Tìm Sách

PG. Việt Nam >> Lịch sử Phật Giáo Việt nam Tập 3 từ Lý Thái Tông -Trần Thánh Tông


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Lịch sử Phật Giáo Việt nam Tập 3 từ Lý Thái Tông -Trần Thánh Tông
  • Tác giả : Lê Mạnh Thát
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt - Hoa
  • Số trang : 597
  • Nhà xuất bản : NXB Tổng Hợp TP. HCM
  • Năm xuất bản : 2005
  • Phân loại : PG. Việt Nam
  • MCB : 12010000008973
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM

LÊ MẠNH THÁT

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẬP III

TỪ LÝ THÁNH TÔNG (1054) ĐẾN TRẦN THÁNH TÔNG (1278)

NXB. TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PL. 2549 – 2005

Thay lời tựa

Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập III viết về giai đoạn những người Phật giáo Việt Nam tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước sau khi đã thu hồi được độc lập. Giai đoạn này có những nét đặc trưng. Thứ nhất là sự xuất hiện của dòng thiền, mà trong đó hơn một nửa số thiền sư đắc pháp là các phật tử tại gia đang gánh vác công việc đất nước. Thứ hai, cũng chính trong giai đoạn này ta cũng sẽ tìm hiểu thái độ của người Phật giáo trong khi đất nước đang rơi vào khủng hoảng, nhà Lý đang mất dần quyền hành để cuối cùng nhường ngôi lại cho nhà Trần và vai trò của Phật giáo lúc nhà Trần xuất hiện.

            Đối với tập III này , chúng tôi xin bổ sung một số thông tin cho Lịch sử Phật giáo Việt Nam II.

            Về đạo tràng Bảo An, văn bia có nhan đề Đại Tùy Cửu Chân quận Bảo An đại tràng bi văn lần đầu tiên ghi nhận sự tồn tại của một tổ chức Phật giáo mang tên đạo tràng Bảo An do một người đứng đầu vùng Cửu Chân tên Lê Hầu. Tấm bia này do Kiểm hiệu Giao Chỉ quận , tán trị Nhật Nam quận thừa, tiền kiêm nội sử xá nhân Nguyên Nhân Khí người Hà Nam soạn vào năm Tùy Đại Nghiệp 14 (618). Tấm bia hiện được đưa về lưu giữ tại Viện Bảo tàng Lịch sử Hà Nội. Hiện chữ đã mờ nhiều nên rất khó đọc.

             Tuy nhiên, không phải đến thế kỷ XX người ta mới phát hiện tấm bia ấy. Nó đã được tìm thấy vào những thập niên đầu của thế kỷ XVIII, mà bằng chứng là bản sao văn bia do một viên chức tổng Thạch Khê huyện Đông Sơn , phủ Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa thực hiện vào năm Vĩnh Khánh thứ ba (1731). Bản này đến năm 1962 đã được Chu Văn Liên chép lại dưới tên Tùy thời đại nghiệp bi văn, hiện lưu giữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm, có ký hiệu VHv.2369. Đến giữa thế kỷ XIX, cụ thể là vào năm Thiệu Trị thứ hai (1842) , các viên chức của bốn xã Phù Liễn, Đồng Phổ, Vạn Lộc và Hữu Bộc của tổng Thạch Khê đã dựa theo văn khắc trên bia và bản sao năm Vĩnh Khánh để chép lại.

            Nhờ thế, chúng ta hiện nay có thể biết được đôi nét về nội dung của văn bia này. Theo văn bia thì vào đầu thế kỷ thứ VII , người đã “tùy cơ lợi vật “ làm cho mọi người hướng về tịnh độ là một vị tên Lê Hầu. Vị họ Lê này theo bia văn là một người đã từng làm Đề đốc quân sự các châu Ái, Đức, Minh, Lợi, Hoan và giữ chức thứ sử châu Ái, được phong Mục Phong Hầu. Dáng chừng vị thứ sử họ Lê ấy đã ba đời giữ chức ấy tại Cửu Chân. Về học thuật thì đã lưu tâm đến Phật giáo, lối sống gia đình thì dùng lễ sám. Có con trưởng là Ích Từ kế nghiệp cha làm Thứ sử (?). Tuy nhiên, căn cứ vào bài minh với những câu:

            Lê hoàng linh trụ

            Tứ hải du đồng

Khâm minh ngự điện

Tu tạo huân nhung

Mỹ tai dục thu (mục?)

Tâm tồn thiệu long

Thì rõ ràng với những chữ Lê hoàng, tử hài du đồng thì có khả năng vị họ Lê này đã từng làm vua, làm lãnh tụ. Thực tế, dựa vào sử liệu nước ta, cụ thể là Đại Việt sử lược và Đại Việt sử ký toàn thư, vào thời gian Đại Nghiệp của Tùy Dạng Đế ta không thấy có nhà cầm quyền nào dù phía ta hay phía địch ở nước ta có tên họ Lê. Tuy nhiên, nếu đọc lại sử liệu Trung Quốc, cụ thể là Tùy thư, thì đúng là sau khi Lý Sư Lợi bị Lưu Phương dụ hàng vào năm 602, Tùy thư còn ghi nhận cuộc khởi nghĩa của Lê Xuân. Phải chăng người anh hùng Lê Xuân là vị anh hùng này của đạo tràng Bảo An. Ta ngày nay không có một chứng cớ ngoại tại nào. Song một giả thiết như thế không thể không khả hữu, đặc biệt là khi ta kết nối với sáu câu minh vừa dẫn.

            Có thể là Lê Xuân, sau khi chính quyền Vạn Xuân do Lý Sư Lợi đứng đầu bị Lưu Phương phá vỡ, đã tiếp tục sự nghiệp độc lập của Lý Nam Đế. Việc những người Phật giáo vào thế kỷ ấy đứng lên giành độc lập cho đất nước là một điều khó có thể chối cãi. Ta đã thấy trườnghợp Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục, những anh hùng của nhà nước Vạn Xuân hầu hết đều xuất thân từ Phật giáo. Nhất là khi Phật giáo đã trở thành một lực lượng quần chúng đông đảo thì sự nghiệp vận động độc lập không thể không dựa vào lực lượng quần chúng đông đảo ấy. Đây có thể là một chứng cớ ngoại tại khác giúp cho ta xác định và đồng nhất vị Phật tử họ Lê của đạo tràng Bảo An với lãnh tụ khởi nghĩa Lê Xuân. Dù với trường hợp nào đi nữa, thì vào đầu thế kỷ thứ VII, Ái châu đã trở thành một trung tâm lớn của Phật giáo Việt Nam. Với một nền Phật giáo có tổ chức kiểu như đạo tràng Bảo An, mà văn bia này nói tới, có thể vào đầu thế kỷ thứ VII, Ái châu đã trở thành một trung tâm Phật giáo lớn nên đến cuối thế kỷ ấy và thế kỷ sau đả sản sinh ra những khuôn mặt anh tài như Đại Thừa Đăng, Trí Hành, và thượng nhân Vô Ngại . Khi bài minh dùng cụm từ “Tâm tồn thiệu long” viết về người Phật tử họ Lê này thì rõ ràng nền Phật giáo Ái châu đã có những Phật tử có tâm huyết với sự tồn vong của Phật giáo, hết lòng hết sức phát triển Chánh đạo.

            Thiệu long là gọi tắt của cụm từ “thiệu long thánh chúng”, nghĩa là nối mạch giống thánh. Ý nghĩa thật rõ ràng, cụm từ này thường dùng để chỉ những người xuất gia dành trọn đời mình để phục vụ sự nghiệp duy trì và truyền bá Phật giáo. Ở đây ta lại thấy dùng cho một vị lãnh đạo thế quyền. Quan điểm phát triển Phật giáo vào thế kỷ thứ VII như thế vẫn tiếp tục truyền thống sống đạo của Phật giáo Việt Nam, mà Đạo Cao đã nêu lên. Đó là không phải đợi “ngồi thiền nơi rừng rú, làm phước bên cạnh thành”mới là Phật sự, mà ngay cả “ca hát tụng vịnh” cũng là “việc Phật”.  Đây phải nói là một quan điểm hết sức phóng khoáng, tạo điều kiện cho mọi người tham gia và duy trì chánh pháp.

            Một đặc điểm khác cần lưu ý của văn bia là lần đầu tiên cụm từ tịnh độ đã được sử dụng. Tư tưởng tịnh độ như thế vào đầu thế kỷ thứ VI đã được phổ biến rộng rãi. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi ta nhớ rằng gần 200 năm trước Đàm Hoằng đã từ Trung Quốc đến Tiên Sơn để học lối tu tịnh độ ở Việt nam và người Phật tử họ Lê này, qua văn bia, hình như là một trong những người chủ trương tịnh độ sớm nhất mà ta biết đến của nước ta. Tư tưởng tịnh độ ở Việt Nam như vậy đã phổ biến rộng rãi trong các giới Phật tử tại gia. …

Vạn Hạnh

Mùa đông năm Tân Tỵ (2001)

LÊ MẠNH THÁT 

MỤC LỤC

Thay lời tựa

CHƯƠNG I

 

       VUA LÝ THÁNH TÔNG VÀ DÒNG THIỀN THẢO ĐƯỜNG

                 LÝ THÁNH TÔNG LÊN NGÔI

                 VỀ THÁP BÁO THIÊN

                 VIỆC DỤNG VĂN MIẾU

                 VẤN ĐỀ BIÊN CƯƠNG PHÍA BẮC

                 VẤN ĐỀ BIÊN CƯƠNG PHÍA NAM

                 VỀ TĂNG THÔNG LÂM HUỆ SINH

 

CHƯƠNG II

       LÝ THƯỜNG KIỆT VÀ ĐẠI SƯ PHÁP BẢO HẢI CHIÊU

                 VỀ TUỔI TRẺ LÝ THƯỜNG KIỆT

                 CHIẾN DỊCH ĐÁNH CHIÊM THÀNH NĂM 1069

                 CUỘC TIẾN CHIẾM CÁC KHÂU KHÂM, LIÊM VÀ UNG NĂM 1075

                 CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 1077

                 LÝ THƯỜNG KIỆT VÀ ĐẠI SƯ PHÁP BẢO

                 LÝ THƯỜNG KIỆT VÀ ĐẠI SƯ MÃN GIÁC

                 LÝ THƯỜNG KIỆT VÀ ĐẠI SƯ ĐẠO DUNG

 

CHƯƠNG III

       THÁI HẬU Ỷ LAN VÀ QUỐC SƯ THÔNG BIỆN

                 CUỘC ĐỜI THÁI HẬU Ỷ LAN

                 VỀ QUỐC SƯ THÔNG BIỆN

                 VỀ BÀI KỆ NGỘ ĐẠO CỦA THÁI HẬU Ỷ LAN

 

CHƯƠNG IV

       VUA LÝ NHÂN TÔNG VÀ PHẬT GIÁO THẾ SỰ

                 VỀ CUỘC ĐỜI VUA LÝ NHÂN TÔNG

                 QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO CỦA VUA LÝ NHÂN TÔNG

                 VỀ QUANG TRÍ VÀ CHÂN KHÔNG

                 VỀ QUỐC SƯ VIỄN THÔNG

 

CHƯƠNG V

       TỪ ĐẠO HẠNH CỦA VUA LÝ NHÂN TÔNG

                 VỀ QUAN HỆ CỦA THIỀN SƯ TỪ ĐẠO HẠNH VÀ VUA LÝ NHÂN TÔNG

                 CUỘC ĐỜI TỪ ĐẠO HẠNH

                 ĐẠO HẠNH TRẢ THÙ CHA

                 ĐẠO HẠNH TẦM SƯ

                 VỀ SÙNG PHẠM

                 VỀ VỤ VIỆC GIÁC HOÀNG

 

CHƯƠNG VI

       KHÔNG LỘ VÀ GIÁC HẢI

                 CUỘC ĐỜI KHÔNG LỘ

                 KHÔNG LỘ VÀ CHUÔNG CHÙA NÚI PHỐ LẠI

                 TƯ TƯỞNG VÀ VỊ TRÍ VĂN HỌC CỦA KHÔNG LỘ

                 VỀ GIÁC HẢI

 

CHƯƠNG VII

       DIỆU NHÂN VÀ PHONG TRÀO NỮ PHẬT TỬ

                 VỀ NI SƯ DIỆU NHÂN

                 VỀ PHỤNG THÁNH PHU NHÂN

                 VỀ TƯ TƯỞNG DIỆU NHÂN

 

CHƯƠNG VIII

       HÀ HƯNG TÔNG VÀ PHẬT GIÁO VÙNG BIÊN CƯƠNG

                  PHẬT GIÁO VÀ NHỮNG DÂN TỘC ANH EM

                 VỀ CHÂU VỊ LONG

                 VỀ HỌ HÀ VÀ BÁO NINH SÙNG PHÚC TỰ BI

 

CHƯƠNG IX      

       ĐẠO HUỆ VÀ TƯ TƯỞNG SẮC KHÔNG

                 VỀ BIỆN TÀI VÀ KHÁNH HỶ

                 ĐẠO HUỆ VÀ TƯ TƯỞNG SẮC KHÔNG

                 VỀ NGỘ ÁN

                 VỀ MINH TRÍ

                 VẾ QUẢNG NGIÊM

 

CHƯƠNG X

       TRƯỜNG NGUYÊN VÀ THƯỜNG CHIẾU

                 TRƯỜNG NGUYÊN VÀ QUAN NIỆM “TẠI QUANG TẠI TRẦN”

                 VỀ BẢO GIÁM

                 VỀ TỊNH GIỚI

                 THƯỜNG CHIẾU VỚI CHỦ TRƯƠNG TÙY TỤC

                 VỀ TƯ TƯỞNG TÙY TỤC

 

CHƯƠNG XII

       VUA TRẦN THÁI TÔNG VÀ QUỐC SƯ PHÙ VÂN

                 VUA TRẦN THÁI TÔNG VÀ QUỐC SƯ PHÙ VÂN

                 VỀ Ý MUỐN VÀ TẤM LÒNG CỦA THIÊN HẠ

                 VỀ CUỘC CHIẾN TRANH NĂM ĐINH TỴ

                 VỀ KHÓA HƯ LỤC

                 VỀ TƯ TƯỞNG TRẦN THÁI TÔNG

 

CHƯƠNG XIII

       TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ  VÀ VUA TRẦN THÁNH TÔNG

                 VỀ TUỆ TRUNG, TRẦN TUNG

                 VỀ TƯ TƯỞNG “HỔN TỤC HÒA QUANG”

                 VỀ VUA TRẦN THÁNH TÔNG

Sách dẫn

Các sách khác thuộc PG. Việt Nam

Suối reo rừng trúc
Suối reo rừng trúc
Tổng tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam - Tập 3
Tổng tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam - Tập 3
Một số tư liệu mới về Bồ tát Quảng Đức
Một số tư liệu mới về Bồ tát Quảng Đức
Toàn tập Toàn Nhật Quang Đài
Toàn tập Toàn Nhật Quang Đài
Tam Tổ Thực Lục
Tam Tổ Thực Lục
Toàn Tập Trần Thái Tông
Toàn Tập Trần Thái Tông
Tam Tổ Trúc Lâm giảng giải
Tam Tổ Trúc Lâm giảng giải
Trái tim của Trúc lâm Đại Sĩ
Trái tim của Trúc lâm Đại Sĩ