Tìm Sách

PG. Việt Nam >> Việt Nam Phật giáo sử luận I II III


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Việt Nam Phật giáo sử luận I II III
  • Tác giả : Nguyễn Lang
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 1,152
  • Nhà xuất bản : Văn Học - Hà Nội
  • Năm xuất bản : 2008
  • Phân loại : PG. Việt Nam
  • MCB : 8976
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

VIỆT NAM PHẬT GIÁO SỬ LUẬN

I – II – III

NGUYỄN LANG

Nhà xuất bản Văn Học

Hà Nội 2008

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Tập III Việt Nam Phật giáo sử luận được tác giả hoàn thành và công bố ở Paris năm 1985 và in lại ở Hoa Kỳ năm 1993, dập đúng bản in cũ. Đây là một công trình biên soạn công phu, với một khối lượng tư liệu phong phú, trong đó có nhiều tư liệu thuộc loại hiếm, cung cấp cho ta một bức tranh toàn cảnh về tình hình Phật giáo Việt Nam từ đầu thế kỷ cho đến cuối năm 1963, sau những chuyện đàn áp khốc liệt Phật giáo miền Nam của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Tuy vậy, về quan điểm mà nói, giữa tác giả với chúng tôi còn có những điểm chưa nhất trí: chưa nhất trí trong việc phân tích, đánh giá một số sự kiện lịch sử, một số nhân vật trong hàng ngũ Phật giáo miền Nam cũng như miền Bắc, và cả trong việc nhận định về vai trò thực tế của các giới Phật tử miền Nam đối với sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm vào ngày 1-XI- 1963.

Mặc dầu thế để giúp bạn đọc có một tập tài liệu nghiên cứu cần thiết về lịch sử, nhất là lịch sử văn hóa, lịch sử tư tưởng nước ta thời kỳ hiện đại, Nhà xuất bản Văn học cho in lại tập III công trình này dưới dạng sách tham khảo nội bộ, và chỉ gửi đến những địa chỉ cần sách. Đây đó, ở những chỗ xét thấy tưliệu mà tác giả dẫn dụng chưa bảo đảm độ chính xác, hoặc việc kiểm tra xuất xứ không dễ, chúng tôi có lược bớt một đôi câu chữ, cho việc đọc sách được tập trung hơn. Ở những chỗ này chúng tôi đều có để ba chấm lững trong dấu ngoặc vuông […]

Nguyên bản Việt Nam Phật giáo sử luận tập III do Ban Văn học Cổ cận đại Viện Văn học cung cấp. Các bức ảnh minh họa do Phó Giáo sư Tố Như, nhà nhiếp ảnh Võ Văn Tường, Đại đức Thích Phước An và họa sĩ Lê Cường hết lòng giúp đỡ. Xin được ghi nhận ở đây lòng biết ơn của Nhà xuất bản Văn học.

                                                                       Ngày 20 – VII – 1994

                                                                      NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC

LỜI GIỚI THIỆU

 

Tập I bộ sách Việt Nam Phật giáo sử luận của ông Nguyễn Lang xuát bản ở Sài Gòn năm 1973, tính đến nay đã gần chẵn hai thập kỷ. Sau ngày Bắc Nam thống nhất, nhiều bạn đọc miền Bắc hẳn đã từng có dịp tiếp xúc với công trình còn dở dang này. Nhưng không lâu sau đó, vào năm 1978, tập II được công bố tiếp ở Paris, vẫn dưới danh nghĩa nhà xuất bản cũ.

Nói về lịch sử Phật giáo thì trước Nguyễn Lang khá lâu, những tên tuổi như Trần văn Giáp, Thích Mật Thể, bằng uy tín cá nhân, trong nghiên cứu, biên khảo, hoặc trong hành đạo, xử thế, đã cho ra đời những công trình như Le Bouddhisme en Annam des origines au XIIÌe sièclesViệt Nam Phật giáo sử lược, khiến người ta nhìn vào phải vì nể. Và trước Trần Văn Giáp, Thích Mật Thể rất lâu, cũng đã có những bộ “Thiền phả”nổi tiếng, lẻ tẻ xuất hiện trong các thế kỷ XIV đến XIX, như Thiền Uyển Tập Anh, Tam tổ thực lục, Thánh đăng lục, Thiền uyển đăng lục, Đại Nam thiền uyển truyền đăng lục…mà những ai quan tâm nghiên cứu đều có biết đến dù ít hay nhiều.

Cuốn sách của Nguyễn Lang đã biết dựa rất chắc trên từng chặng thành tựu của những công trình đã có, kể từ những cuốn Lý Hoặc Luận, Tứ Thập Nhị Chương cuối đời Hán, cho đến những cuốn sách mới xuất bản gần đây. Bộ sách của Nguyễn Lang tuy không đưa ra một tài liệu gì thật đột xuất, nhưng đã đáp ứng được một trong những nhu cầu khách quan, ngày càng trở nên bức xúc của khoa học xã hội và nhân văn nước ta, trong một cố gắng chung nhằm mạnh mẽ quay về với văn hóa dân tộc. Nếu nói rằng Nguyễn Lang đã tìm ra được một kết cấu hợp lý cho bức tranh sống thực của lịch sử Phât giáo Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX thì cũng không có gì quá đáng, vì lẽ, dù đó đây có nhiều điểm còn phải bổ sung, thay đổi, cái kết cấu mà ông tạo dựng nên trong sách cũng đã trở thành một cái gì khách quan và ổn định, nó góp phần làm sống lại không khí cũng như diện mạo cụ thể của sinh hoạt Phật giáo qua các thời đại, đến mức ngay những bộ sách cùng đề tài triển khai sau ông, muốn tự đề xuất một hướng tìm tòi mới, khoa học hơn, xác đáng hơn, chung quy vẫn phải dựa vào kết cấu đó, đôi khi còn biến hóa vay mượn nó một cách lộ liễu.

Thực ra , nói Nguyễn Lang không đưa ra tài liệu gì mới thì cũng không đúng hẳn. Như Bl. Pascal từng lấy ví dụ về một người chơi cầu biết gieo quả cầu đúng chỗ để nhấn mạnh vai trò tiên quyết của cách lựa chọn và sử dụng tài liệu trong nghiên cứu, ta cũng có thể nói như vậy về bộ Việt Nam Phật giáo sử luận của ông Nguyễn Lang. Mặc dù xét từ những tài liệu cốt yếu làm nền cho bộ sách, Nguyễn Lang không có nhiều những tài liệu độc đáo hơn người, nhưng ông lại tìm được nhiều tài liệu bỗ trợ hiếm có, nhất là tài liệu Phật giáo Trung Quốc liên quan đến Phật giáo Việt Nam; đặc biệt hơn nữa là ông đã biết cách làm cho tư liệu “sống dậy”.

Bộ sách của Nguyễn Lang còn có một ưu điểm đáng quý: coi trọng vai trò của tài liệu trong luận chứng, có thái độ tỉnh táo trước hiện tượng thật giả khó phân của nhiều nguồn tư liệu, nhưng không bao giờ đi đến một thái độ cực đoan , hoài nghi chũ nghĩa, trong khi lục vào kho tài liệu nghèo nàn, thậm chí hỗn loạn của cha ông.

Lẽ tự nhiên, Việt Nam Phật giáo sử luận cũng còn một số nhược điểm. Nhược điểm dễ thấy nhất là việc phân bổ tỷ lệ chương mục giữa hai tập sách chưa thật đồng đều. Nếu xét về số trang thì tập II quá mỏng trong khi tập I lại quá dày, nhưng nét xét về nội dung vấn đề thì dường như tập I có tham vọng bao quát lịch sử Phật giáo cho đến hết thời thịnh trị của nó (nhà Trần), hóa ra lại chưa bao quát được, phải để lại một chương cho vào tập II – chương XVII: “Sinh hoạt tăng đồ và cư sĩ”. Phải chăng lúc viết xong tập I, tác giả chưa có ý định viết chương này, về sau đọc lại thấy thiếu nên mới phải bổ sung? Nhưng cũng do sự bổ sung có phần vội vã nên chương này lại để lộ một nhược điểm, mà các chương khác đã không vấp phải.

Cũng nói về chú dẫn tài liệu, thảng hoặc trong sách ta bắt gặp dấu vết của những tài liệu nghiên cứu ở miền Bắc lúc bấy giờ mà Nguyễn Lang đã tham khảo, nhưng vì lý do gì đấy không chua rõ xuất xứ, cũng có tài liệu ông có chua xuất sứ thì đáng tiếc, sự gián cách lại làm ông lầm lẫn. Cách bố trí chương mục ở tập II nhìn chung cũng chưa thật chặt chẽ, nên có cái gì như vừa thừa lại vừa thiếu.

Tựu trung, nhận xét có thể rút ra không mấy khó khăn, là tập II không được chuẩn bị kỹ như tập I. Tập I tuy cũng còn những mục viết sơ lược, như mục “Thiền ngữ và hình ảnh thi ca” (chương VI), (nếu ta đối chiếu với cách D.T. Suzuki trình bày vấn đề “Thiền và thơ Haiku”trong cuốn Thiền và văn hóa Nhật Bản, hẳn sẽ nhận ra chỗ còn sơ lược của Việt Nam Phật giáo sử luận), nhưng xét về tổng thể, cả tập I vẫn là một khối gắn bó vững chắc, trong khi tập II có phần lỏng lẻo hơn. Có vẻ như một số chương ở tập này chỉ mới là những cái khung được dựng sơ sài, hoặc có những cánh cửa còn để ngỏ, để tác giả còn có dịp bổ sung sửa chữa khi tái bản.

Với tất cả những ưu điểm nổi bật và những mặt còn tồn tại của nó, tôi nghĩ Việt Nam Phật giáo sử luận vẫn là một trong số rất ít công trình nghiên cứu nghiêm chỉnh về Phật giáo Việt nam trong vòng 20 năm qua. Đối với người nghiên cứu chuyên sâu hay với bạn đọc rộng rãi muốn nhìn lại lịch sử Phật giáo Việt Nam, hẳn chắc đều có thể tìm thấy ở đây những gợi ý hữu ích, và một người dẫn đường đáng tin cậy.

Viết tại Mộng Thương thư trai

Mùa kết hạ 1992

Gs. NGUYỄN HUỆ CHI

 

 

MỤC LỤC

 

TẬP I

CÙNG BẠN ĐỌC

LỜI GIỚI THIỆU

CHƯƠNG I

TRUNG TÂM PHẬT GIÁO LUY LÂU

Ba trung tâm Phật giáo đời Hán

Nguồn gốc trung tâm Luy Lâu

Trung tâm Luy Lâu thành lập sớm hơn các trung tâm Lạc Dương và Bành Thành

Trung tâm Lạc Dương

Trung tâm Lạc Dương được thành lập do từ trung tâm Bành Thành

Nguồn gốc trung tâm Bành Thành

CHƯƠNG II

HAI THẾ KỶ ĐẦU

Đạo Phật Giao Châu trong thế kỷ đầu Tây Lịch

Lý hoặc Luận của Mâu Tử

Kinh Tứ Thập Nhị Chương

Học thuật Giao Chỉ

Những quan niệm căn bản về giáo lý

Phá mặc cảm tự tôn về “Trung Quốc”

Lão tử thành Phật ở đất Hồ

CHƯƠNG III

KHỞI NGUYÊN CỦA THIỀN HỌC VIỆT NAM

Khương Tăng Hội

Tư tưỡng Thiền của Tăng Hội

Chi Cương Lương Tiếp

Đạt Ma Đề Bà và Huệ Thắng

Vai trò quan trọng của Tăng Hội tại Kiến Nghiệp

Bài tựa kinh An Ban Thủ Ý

CHƯƠNG IV

SÁCH THIỀN UYỂN TẬP ANH VÀ CÁC TÀI LIỆU KHÁC VỀ ĐẠO PHẬT VIỆTNAMĐỜI ĐƯỜNG

Sách Thiền Uyển Tập Anh Ngữ Lục

Về tác giả Thiền Uyển Tập Anh

Một số các tăng sĩ không được Thiền Uyển Tập Anh nhắc tới

CHƯƠNG V

THIÈN PHÁI TỲ NA ĐA LƯU CHI

Hành trang và truyền thừa

Bối cảnh tư tưởng của Tỳ Na Đa Lưu Chi

Siêu việt ngôn ngữ văn tự

Yếu tố Mật giáo

Sấm vì học, phong thủy học và ý thức độc lập quốc gia

Tóm lược những đặc tính của Thiền phái Tỳ Na Đa Lưu Chi

CHƯƠNG VI

THIỀN PHÁI VÔ NGÔN THÔNG

Vô Ngôn Thông và truyền thừa

Bối cảnh thiền học Vô Ngôn Thông

Truyền thuyết Nam Tông về lịch sử Thiền

Đốn ngộ và tâm địa

Nguyên tắc vô đắc

Sự sử dụng thoại đầu

Thiền ngữ và hình ảnh thi ca

ảnh hưởng Mật giáo

Ảnh hưởng Tịnh độ giáo

Tóm lược những đặc tính của Thiền phái Vô Ngôn Thông

CHƯƠNG VII

THIỀN PHÁI THẢO ĐƯỜNG

Nguồn gốc Thảo Đường

Ảnh hưởng của phái thảo đường

CHƯƠNG VIII

TỔNG QUAN VỀ PHẬT GIÁO ĐỜI LÝ (1010-1225)

Chân đứng

Đạo Phật và chính trị

Đạo Phật và văn hóa

Đạo Phật và mỹ thuật

Đạo Phật và phong hóa

Tăng sĩ, tự viện và kinh điển

Vấn đề mê tín

CHƯƠNG IX

NỀN TẢNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỜI TRẦN THIỀN PHÁI YÊN TỬ

Nền Phật giáo thống nhất

Thiền sư Thường Chiếu

Sự quan trọng của tâm học

Đối tượng chứng đắc

Tùy tục

Vị tổ khai sơn phái Yên Tử: Hiện Quang thiền sư

Trúc Lâm quốc sư

Đại Đăng quốc sư

Tiêu Diêu quốc sư

CHƯƠNG X

TRẦN THÁI TÔNG (1218-1277)

Tuổi trẻ và chí nguyện học đạo

Học hỏi, tu tập và sáng tác

Khóa Hư Lục

Thánh Đăng Lục

Trần Triều Thiền Tông Bản Hạnh

Nhu yếu tỉnh thức

Nhu yếu tinh chuyên

Tư tưởng thiền học

Thoại đầu Thiền

Ảnh hưởng Thiền phái Lâm Tế

Bốn mươi ba bài tụng cổ

CHƯƠNG XI

TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ

Diện mục Tuệ Trung

Hòa quang đồng trần

Đập vỡ thái độ bám víu vào khái niệm

Đập phá quan niệm lưỡng nguyên

Phá vở những vấn đề giả tạo

Diệu khúc bản lai tu cử xướng

CHƯƠNG XII

TRẦN NHÂN TÔNG VÀ THIỀN PHÁI TRÚC LÂM

Một ông vua xuất gia

Ý nguyện xây dựng một nền hòa bình Chiêm-Việt lâu dài

Xây dựng một giáo hội mới

Tư tưởng Thiền học

Những ngày cuối

CHƯƠNG XIII

THIỀN SƯ PHÁP LOA (1284-1330)

Cuộc đời tu học của Pháp Loa

Đại tạng kinh triều Trần

Những tác phẩm của Pháp Loa

Phát triển giáo hội

Yếu tố Mật giáo trở thành quan trọng

Anh Tông và Pháp Loa

Tư tưởng Thiền học của Pháp Loa

CHƯƠNG XIV

THIỀN SƯ HUYỀN QUANG (1254-1334)

Về sách Tổ Gia Thực Lục

Cuộc đời của Huyền Quang

Câu chuyện Thị Bích

Những năm cuối của Huyền Quang

Huyền Quang và Pháp Loa

Nhà thi sĩ

Tư tưởng của Huyền Quang

Văn Nôm của Huyền Quang

Thời hưng thịnh chấm dứt

CHƯƠNG XV

NHỮNG GƯƠNG MẶT PHẬT TỬ KHÁC TRONG ĐỜI TRẦN

Trí Viễn thiền sư

Thuần Nhất pháp sư

Tăng Điền đại sư

Bão Phác quốc sư

Tông Cảnh quốc sư

Pháp Cổ thiền sư

Huệ Nghiêm thiền sư

Bảo Sát thiền sư

Viên thiền sư

Trí Thông thiền sư

Vô Sơn Ông

Minh Đức chân nhân

Đức Sơn thiền sư

Vương Như Pháp

Trần Thánh Tông

Trần Minh Tông

Bích Phong trưởng lão

Sa Môn Thu Tử

Lãm Sơn quốc sư

Thạch Đầu và Mật tạng

Tuyên Chân công chúa và Lệ Bảo công chúa

Những vị đệ tử

Truyền thống Yên Tử

CHƯƠNG XVI

TỔNG QUAN VỀ PHẬT GIÁO ĐỜI TRẦN

Chủ lực của văn hóa đời Trần

Những vị tăng sĩ ngoại quốc có mặt trong đời Trần

Các khuynh hướng tư tưởng trong Phật giáo đời Trần

Tổ chức giáo hội

Vai trò văn hóa và chính trị của Phật giáo đời Trần

CÁC PHỤ BẢN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hán văn

Nhật văn

Pháp và Anh văn

Quốc văn

Tạp chí Quốc văn

 

 

MỤC LỤC

TẬP II

 

CHƯƠNG XVII

SINH HOẠT CỦA TĂNG ĐỒ VÀ CƯ SĨ

Tăng sĩ, tự viện , và sinh hoạt kinh tế

Sinh hoạt trong tự viện

Giới pháp

An cư kiết hạ

Tọa thiền, du phương, ứng phú

Sinh hoạt của giới tại gia

 

CHƯƠNG XVIII

ĐẠO PHẬT TRONG THỜI NHO HỌC ĐỘC TÔN

Sự suy yếu của đạo Phật về phương diện lãnh đạo trí thức

Thịnh quá hóa suy

Chiến tranh Chiêm Việt

Tinh thần độc tôn thay thế tinh thần dung hợp

Cái học khoa mục

Sự biến dạng của Mật giáo

Thói quen ỷ lại vào vua chúa

Lương Thế Vinh

Thiền Môn khoa giáo

Nam Tông Tự pháp đồ

Thập giới cô hồn Quốc ngữ văn

Chân Nghiêm và sách Thánh Đăng lục

 

CHƯƠNG XIX

SỨC SÁNG TẠO CỦA GIỚI PHẬT TỬ ĐẠI CHÚNG

Tín ngưỡng của đại chúng

Văn học kể hạnh và sự thờ tự thánh tăng

Quan Âm Thị Kính

Quan Âm Nam Hải

Tính cách dân tộc của Quan Âm Thị Kính và Quan Âm Nam Hải

 

CHƯƠNG XX

SỰ PHỤC HƯNG CỦA MÔN PHÁI TRÚC LÂM

Nguyên do của sự phục hưng

Thiền sư Chuyết Chuyết

Thiền sư Minh Hành

Chân Nguyên, người có công phục hưng môn phái Trúc Lâm

Tư tưởng thiền của Chân Nguyên

Những vị đệ tử xuất sắc của Chân Nguyên

Công tác trùng san những tác phẩm Phật học Lý Trần

 

CHƯƠNG XXI

THIỀN SƯ HƯƠNG HẢI

Từ thiền tĩnh viện đến đạo tràng nguyệt đường

Con người của Hương Hải

Tư tưởng thiền của Hương Hải

Thơ nôm của Hương Hải

 

CHƯƠNG XXII

THIỀN PHÁI LÂM TẾ VÀ PHẬT GIÁO Ở ĐÀNG TRONG

Các thiền sư từ Trung Hoa sang hoằng hóa

Môn phái Liễu Quán

Dấu chân hoằng hóa tại các vùng đất mới

 

CHƯƠNG XXIII

THIỀN PHÁI TÀO ĐỘNG TỚI NƯỚC VIỆT

Chủ trương của Tào Động

Tào Động ở đàng ngoài

Thạch Liêm và Tào Động ở Đàng Trong

Con người của Thạch Liêm

Tư tưởng thiền của Thạch Liêm

Hưng Long Nguyễn Phúc Chu

Thiều Dương Hầu

 

CHƯƠNG XXIV

LÝ HỌC VÀ PHẬT GIÁO

Thái cực và vô cực, lý và khí

Thái độ tăng sĩ trước sự kích bác của nho gia

Lê Quý Đôn khuyên nho gia nên có thái độ cởi mở

Đại Chân viên giác thanh

Một tổng hợp Nho Phật độc đáo

Một số chủ đề khác của Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh

Quan niệm thiền của Hải Lượng và các bạn

Con người của Hải Lượng

Phan Huy Ích và Phan Huy Chú

Nguyễn Công Trứ

Nguyễn Du

 

CHƯƠNG XXV

CÁC DANH TĂNG ĐỜI NGUYỄN

Thiền sư Mật Hoằng

Thiền sư Phổ Tịnh

Thiền sư Thanh Đàm

Thiền sư Thanh Nguyên

Thiền sư An Thiền

Thiền sư Nhất Định

Thiền sư Diệu Giác

Thiền sư Tịch Truyền

Thiền sư Chiếu Khoan

Thiền sư Phúc Điền

Thiền sư Phổ Tịnh

Thiền sư Thông Vinh

Thiền sư Liễu Thông

Thiền sư Viên Quang

Thiền sư Đạo Thông

Thiền sư Giác Ngộ

Thiền sư Cương Kỷ

Thiền sư Chí Thành

Thiền sư Diệu Nghiêm

Thiền sư Viên Ngộ

Thiền sư Phước An

Thiền sư Liễu Triệt

Thiền sư Huyền Khê

CÁC PHỤ BẢN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hán văn

Nhật văn

Pháp và Anh văn

Tạp chí Quốc văn

BẢNG TÊN

 

MỤC LỤC

TẬP III

 

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

CHƯƠNG XXVI

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG CUỘC CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO

TỪ 1930 ĐẾN 1945

Bối cảnh chính trị và văn hóa

Hai nhà chí sĩ họ Phan

Nhu yếu duy tân

Vài nét sơ lược về cuộc vận động chấn hưng

Những động cơ của cuộc chấn hưng

Các hội Phật giáo thực hiện được những gì trong thời gian 1930-1945

CHƯƠNG XXVII

THIỀN SƯ KHÁNH HÒA VÀ CÔNG CUỘC VẬN ĐỘNG Ở NAM KỲ

Hội nam kỳ nghiên cứu Phật học

Các thiền sư Bích Liên và Liên Tôn

Hội Lưỡng Xuyên Phật học

Thiền sư Pháp Hải và thiền sư Chí Thành

Hội Phật học kiêm tế và tạp chí Tiến hóa

Thiền sư Trí Thiền

Thiền sư Thiện Chiếu

Tạp chí Pháp Âm và hội Tịnh Độ Cư Sĩ

Phật Học Tùng Thư

CHƯƠNG XXVIII

HỘI AN NAM PHẬT HỌC Ở TRUNG KỲ

Thiền sư Giác Tiên

Cư sĩ Tâm Minh

Chỉnh lý tăng chế và đạo tạo tăng tài

Thiền sư Mật Khế

Khởi nguyên của phong trào thanh thiếu niên phật tử

Con người và tư tưởng của Tâm Minh

Các cao tăng làm rường cột cho phong trào chấn hưng

Thiền sư Tâm Tịnh

Thiền sư Huệ Pháp

Những trung tâm chấn hưng

Vi sư Diên Trường

CHƯƠNG XXIX

CÔNG CUỘC CHẤN HƯNG Ở BẮC KỲ

Bắc kỳ Phật giáo hội

Thiền sư Thanh Thanh

Chương trình Phật học

Nguyễn Trọng Thuật và chủ trương “nhân gian Phật giáo”

Cư sĩ Thiều Chữu

Công tác duy trì và phổ biến nền văn học Phât giáo cổ điển

Lệ Thần Trần Trọng Kim

Ưu Thiên Bùi Kỷ

Tăng sĩ và công tác xã hội

Sơn môn Linh Quang và tạp chí Tiếng Chương Sớm

Thiền sư Thanh Tường

Truyền thừa Tào Động theo bia chùa Hồng Phúc

CHƯƠNG XXX

SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

Phật tử tham dự cách mạng

Thiền sư Mật Thế

Thanh niên tăng và cách mạng

Phât tử kêu gọi một tinh thần cởi mở và dung hợp

Tăng sĩ và thanh niên phật tử hy sinh

CHƯƠNG XXXI

XÂY DỰNG LẠI CÁC CƠ SỞ HÀNH ĐẠO

Khuynh hướng thân kháng chiến của các tổ chức Phât giáo

Đạo Phật xoa dịu đau thương

Phật tử đi tìm một con đường mới

CHƯƠNG XXXII

CHÙA ẤN QUANG VÀ CHÙA XÁ LƠI

Phật học đường Nam Việt

Giáo hội tăng già Nam Việt

Thiền sư Thiện Hòa

Thiền sư Hành Trụ

Phật học đường Huệ Nghiêm

Các ni viện miền Nam

Cư sĩ Chánh Trí và hội Phật học Nam Việt

Lễ cung nghênh xá lợi Phật tổ

Tư tưởng Phật học của Chánh Trí

CHƯƠNG XXXIII

CHÙA LINH QUANG VÀ CHÙA TỪ ĐÀM Ở TRUNG VIỆT

Chùa Linh Quang và sơn môn tăng già ở Trung Việt

Thiền sư Mật Nguyện

Cư sĩ Chơn An

Giới tăng sĩ đứng ra đảm nhiệm guồng máy lãnh đạo

Phật học đường Báo Quốc

Các trường tư thục Bồ Đề

Tổ chức gia đình Phật tử

Các cơ sở tăng học

Ni sư Diệu Hương và ni viện Diệu Đức

Những tạp chí Phật học

Thiền sư Đôn Hậu

CHƯƠNG XXXIV

CHÙA QUÁN SỨ Ở BẮC VIỆT

Hội tăng ni chỉnh lý Bắc Việt

Tổng hội Phật giáo Việt Nam và giáo hội tăng già toàn quốc

Thiền sư Tuệ Tạng

Hội Phật tử Việt Nam

Thiền sư Tố Liên

Thiền sư Trí Độ

Thiền sư Trí Hải

Các ni viện miền Bắc

Ni sư Đàm Soạn

CHƯƠNG XXXV

CON ĐƯỜNG THỐNG NHẤT

Tổng hội Phật giáo

Vận động thống nhất thực sự

Xây dựng một nền Phật giáo dân tộc

Con đường bất bạo động đi tới hòa bình, độc lập và thống nhất

Thiền sư Huệ Quang

Thiền sư Khánh Anh

Phật sự từ 1956 đến 1960

CHƯƠNG XXXVI

THẾ ĐỨNG CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Thái độ bất hợp tác của Phật giáo và đạo dụ số 10

Ông Ngô Đình Diệm chấp chính

Con đường đôc lập với các thế lực chính trị tranh chấp

CHƯƠNG XXXVII

NHỮNG NGUYÊN DO ĐƯA TỚI CUỘC VẬN ĐỘNG CHỐNG

CHẾ ĐỘ NGÔ ĐÌNH DIỆM

Một cuộc vận động được toàn dân ủng hộ

Về chế độ Ngô Đình Diệm

Phật giáo bị chèn ép

CHƯƠNG XXXVIII

CUỘC VẬN ĐỘNG CHỐNG ĐỐI CHẾ ĐỘ NGÔ ĐÌNH DIỆM

Phật học và Phật giáo

Bảo vệ lá cớ năm sắc

Vụ tàn sát trước đài phát thanh Húe

Hoạch định đường hướng và phương phápvận động

ủy ban liên phái bảo vệ Phật giáo

Phát khởi cuộc vận động

Chiến thuật của chánh quyền

ủy ban liên bộ

Ngọn lửa Thích Quảng Đức

Thông cáo chung

Thông cáo chung không được thực thi

CHƯƠNG XXXIX

PHẬT TỬ ĐÒI THỰC THI THÔNG CÁO CHUNG

Cuộc tuyệt thực tại chùa Xá Lợi

Biểu tình diễn hành

Tăng ni bị giam giữ

Dư luận quốc tế chấn động

Hệ thống thông tin của ủy ban liên phái

Những thủ đoạn của chính quyền

Ngọn lửa Nguyên Hương

Kế hoạch “nước lũ”

Ngọn lửa Thanh Tuệ

Ngọn lửa Diệu Quang

Lệnh tổng đình công tại Huế

Ngọn lửa Tiêu Diêu

Giáo chức đại học từ chức

Lễ cầu siêu tại chùa Xá Lợi

Đòn ác liệt cuối của chính quyền

CHƯƠNG XXXX

CHÍNH QUYỀN NGÔ ĐÌNH DIỆM SỤP ĐỔ

Sinh viên và học sinh đứng dậy

Phật giáo thuần túy

Ngọn lửa Quảng Hương

Phái đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc tới Sài Gòn

Ngọn lửa Thiện Mỹ

Cuộc đảo chính ngày 1.11.1963

Vai trò của những cấp chỉ huy trẻ trong quân đội

Các tướng lãnh ngờ vực Hoa Kỳ

Tiến trình của cuộc đảo chính

Chiếc hầm bí mật dưới dinh Gia Long

Số phận không may của tổng thống và ông cố vấn

Niềm vui của quần chúng sau ngày đảo chính

Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được thành lập

CÁC PHỤ BẢN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

BẢNG TRA CỨU

Các sách khác thuộc PG. Việt Nam

Phật Giáo Việt Nam – Suy Tư & Nhận Định
Phật Giáo Việt Nam – Suy Tư & Nhận Định
Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam (1964 – 1968)
Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam (1964 – 1968)
Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến Thế kỷ XIII LE BOUDDHISME EN ANNAM
Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến Thế kỷ XIII LE BOUDDHISME EN ANNAM
Phật giáo thời hậu Lê
Phật giáo thời hậu Lê
Khương Tăng Hội toàn tập 1
Khương Tăng Hội toàn tập 1
Việt Nam Phật Giáo sử luận
Việt Nam Phật Giáo sử luận
Chân dung Con Người trong Thơ Thiền Lý- Trần
Chân dung Con Người trong Thơ Thiền Lý- Trần
Khóa Hư Lục Giảng Giải
Khóa Hư Lục Giảng Giải
Thiền Uyển Tập Anh
Thiền Uyển Tập Anh
Việt Nam Phật Giáo sử luận tập II
Việt Nam Phật Giáo sử luận tập II
Chư tôn thiền đức Phật giáo Thuận Hóa
Chư tôn thiền đức Phật giáo Thuận Hóa
Toàn tập Trần Nhân Tông
Toàn tập Trần Nhân Tông