TẠNG LUẬT - ĐẠI PHẨM I
Việt dịch : Tỳ Khưu INDACANDA
NXB TÔN GIÁO PL2549-2005
PHẦN GIỚI THIỆU
Mahavagga ( Đại Phẩm ) và Cullavagga ( Tiểu phẩm ) thuộc Vinayapitaka ( Tạng Luật ) gồm các vấn đề liên quan với nhau đã được sắp xếp thành từng chương. Tên gọi chung cho hai phẩm này là Khan-dhaka ( Chúng tôi tạm gọi tên là Bộ Hợp Phần, Khan-dha có nghĩa là khối, nhóm, uẩn, … Tiếp vĩ ngữ - ka trong trường hợp này có nghĩa là thuộc về, có liên quan, …)
Bản dịch của chúng tôi được thực hiện và trình bày theo văn bản Pali La tinh từ Compack Disk Bangkok, Thái Lan. Phần mục lục chúng tôi thực hiện theo các chữ số đánh dấu ở đầu mối vấn đề; trình bày theo cách này sẽ giúp quý vị tiết kiệm được thời gian trong việc xác định vấn đề cần tham khảo.
Bản dịch này được hoàn thành là do sự nỗ lực học tập của bản thân. Chúng tôi cố ý ghi lại lời văn tiếng Việt rất gần với cấu trúc Pali nhằm phục vụ các độc giả đang tiến hành nghiên cứu lời dạy của Đức Phật dựa vào bản gốc. Tài liệu này sẽ giảm bớt nỗi khó nhọc trong việc tra cứu từ điển, đồng thời gợi ý cho quý vị phương thức giải quyết một số cấu trúc trong câu văn Pali. Các độc giả đã học xong phần văn phạm Pali Sơ cấp được khuyến khích nên đọc tài liệu này đối chiếu với bản gốc, tức là Vinayapitaka. Kiến thức về văn phạm Pali của quý vị sẽ được trau giồi thêm, mỗi khi đối diện với vấn đề. Đối với quý độc giả phổ thông, hy vọng lời văn tiếng Việt tạm đủ phần trong sáng để giúp quý vị hiểu được vấn đề đang được trình bày. Xin quý vị lượng thứ về văn phong tiếng Việt, vì nó nằm ngoài mục tiêu của chúng tôi. Ngưỡng mong sẽ nhận được những lời chỉ dạy của các bậc cao minh và sự khuyến khích góp ý của quý độc giả. Xin quý vị gửi email đến địa chỉ: dinda@u.washingtom.edu
Động cơ chính cho việc thực hiện bản dịch này nhờ vào sự khuyến khích và góp ý của các vị: Ven. Khánh Hỷ, Ven. Giác Nguyên, Ven. Chánh Kiến, Đại đức Tiến sĩ Trí Quảng, Đại đức Tâm An, Sư cô Liễu Pháp, Dr. Bình Anson, đạo hữu Lương Xuân Lộc, bà Diệu Đài, gia đình Nguyễn Ngọc Vivian. Không có sự khích lệ của quý vị, bản dịch này không thể hoàn thành. Phước báu này hoàn toàn thuộc về các vị. Mong sao các ước nguyện của quý vị sẽ được thành tựu như ý và nhanh chóng y như việc chúng tôi đã hoàn tất bản dịch này.
Xin chân thành ghi nhận công đức của Thượng tọa Tiến sĩ Bửu Chánh về CD Tam Tạng BUDSIR IV, Ven, Bodhinando ( Canada ), Đại đức Hộ Phạm, Đại đức Giác Hạnh, và Sư cô Nguyên Hương về CD Tam Tạng Chattha Sangayana và các bản dịch Anh ngữ, cũng như những sự động viên và ý kiến đóng góp trong thời gian chúng oti6 thực hiện bản dịch này.
Công đức này xin dâng đến Hòa Thượng trụ trì và chư Tăng chùa Sri Jayawardhanaramaya, Colombo, Tích Lan đã bảo bọc và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong công việc học tập và nghiên cứu Phật pháp trong thời gia qua.
Mong sao hết thảy chúng sanh đều được tấn hóa trong ánh hào quang của Chánh Pháp.
Colombo, ngày 27 tháng 10 năm 2003
Bikkhu Indacanda ( Trương Đình Dũng)
( Hiệu đình lần thứ nhất hoàn tất ngày 5/9/2004 )
MỤC LỤC
Phần giới thiệu
I. CHƯƠNG TRỌNG YẾU
1- Tụng phẩm thứ nhất
Phần nói về sự Giác Ngộ
Phần nói về cội cây si của những người chăn dê
Phần nói về cội cây Mucalinda. Câu chuyện về rắn chúa Mucalinda
Phần nói về cội cây Rajayatana. Câu chuyện về các thương buôn Tapusa và Bhallika. Bốn bình bát của bốn vị Đại Thiên vương
2- Tụng phẩm thứ nhì
Câu chuyện về người con trai danh giá tên Yasa
Cha Yasa trở thành nam cư sĩ quy y Tam Bảo đầu tiên
Sự chứng đắc A-la-hán và sự xuất gia của Yasa
Mẹ và người vợ cũ thứ nhì của đại đức Yasa trở thành hai nữ cư sĩ đầu tiên
3- Tụng phẩm thứ ba
Câu chuyện về các đạo sĩ bện tóc. Điều kỳ diệu thứ nhất
Điều kỳ diệu thứ nhì, thứ ba, thứ tư
Điều kỳ diệu thứ năm. Buổi đại lễ cúng tế
4- Tụng phẩm thứ tư
Đi đến thành Rajagaha. Đức vua Seniya Bimbisara đi đến yết kiến
Tế độ đức vua Seniya Bimbisara xứ Magadha và mười ngàn cư sĩ
Năm điều ước nguyện cua đức vua được thành tựu
Bài kệ của chúa chư thiên Sakka
5- Tụng phẩm thứ năm
Nguyên nhân dẫn đến quy định về thẩy tế độ
Phận sự đối với thầy tế độ
Phận sự đối với đệ tử
Năm điều kiện của người đệ tử
6- Tụng phẩm thứ sáu
Quy định về thời điểm giải thích bốn vị nương nhờ
Quy định về việc tu lên bậc trên với nhóm 10 tỳ khưu hoặc hơn
7- Tụng phẩm thứ bảy
Giảng về sự đuổi học trò. Năm điều kiện của người học trò
Quy định về thầy dạy học
8- Tụng phẩm thứ tám
Câu chuyện về năm thứ bệnh
Không nên cho xuất gia binh sĩ của đức vua
9- Tụng phẩm thứ chín
Việc xuất gia sa di của Rahula. Được phép của cha mẹ ho xuất gia
Cho phép vị có khả năng để cho nhiều sa di phục vụ
10- Tụng phẩm thứ mười
Giảng giải về sự nương nhờ
Việc tu lên bậc trên của hai vị, ba vị
II. CHƯƠNG LỄ UPOSATHA
1- Tụng phẩm thứ nhất
Đức vua Seniya Bimbisara xứ Magadha và các ngoại đạo
Việc thuyết giảng giáo pháp
2- Tụng phẩm thứ nhì
Việc tính ngày của nửa tháng, đếm số tỳ khưu
Việc thông báo lễ Uposatha
3- Tụng phẩm thứ ba
Mười lăm trường hợp đọc tụng giới bổn đucợ vô tội
Mười lăm trường hợp phe nhóm lại tưởng là hợp nhất
III. CHƯƠNG VÀO MÙA MƯA
1- Tụng phẩm thứ nhất
Câu chuyện về nhiều vị tỳ khưu, cho phép việc vào mùa (an cư) mưa
Hai thời điểm vào mùa (an cư ) mưa
2- Tụng phẩm thứ nhì
Các trường hợp vô tội cho việc đứt mùa (an cư ) mưa
Việc vào mùa (an cư ) mưa ở khu rào gia súc , trong xe tải, trong chiếc thuyền
IV. CHƯƠNG LỄ PAVARANA
1- Tụng phẩm thứ nhất
Câu chuyện về nhiều vị tỳ khưu ở xứ Kosala
Cho phep tiến hành lễ Pavarana. Cách thức tiến hành lễ Pavarana
2- Tụng phẩm thứ nhì
Mười lăm trường hợp vô tội
Mười lăm trường hợp phe nhóm lại tưởng là hợp nhất
Mười lăm trường hợp nghi ngờ
3- Tụng phẩm thứ ba
Các trường hợp tiến hành lễ Pavarana khi có sự bận rộn và nguy hiểm
Đình chỉ lễ Pavarana…