Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> Phật Việt Nam, dân tộc Việt nam

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Phật Việt Nam, dân tộc Việt nam
  • Tác giả : Giác Dũng
  • Dịch giả : .
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 189
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo Hà Nội
  • Năm xuất bản : 2003
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 120100000010018
  • OPAC : 10018
  • Tóm tắt :

Phật Việt Nam, Dân tộc Việt Nam

Giác Dũng

NXB Tôn giáo Hà Nội 2003

Thay lời tựa

Trải qua những đêm dài dường như bất tận của hằng ngàn năm chịu đựng bao thử thách, cay đắng, tủi nhục với thân phận bị đô hộ bởi phương Bắc, dân tộc Việt Nam vẫn là dân tộc Việt Nam, vẫn là con cháu của những vị Anh hùng dân tộc, của những vị Nữ Vương yêu nước, hiên ngang, dũng cảm, quyết tử để bảo vệ tổ quốc, vẫn là con cháu của vua Hùng, vẫn là “con Hồng cháu Lạc, giống nòi còn biết nhớ mồ ông”….

Cuộc chiến tranh vũ trang không cân xứng giữa một dân tộc nhỏ bé với thế lực khổng lồ phương Bắn đã tạo cho dân tộc Việt Nam biết bao khó khăn gian khổ. Thế nhưng cuộc chiến đầu bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc qua hằng ngàn năm còn khó khắn hơn nhiều. Thế mà dân tộc Việt Nam đã thành công trên cả hai phương diện ấy. Điều đó không nhờ vào vận may đưa đẩy cũng không nhờ vào Thần thánh che chở, mà nhờ vào chính tấm lòng trung kiên và sự minh triết của cha ông thuở ấy. Tấm lòng trung kiên, sự minh triết ấy đã tạo nên bức tường thành kiên cố để không chỉ bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc mà còn bảo vệ từng tấc đất của cha ông trong cuộc trường chinh giữ nước. Một trong những bức tường thành kiên cố ấy chính là Phật Việt Nam: Phật Pháp Vân của thế kỷ II và Phật Bà Chùa Hương của thế kỷ XVIII. Các ngài được sinh ra trên đất nước Việt Nam, bởi con người Việt Nam để rồi đại diện cho dân tộc Vie5t nam nói tiếng nói bảo vệ chân lý của dân tộc.

Từ trước đến any, chúng ta thường nghe nói đến đạo Phật Việt Nam chứ ít khi nghe nói đến Phật Việt Nam. Trong khi đó, có một sự thật hiển nhiên là các Ngài đã hiện hữu trong lòng dân tộc hơn hai ngàn năm qua. Các Ngài luôn hiện hữu trước đầu sóng ngọn gió của dân tộc. Thế mà, với nhiều lý do khác nhau, chúng ta đã quên đi sự hiện hữu linh thiêng, mầu nhiệm của các Ngài trong lòng dân tộc. Phật Việt Nam là kết tinh của cuộc cách mạng đầy ý thức của cha ông, là sự thể hiện một cách sinh động những lời dạy của đức Phật trong hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Các Ngài được khai sinh để làm điểm tựa cho dân tộc, nói tiếng nói của dân tộc và bảo vệ quyền lợi thiêng liêng, cao cả của dân tộc.

Ngay từ buổi đầu mới du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã đồng cam cộng khổ với dân tộc trong công cuốc đấu trang bảo vệ tổ quốc. Trước khi trở thành người con Phật, Phật tử là người dân của một nước. Cho nên, việc bảo vệ và xây dựng đất nước phải được đặt lên hàng đầu. Chỉ khi nào đất nước được hòa bình, nhân dân được ấm no hạnh phúc thì Phật giáo mới có thể phát triển được con đường thực nghiệm tâm linh, phát huy chánh đạo. Cho nên tìm hiểu giá trị của Phật Việt Nam trong lòng lịch sử dân tộc là nhiệm vụ của những ai còn tâm huyết nghĩ đến đạo pháp và dân tộc. Qua việc tìm hiểu đó, có thể định ra hướng đi cho Phất giáo trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện tại và mai sau. Có như thế, Phật giáo mới tồn tại trong lòng dân tộc, cùng dân tộc đi qua những khúc quanh của lịch sử, chịu đựng bao thăng trầm của thời cuộc. Phật giáo phải tồn tại như một thực thể đồng cam cộng khổ với dân tộc chứ không thể chỉ là chiếc bóng tuy có mặt trên quê hương nhưng thiếu hẳn hình tượng trong lòng dân tộc.

Vĩnh Nghiêm, ngày giỗ HT. Tôn sư Thích Thanh Kiểm

5-12 Nhâm Ngọ (7-01-2003)

Giác Dũng

 

MỤC LỤC

Thay lời tựa

Chương I: Con đường hội nhập của Phật giáo

I. Phật không Nam, Bắc

II. Ngụy kinh

III. Bản địa thùy tích

Chương II: Quan niệm của Phật giáo về người phụ nữ.

I. Hình ảnh người phụ nữ dưới ánh mắt các triết gia Hy Lạp.

II. Người phụ nữ trong xã hội Nhật Bản.

III. Phật giáo Nhật Bản đối với người phụ nữ.

IV. Người phụ nữ trong xã hội Trung Quốc.

V. Người phụ nữ trong xã hội Ấn Độ

VI. Quan niệm Phật giáo về người phụ nữ.

Chương III: Phật Việt Nam

I. Phụ nữ Việt Nam

II. Phật Pháp vân

          1. Thần Phật tập hợp

          2. Tưởng nhớ Hai Bà Trưng

          3. Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, biên cương tổ quốc.

          4. Truyền trì mạng mạch.

III. Phật Bà chùa Hương

          1. Bồ Tát Quán Âm

          2. Xã hội Việt Nam vào thế kỷ XVIII

          3. Phật Bà chùa Hương

Thay lời kết

Phụ lục 1: Utopia: Quốc gia lý tưởng

Phụ lục 2: Về danh từ A LA Hán và Phật

Phụ lục 3: Phật Hoàng Quang Trung

Phụ lục 4: Truyền trì mạng mạch

          1. Sự nhập diệt của ngài Ca Diếp

          2. Sự nhập diệt của ngài A Nan

Phụ lục 5: Nội dung Phật giáo

Thư mục tham khảo


 

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Thiền Nguyên Thủy và Thiền Phát Triển
Thiền Nguyên Thủy và Thiền Phát Triển
Những cõi giới vô hình và hữu hình
Những cõi giới  vô hình và hữu hình
Lục Diệu Pháp Môn
Lục Diệu Pháp Môn
Luận Tối Thượng thừa
Luận Tối Thượng thừa
Phật Pháp là thiết thực
Phật Pháp là thiết thực
Tại sao tu Thiền
Tại sao tu Thiền
Pháp Hoa Đề Cương
Pháp Hoa Đề Cương
Đâu Là Chân Hạnh Phúc
Đâu Là Chân Hạnh Phúc
Cành Lá Vô Ưu
Cành Lá Vô Ưu
Bước Đầu Học Phật
Bước Đầu Học Phật
Phật giáo trong mạch sống dân tộc
Phật giáo trong mạch sống dân tộc
Nghiên cứu kinh Lăng Già
Nghiên cứu kinh Lăng Già