Tìm Sách

PG. Việt Nam >> Chư tôn thiền đức Phật giáo Thuận Hóa


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Chư tôn thiền đức Phật giáo Thuận Hóa
  • Tác giả : Thích Trung Hậu - Thích Hải Ấn
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 740
  • Nhà xuất bản : NXB Văn Hóa Sài Gòn
  • Năm xuất bản : 2010
  • Phân loại : PG. Việt Nam
  • MCB : 1201000009040
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

CHƯ TÔN THIỀN ĐỨC

PHẬT GIÁO THUẬN HÓA

THÍCH TRUNG HẬU-THÍCH HẢI ẤN biên soạn

NXB VĂN HÓA SAIGON

 

LỜI GIỚI THIỆU

Đêm vắng bốn bề tĩnh mịch, dưới ánh đèn lần giở từng trang, quá khứ như một dòng thác đổ về trong ký ức. Trừ các thế hệ xa xưa của liệt vị Tổ sư thế kỷ XIX trở về trước, những khuôn mặt của thời hiện đại trong sử liệu này, có lẽ ít ai trong Tăng Ni Phật tử chúng ta không gặp hình ảnh một Bản sư, một Thế độ sư, một Giáo thụ sư, một Truyền giới sư, một Y chỉ sư, cho đến các bậc tiền bối, pháp lữ, đồng sư,  đồng trụ, đồng học, đồng tu, đồng hành Phật sự, và cả đến đàn em hậu bối đã sớm nhẹ nhàng giải thoát thân mộng huyễn.

Mỗi vị trong đây là một mẫu lịch sử ghép lại thành bức tranh toàn cảnh lịch sử của Phật giáo đất Thuận Hóa nói riêng, một phần của toàn đất nước nói chung, trong một giai đoạn lịch sử còn rất mới, nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa.

Thật vậy, nếu Nara là kinh đô của Phật giáo Nhật Bản  thì Huế, kể từ khi nhà Nguyễn thống nhất đất nước, có thể nói là kinh đô Phật giáo Việt Nam, như một người Pháp, nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam đã gọi: “Hue, la Capitale du Boughisme”.

Tác phẩm Chư Tôn Thiền đức Phật giáo Thuận Hóa là một công trình biên khảo sử dụng nhiều tư liệu gốc bằng chữ Hán, lưu trữ trong các Tổ đình, văn bia các chùa tháp, Châu bản triều Nguyễn v.v.. bằng tiếng Pháp như B.A.V.H., B.E.F.E.O, cùng các tạp chí có độ tin cậy cao về mặt lịch sử, là một tập hợp các hành trạng văn hóa  duyên của Liệt tổ ở đất Thuận Hóa rồi từ đó tỏa đi các miền đất nước, đặc biệt là xứ Đàng trong.

Điều đáng ghi nhận công đức của hai tác giả là tìm đến khảo sát thực địa, tiếp xúc với các nhân vật am hiểu tình hình Phật giáo cũng như tình hình đất nước trong các giai đoạn từ 1945 đến nay. Có thể nói tác giả đã kết tập được những tư liệu sống, chưa hề in ấn xuất bản. Những tư liệu kết tập trong tác phẩm này, tuy nói là tư liệu Phật giáo, là tiểu sử và hành trạng chư Tăng Ni, nhưng nó góp phần nói lên ý nghĩa lịch sử của Phật giáo và dân tộc.

Chắc không ít độc giả không khỏi xúc động khi đọc qua tác phẩm này bắt gặp bóng dáng của chính mình, đâu đó bên cạnh những mẫu đời của chư vị trong quá vãng.

Ta phải tán thán công đức kết tập đó, bởi nếu không có người sưu tầm ghi nhận thời gian sẽ mai một, như bao nhiêu sử liệu quý đã bị mai một.

Quá khứ là tấm gương để ta soi mình trong hiện tại và trang nghiêm mình cho tương lai.

Tác phẩm này là sự bổ sung cho sử liệu Phật giáo xứ Huế, một sử liệu quý cho Tăng Ni Phật tử, các nhà nghiên cứu lịch sử Phật giáo Huế, lịch sử Phật giáo Việt Nam. Mong mỗi tư viện chư Tăng Ni Phật tử chúng ta nên có tác phẩm này để giữ gìn những gì đáng trân trọng.

Cám ơn hai tác giả đã cho tôi viết mấy dòng này, vậy xin giới thiệu cùng chư phương độc giả./.

Sài gòn, Xuân 2009

Nguyên Hồng

 

MỤC LỤC

Lời giới thiệu

Lời nói đầu

Mục lục

NỘI DUNG

Chương I: Bối cảnh lịch sử từ đầu thế kỷ XVII đến hết thế kỷ XVIII

Tiết 1 : Phần khái quát

Tiết 2 : Chư tôn Thiền Đức Phật giáo ban đầu trong giai đoạn này

-         Thiền sư Lục Hồ Viên Cảnh và Thiền Sư Đại Thâm Viên Khoan

-         Thiền sư Thạch Liêm (1633-1702) Chùa Thiền lâm

-         Thiền sư Khắc Huyền (?-1706) Chùa Thiền Lâm

-         Thiền sư Thành Đẳng Minh Yêu (1626-1709) Chùa Vạn Đức - Hội An

-         Thiền sư Giác Phong (?-1714) Chùa Báo Quốc

 Chương II: Bối cảnh lịch sử từ đầu thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX

Tiết 1: phần khái quát

Tiết 2: Chư tôn Thiền Đức Phật giáo Thuận Hóa

-         Đại sư Minh Châu Hương Hải (1628-1715) Thiền Tĩnh Viện

-         Tổ sư Diệu Liễu Quán ( 1677-1742) Chùa Thuyền Tôn

-         Đại sư Tế Nhơn Hữu Bùi (?-1753) Chùa Báo Quốc

-         Đại sư Giác Thù (1664-1754) Chùa Khánh Vân

-         Hòa thượng Tế Mẫn Tổ Huấn (?-1778)Chùa Thuyền Tôn

-         Đại sư Tế Hiệp Hải Điện ( ?-?) Chùa Thuyền Tôn

Chương III: Bối cảnh lịch sử từ giữa thế kỷ XX đến nay

Tiết 1: Phần khái quát

Tiết 2: Chư Tôn Thiền Đức Phật giáo trong giai đoạn này

-         Hòa thượng Đắc Quang (1876- 1946) Chùa Quốc Ân

-         Hòa thượng Hưng Nghĩa (1883-1946) Chùa Từ Nhơn Phổ Tế

-         Hòa thượng Trí Thuyên ( 1923-1947) Tòng Lâm Kim Sơn

-         Hòa thượng Quảng Huệ (1903-1950) Chùa Thiên Minh

-         Hòa thượng Phước Hậu (1866- 1949) chùa Hiếu Quang

-         Hòa thượng Giác Phong (1894-1954) Chùa Giác Phong-Quảng Trị

Tiết 3: Chư Tôn đức Ni Bắc Tông

-         Ni Trưởng Khiết Bạch ( 1839-?) Chàu Tường Vân

-         Ni trưởng Diên Trường (1863-1925) Chùa Trúc Lâm

-         Ni sư Diệu Quang (1936-1963) Vị pháp thiêu thân

-         Ni trưởng Thanh Quang (1920-1966) Chùa Diệu Đức –Huế

-         Ni trưởng Diệu Hương ( 1884-1971) chùa Diệu Đức

Sách tham khảo

Các sách khác thuộc PG. Việt Nam

Lịch sử Phật Giáo Việt nam Tập 3 từ Lý Thái Tông -Trần Thánh Tông
Lịch sử Phật Giáo Việt nam Tập 3 từ Lý Thái Tông -Trần Thánh Tông
Lịch sử Phật Giáo Việt nam Tập 2 Từ Lý Nam Đế đến Lý Thái Tông
Lịch sử Phật Giáo Việt nam Tập 2 Từ  Lý Nam Đế đến Lý Thái Tông
Phật giáo với dân tộc
Phật giáo với dân tộc
Hai quãng đời của Sơ Tổ Trúc Lâm
Hai quãng đời của Sơ Tổ Trúc Lâm
Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ 20
Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ 20
Tổng tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam - Tập 1
Tổng tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam - Tập 1
Thiền Sư Khương Tăng Hội
Thiền Sư Khương Tăng Hội
Thiền Học Đời Trần
Thiền Học Đời Trần
Điển cố Phật giáo trong một số tác phẩm văn học Thiền tông đời Trần
Điển cố Phật giáo trong một số tác phẩm văn học Thiền tông đời Trần
Tìm hiểu chức năng xã hội của Phật giáo Việt Nam
Tìm hiểu chức năng xã hội của Phật giáo Việt Nam
Toàn Tập Toàn Nhật Quang Đài (tập II)
Toàn Tập Toàn Nhật Quang Đài (tập II)
Tổng tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam - Tập 2
Tổng tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam - Tập 2