38 – 150 )

Kinh Kim Cương liên hệ trọn vẹn đối với Lục Tổ Huệ Năng , từ khi thoáng nghe cho đến khi được trao truyền y bát làm Tổ thứ 6 của Thiền Tông Trung Hoa. Thật là thích thú khi được đọc, nghiên cứu những giải thích, giảng nghĩa của Tổ Huệ Năng Ngộ Nhập Kinh Kim Cương tức ngộ nhập Phật tâm, vào Vô thượng chính đẳng Bồ- đề.

Tôi xin chân thành cám ơn Cư sĩ Nguyên Hồng đã đọc lại, hiệu chỉnh bản văn trước khi in. Dịch Hán văn cổ của thế kỷ thứ 8, chắc không sao tránh khỏi khuyết điểm, mong các vị cao minh chỉ giáo để kỳ tái bản được hoàn chỉnh hơn.

Tôi xin đề tặng bản quyền của dịch phẩm này cho Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế.

 

California, mùa Vesak 2008

Nguyên Hiển

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu

Bài tựa Kinh Kim Cương

1.     Nhân duyên pháp hội

2.     Tu-bồ-đề thưa hỏi

3.     Đại thừa chính tông

4.     Hạnh vô trụ

5.     Thật thấy như lý

6.     Hiếm có lòng tin chân thật

7.     Không chứng đắc, không thuyết pháp

8.     Y pháp xuất sinh

9.     Một tướng vô tướng

1.     Trang nghiêm Tịnh độ

2.     Phúc vô vi vượt trội

3.     Tôn trọng chính giáo

4.     Thụ trì đúng như pháp

5.     Vắng lặng lìa bỏ các tướng

6.     Công đức thụ trì kinh

7.     Có khả năng làm sạch nghiệp chướng

8.     Cứu cánh vô ngã

9.     Đống quán một thể

10.   Pháp giới thông hóa

11.   Rời bỏ sắc tướng

12.    Không nói pháp không pháp để nói

13.    Không được một pháp nào

14.   Tịnh tâm thực hành thiện pháp

15.   Phúc và trí không thể so sánh

16.   Hóa độ và không hình tướng

17.    Pháp thân không hình tướng

18.    Không  đoạn không diệt

19.    Không nhận , không tham

20.    Uy nghi vắng lặng

21.    Lý về tướng hợp nhất

22.  Tri Kiến không sinh

23.  Ứng hóa chẳng phải chân thật

Phần Hán văn

Phần Anh văn

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Luận Du Già Sư Địa (Tập 1)
Luận Du Già Sư Địa (Tập 1)
Bến bờ tuệ giác
Bến bờ tuệ giác
Hương Vị Pháp Bảo
Hương Vị Pháp Bảo
Từ chánh niệm đến giác ngộ - Cẩm nang của người tu thiền
Từ chánh niệm đến giác ngộ - Cẩm nang của người tu thiền
Nhân duyên học
Nhân duyên học
Lời Phật dạy trong kinh tạng Nikaya-tập1
Lời Phật dạy trong kinh tạng Nikaya-tập1
Nhị khóa hiệp giải
Nhị khóa hiệp giải
Ước Hẹn Với Sự Sống
Ước Hẹn Với Sự Sống
Tương Lai Văn Hóa Việt Nam
Tương Lai Văn Hóa Việt Nam
Tương Lai Thiền Học Việt Nam
Tương Lai Thiền Học Việt Nam
Tuổi Trẻ Tình Yêu và Lý Tưởng
Tuổi Trẻ Tình Yêu và Lý Tưởng
Bưởi
Bưởi