TOÀN TẬP TRẦN NHÂN TÔNG
LÊ MẠNH THÁT
NXB TỔNG HỢP TP. HCM
TỰA
Vua Trần Nhân Tông là một vị anh húng dân tộc, có những đóng góp to lớn, nhiều mặt cho đất nước, cho lịch sử. Vua đã trực tiếp lãnh đạo quân và dân nước ta, tập hợp được những nhà quân sự tài giỏi, huy động được tiềm lực của toàn dân, đánh thắng đội quân hung hãn, thiện chiến nhất thời bấy giờ, làm nên những chiến công oanh liệt Hàm Tử, Chương Dương, Bạch Đắng, Tây Kết lẫy lừng, đưa dân tộc ta lên đỉnh cao của tổ quốc.
Thêm vào đó, nền văn hóa Việt Nam thời đại vua Trần Nhân Tông đã xuất hiện hai sự kiện có ý nghĩa hết sức trọng đại. thứ nhất là dùng tiếng Việt như một ngôn ngữ hành chánh chính thức của triều đình cùng với tiếng Hán. Đây là lần đầu tiên tiếng Việt đã được sử dụng ghi lại bằng minh văn. Các triều đại trước , chắc chắn ít nhiều đã dùng tiếng Việt, nhưng cho đến nay ta không có bất cứ một xác minh nào. Chính dưới thời vua Nhân Tông; mà một sự kiện như thế đã được chép lại.
Sự kiện thứ hai là vua Trần Nhân Tông đã thành lập dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử thuần túy Việt Nam vơí chủ trương Cư trần lạc đạo. Triều vua Trần Nhân Tông có những biến động chính trị, quân sự to lớn qua việc hai lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông và việc xác nhập hai châu Ô, Lý vào bản đồ Đại Việt. Giữa những biến động này chứng tỏ có quan hệ biện chứng. Không thề có biến động này xảy ra mà không kéo theo một biến động khác xuất hiện.
Toàn tập này về cơ bản hoàn thành vào năm 1977, nhưng đến nay mới được công bố trọn vẹn. Tuy vậy chỉ có một điều đáng tiếc là trong số các tác phẩm của vua Trần Nhân Tông do chúng tôi sưu tầm được vào những năm 1974-1975 và trước đó, thì trong lần công bố này thiếu mất bản dịch chú Lăng Nghiêm do Bồ đề Thất Lỵ (Bodhisri) truyền đạt.
Bản chúng tôi tìm thấy ở chủa Từ Quang tỉnh Phú Yên là một bản in thời Cảnh Hưng không cón nguyên vẹn lắm. Những trang đầu có lời tựa đã bị mất, chỉ con tờ cuối. Còn năm đệ chú Lăng Nghiêm thì bốn đệ đầu còn nguyên, đệ cuối cùng bị rách và chỉ còn đoạn phiến. Về phần Thập chú cũng bị mất.. Sau mỗi cụm từ Phạn in chữ lớn có hai hàng chữ Hán dịch nghĩa in cỡ chữ nhỏ. Rất tiếc bản này đã bị thất lạc trong năm 1984. Chúng tôi hy vọng những ai đang giữ bản in đó, vì lợi ích chung của nền học thuật nước nhà, xin công bố, để làm tư liệu nghiên cứu cho việc tìm hiểu không những chính các đóng góp của vua Trần Nhân Tông đối với dân tộc và Phật giáo, mà còn lịch sử văn hóa và tư tưởng Việt Nam nói chung.
Vạn Hạnh
Tiết trùng dương năm Kỷ Mão
LÊ MẠNH THÁT
Mục lục
TỰA
PHẦN I NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG
CHƯƠNG I : Vấn đề sử liệu CHƯƠNG II : Tuổi trẻ vua Trần Nhân TôngCHƯƠNG III : Vua Trần Nhân Tông và cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1285
CHƯƠNG IV : Vua Trần Nhân Tông và cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1288
CHƯƠNG V : Vua Trần Nhân Tông và sự nghiệp xây dựng hòa bình
CHƯƠNG VI : Thượng hoàng Trần Nhân Tông xuất gia
CHƯƠNG VII : Một số vấn đề tư tưởng Trần Nhân Tông
CHƯƠNG VIII : Vị trí văn học của vua Trần Nhân Tông
CHƯƠNG IX : Vua Trần Nhân Tông với thiền phái Trúc Lâm
PHẦN II TÁC PHẨM TRẦN NHÂN TÔNG
Lời dẫn
Thơ Trần Nhân Tông
Phú Trần Nhân Tông
Bài giảng Trần Nhân Tông
Ngữ lục
Văn Trần Nhân Tông
Văn thư ngoại giao Trần Nhân Tông
NGUYÊN BẢN
Thơ
Phú
Bài giảng
Ngữ lục
Văn xuôi
Văn thư ngoại giao
Tên người tên sách