Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> Những bài tham luận về đề tài Vô Ngã


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Những bài tham luận về đề tài Vô Ngã
  • Tác giả : Thích Chơn Quang
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 215
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2003
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 12010000006871
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Tỳ kheo Thích Chân Quang Chủ biên

NHỮNG BÀI THAM LUẬN VỀ ĐỀ TÀI VÔ NGÃ

HỘI THẢO TẠI CHÙA PHẬT QUANG

NHÀ  XUẤT BẢN TÔN GIÁO

PL. 2547 – DL. 2003

LỜI NÓI ĐẦU

Chùa Phật Quang chúng tôi có tổ chức hội thảo về đề tài vô ngã. Mỗi tu sĩ đều viết một bài tham luận để đọc trong buổi hội thảo. Mỗi bài đều có nét riêng, có thể hay, và cũng có thể chưa hay. Tuy nhiên tất cả đều nắm thẳng đến ý nghĩ Vô ngã, mục tiêu Vô ngã, đức hạnh từ Vô ngã. Vì thế, chúng tôi tập hợp tất cả những bài viết lại chung trong cuốn sách này như một phần đóng góp vào nhận thức Phật giáo.

Chúng ta đều biết rằng vào thời đức Phật, và nhiều thế kỷ sau này, các tôn giáo thường đề cập đến một loại thần ngã, chân ngã, siêu ngã, thánh ngã như là cứu cánh của sự tu tập. Chỉ đến khi đức Phật đi sâu vào sự tu tập, Ngài mới cảm nhận được rằng dù tự đặt những tên gọi nghe cao siêu cách mấy, dù cảnh giới đó có siêu việt cách mấy, dù thần thông đã thành tựu cách mấy, thì bản ngã vẫn còn. Mà bản ngã còn thì chưa phải giác ngộ, giải thoát thật sự. Đức Phật đã bức phá ra khỏi phong trào chân ngã đó để chứng đạt vô ngã, làm một vị chánh giác vô tiền khoáng hậu.

Vô  ngã luôn luôn là mục tiêu cao cả của tất cả những người yêu quý con đường Giác ngộ.

Tuy nhiên, cách Phật dần xa, khả năng chứng ngộ của người sau kém dần, không theo nổi cứu cánh Vô ngã của Phật, nên đã đặt ra những mục tiêu thấp hơn. Các vị Tông sư đời sau cũng đặt những tên gọi rất hấp dẫn cho mục tiêu của mình, khác với ngoại đạo Ấn Độ thời xưa một chút, nhưng cũng không khác lắm về ý nghĩa.

Khi mà bản ngã đã được tôn vinh một cách khéo léo với vô số tính chất thần thánh, được tô điểm thêm thì nhiều người đã bị chinh phục thực sự. Người ta thi nhau ca tụng, vẽ vời về cái chân ngã mới này và xem mình là chính thống của đạo Phật, là cao cấp nhất của đạo Phật.

Chúng ta phải công nhận rằng đã thật sự có nhũng thiền sư chứng ngộ cao siêu làm minh hoạ cho đường lối Chân ngã mới, nhưng cũng phải công nhận rằng không có một thiền sư nào đủ Tam minh Lục thông như Phật, chỉ bởi chưa chứng đạt Vô ngã. Các vị thiền sư đó cũng đã làm vẻ vang cho Phật giáo một thời.

Tuy nhiên, vì mục tiêu Vô ngã bị xem nhẹ nên nhiều người đã mất phương hướng, đã chuyển sang giống ngoại đạo Ấn Độ thời xưa một cách kỳ lạ, và bi thảm hơn, nhiều người đã trở nên kiêu căng tự đại vì ảo tưởng về Chân ngã có sẵn nơi chính mình.

Ngày nay nhờ phương tiện truyền thông rộng rãi, chúng ta có nhiều cơ hội tìm hiểu cặn kẽ hơn về lịch sử và giáo pháp, do đó, việc phục hồi lại mục tiêu Vô ngã phải là việc làm bức thiết nhất.

Mỗi bài viết trong tập tham luận này chỉ là những bước đi chập chững của những người đang thiết tha muốn dựng lại những gì đã bị quăng ngã, để giáo pháp cao siêu của Đấng Từ Phụ không bị hiểu sai và mai một theo thời gian.

Chúng tôi xin sám hối những cạn cợt sai sót trong tập sách này, xin được đón nhận sự chỉ dạy của những vị cao minh, và nếu có chút công đức lành nào, công đức đó sẽ thuộc về những vị thầy đã dạy dỗ chúng tôi, những huynh đệ đã nâng đỡ chúng tôi, những cư sĩ đã giúp đỡ chúng tôi, và thuộc về tất cả chúng sinh trong pháp giới.

Hạ 2003

Thay mặt đại chúng chùa Phật Quang

Tỳ kheo Thích Chân Quang

           

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Nghiên cứu Kinh Lăng Già
Nghiên cứu Kinh Lăng Già
Phật Giáo Trung Quốc
Phật Giáo Trung Quốc
Phật giáo Miến Điện
Phật giáo Miến Điện
Phật giáo Đại Hàn
Phật giáo Đại Hàn
Thử luận về những cống hiến của HT. Tuyên Hóa đối với nền Phật học
Thử luận về những cống hiến của HT. Tuyên Hóa đối với nền Phật học
Luận lý và tư tưởng trong huyền thoại
Luận lý và tư tưởng trong huyền thoại
Phật giáo Nam Tông tại Đông Nam Á
Phật giáo Nam Tông tại Đông Nam Á
Phật Giáo Tích Lan
Phật Giáo Tích Lan
Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật
Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật
Phật pháp
Phật pháp
Ngôn ngữ Thiền thư pháp Thiền
Ngôn ngữ Thiền thư pháp Thiền
Phật giáo Nga
Phật giáo Nga