TÌM HIỂU CHỨC NĂNG XÃ HỘI
CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM
PGS.TS. TRẦN HỒNG LIÊN
NXB TỔNG HỢP TP. HCM
DẪN NHẬP
Ờ Nam Bộ, hai lĩnh vực Dân Tộc và Tôn Giáo có vai trò quan trọng và có mối quan hệ chặt chẽ. Phật giáo là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất, gắn với cộng đồng Việt Hoa, Khmer. Trong thời kỳ đầy mạnh Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa. Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là Phật giáo Nam Bộ, có những đóng góp gì cho xã hội? Hay nói cách khác, chức năng xã hội của Phật giáo thời hiện đại này như thế nào? Đây là câu hỏi khó đối với việc nghiên cứu Phật giáo Việt Nam trong quá trình phát triển xã hội.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa Phật giáo và xã hội trong tình hình phát triển kinh tế - xã hội của vùng đất Nam Bộ sẽ góp phần vào việc tìm hiểu vai trò xã hội của Phật giáo, thúc đẩy mối quan hệ tích cực giữa tôn giáo và xã hội. Đồng thời tìm hiểu chức năng xã hội cơ bản của Phật giáo, làm rõ những biểu hiện đặc thù của chức năng xã hội của Phật giáo, chủ yếu là Phật giáo Nam bộ, còn nhằm để có kế hoạch, chính sách tôn giáo phù hợp trong điều kiện xã hội Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới, nhằm đẩy mạnh việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của Phật giáo Việt Nam, để có kế hoạch phát triển một xã hội Việt Nam bền vững.
Như vậy, đối tượng chính của đề tài là tìm hiểu những chức năng xã hội của Phật giáo Nam Bộ trong quá trình biến đổi nhanh chóng hiện nay. Do Phật giáo có nhiều lĩnh vực cần nghiên cứu, nên trong khuôn khổ thời gian cho phép, đề tài chỉ đi vào những hoạt động của Phật giáo từ năm 2000 trở lại đây.
Trong thời gian 5 năm qua, trên lĩnh vực Phật giáo, việc nghiên cứu đã được đẩy mạnh. Đặc biệt là tại hai Viện nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Viện nghiên cứu Phật học, nay là Học Viện Phật giáo và tại Trung tâm nghiên cứu Dân tộc và Tôn giáo thuộc Viện Phát triển Bền vững vùng Nam Bộ.
Để trả lời cho những vấn đề trên, cuốn sách giải quyết các câu hỏi nghiên cứu đặt ra :
- Các chức năng xã hội của Phật giáo được thể hiện như thế nào?
- Sự chuyển đổi chức năng này qua thời gian?
- Các thiết chế của Phật giáo và tín đồ đã đáp ứng với chức năng trong điều kiện xã hội mới?
- Có hay không những hình thái tổ chức mới nhằm đáp ứng về mặt
chức năng trong điều kiện xã hội mới?
- Có sự tương đồng và khác biệt nào giữa các hệ phái Phật giáo trong việc thực hiện chức năng xã hội? Giữa Phật giáo với các tôn giáo khác ở Nam Bộ?
Trong quá trình giải đáp các câu hỏi đưa ra, cuốn sách tập trung vào 3 lãnh vực cơ bản kinh tế, văn hóa, xã hội.
Về kinh tế, Phật giáo thể hiện quan niệm về hoạt động kinh tế ra sao và những ảnh hưởng của giáo lý Phật giáo vào việc kinh doanh có góp phần mang lại một nền kinh tế thị trường có dấu ấn của đạo đức và sự trung thực hay không ?
Về văn hóa, đạo Phật góp phần tạo lập và duy trì bản sắc văn hóa nhóm và cá thể. Đẩy mạnh tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam trong lịch sử, đưa tinh thần ấy vào nhiều lĩnh vực trong xã hội để góp phần thực hiện có hiệu quả việc phát triển xã hội.
Về xã hội, với chức năng liên kết xã hội, Phật giáo thực hiện sự hợp tác, hòa hợp giữa các hệ phái , giữa Tăng Ni và Phật tử. Tăng cường tình hữu nghị với Phật tử và các tổ chức Phật giáo trên thế giới, tham gia xây dựng hòa bình hạnh phúccho nhân loại trong mục đích phụng sự dân tộc. Ngoài ra, với chức năng phúc lợi xã hội, Phật giáo thực hiện tinh thần từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn trong giáo lý để giúp đỡ, hỗ trợ cho những người khốn khó, thiếu kém trong xã hội.
MỤC LỤC
Dẫn nhập
Chương I : Chức năng của Phật giáo đối với vấn đề kinh tế
1. Các phương thức tác động của Phật giáo vào lĩnh vực kinh tế
2. Những đóng góp của kinh tế Phật giáo và xã hội
3. Những đóng góp của kinh tế Phật giáo xã hội vào sự phát triển xã hội
ChươngII : Chức năng của Phật giáo đối với vấn đề xã hội
1. Các phương thức tác động của Phật giáo vào lĩnh vực xã hội
2. Những đóng góp của hoạt động từ thiện – Xã hội Phật giáo vào xã hội
3. NHững đóng góp của hoạt động từ thiện - xã hội Phật giáo vào sự phát triển xã hội.
Chương III : Chức năng của Phật giáo đối với vấn đề Phật giáo
1. các phương thức tác động của Phật giáo vào lĩnh vực văn hóa
2. Những đóng góp của văn hóa Phật giáo vào xã hội
3. Những đóng góp của văn hóa Phật giáo vào sự phát triển xã hội
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Mục lục
Phụ lục