Tìm Sách

PG. Việt Nam >> Lịch sử Phật Giáo Việt nam Tập 2 Từ Lý Nam Đế đến Lý Thái Tông


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Lịch sử Phật Giáo Việt nam Tập 2 Từ Lý Nam Đế đến Lý Thái Tông
  • Tác giả : Lê Mạnh Thát
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt - Hoa
  • Số trang : 597
  • Nhà xuất bản : NXB Tổng Hợp TP. HCM
  • Năm xuất bản : 2006
  • Phân loại : PG. Việt Nam
  • MCB : 12010000008972
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM

LÊ MẠNH THÁT

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẬP II

Từ Lý Nam Đế (544) đến Lý Thái Tông (1054)

NXB. TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2006

Thay lời tựa

            Trong khi chuẩn bị cho sự ra mắt của tập II của bộ Lịch sử Phật giáo Việt Nam, chúng tôi có nhận được một số góp ý đối với tập I được xuất bản vào cuối năm 1999. Những góp ý ấy nêu lên một số vấn đề, có thể tóm tắt thành hai chủ đề chính. Một là vấn đề phân kỳ của lịch sử Phật giáo Việt Nam, tức lịch sử Phật giáo Việt Nam có thể chia ra bao nhiêu thời kỳ và dựa trên những tiêu chí nào để tiến hành phân chia như thế. Hai là chúng tôi quan niệm ra sao về thời kỳ Hùng Vương và Phật giáo Hùng Vương, mà chúng tôi có đề cập tới.

            Về chủ đề thứ nhất liên hệ với vấn đề phân kỳ lịch sử Phật giáo Việt Nam, trước đây người ta thường hay có hai lối phân kỳ. Đó là phân kỳ hteo các dòng thiền và phân kỳ theo các triều đại với một vài biến tường của nó.

            Phân kỳ theo các dòng thiền là lối phân kỳ xưa nhất, tối thiểu là từ Thông Biện (?-1134), mà sau này đã được vận dụng, để viết thành một quyển sử hoàn chỉnh của phật giáo tại Việt Nam xưa nhất hiện biết. Đó là Thiền uyển tập anh hoàn thành vào năm 1337. Trong tác phẩm ấy, lịch sử Phật giáo Việt Nam được trình bày qua hai dòng thiền Pháp Vân và Kiến Sơ kèm theo một bản thế thứ dòng thiền Thảo Đường. Đến thế kỷ thứ 18, Như Sơn cũng sử dụng phương pháp này để viết bộ Ngự chế thiền uyển thống yếu kế đăng lục vào năm 1734, trong đó trình bày lịch sử Phật giáo thiền tông một cách tổng quát theo các chiphái phát triển của nó, mà chủ yếu là phái Lâm Tế và phái Tào Động và những truyền thừa của hai phái ấy tại nước ta.

            Lối này đến giữa thế kỷ thứ 19 được An Thiền sử dụng, khi ông cho in ra bộ Đại Nam thiền uyển thiền đăng tập lục vào khoảng năm 1858 gồm cả thảy năm quyển, trong đó lấy Thiền uyểntập anh  làm quyển thượng, ba quyển bộ Ngự chế thiền điển thống yếu kế đăng lục làm ba quyển tiếp theo, còn quyển hạ thì do chính An Thiền viết về :”ba tổ đời Trần, hai phái Lâm Tế và Tào Động, hai phía đạo đời, làm thành một tập, cùng những ghi chú lặt vặt sách ngoài,riêng làm quyển hạ”.

            Phương pháp này đến thế kỷ 20 được Trần Văn Giáp khai thác triệt để. Ông tìm được bản Thiền uyển tập anh ở Hải Phòng và lần đầu tiên lược dịch ra tiếng Pháp trong Le Bouddhisme en Annam des origines jusqu’au XIIe siècle. Trong bài này ông bổ sung thêm một số sử kiện như việc các nhà sư Việt nam đi cầu pháp ở Ấn Độ, nghiên cứu kỹ lại các nhân vật của giai đoạn Phật giáo quyền năng, mà Thông Biện có đề cập tới như Mâu bác, Khương tăng Hội, Chi Cương Lương và Ma Ha Kỳ Vực.

            Cách phân kỳ thứ hai là phân kỳ theo triều đại. Đây là cách phân kỳ của Mật Thề trong Việt Nam Phật giáo sử lược. Cách phân kỳ này bám sát lịch sử chính trị của Việt Nam. Do vậy, Phật giáo đã được chia thành mấy giai đoạn :

1.      Thời đại Phật giáo du nhập: Phật giáo đời Bắc thuộc

2.      Phật giáo đời Hậu Lý Nam Đế và Bắc thuộc thứ ba

3.      Phật giáo đời nhà Đinh và đời Tiền Lê

4.      Phật giáo đời nhà Lý.

5.      Phật giáo đời nhà Trần

6.      Phật giáo đời nhà Hồ đến đời thuộc Minh

7.      Phật giáo đời Hậu Lê

8.      Phật giáo thời đại Nam Bắc phân tranh

9.      Phật giáo trong thời kỳ cận đại (triều Nguyễn)

10.   Phật giáo hiện đại

Cách phân kỳ này sau đó đã được hầu hết các quyển sử viết về lịch sử Phật giáoViệt Nam chấp nhận với một đôi chút gia giảm, ngay cả những quyển viết gần đây nhất. Sự gia giảm thể hiện qua nhiều cách. Họ có thể gom lại một vài triều đại với nhau, hoặc tách một thời đại ra làm hai hay ba giai đoạn để cho dễ trình bày. Chẳng hạn, người ta đã gom Phật giáo đời Lý đời Trần thành một giai đoạn và tách giai đoạn Phật giáo Nam Bắc phân tranh thành ra giai đoạn Phật giáo Nam Bắc phân tranh và giai đoạn Phật giáo thời Tây Sơn. Có cuốn sử, do thấy 1000 năm trước của Phật giáo các triều đại đều ngắn ngủi chưa rõ ràng, nên họ sử dụng phương pháp phân kỳ dòng thiền để trình bày, còn 1000 năm trở về sau, lịch sử các triều đại Việt nam rõ ràng, nên họ bám vào lịch sử các triều đại để mô tả các sự kiện Phật giáo.

Đứng trước hai lối phân kỳ vừa nói, quan điểm của chúng tôi hoàn toàn khác hẳn. Đối với cúng tôi, lịch sử là một vận động có ý thức của con người. Riêng đối với các tư trào văn hóa như Phật giáo thì lịch sử như một cuộc vận động có ý thức lại càng rõ nét hơn. Lịch sử vận động trên cơ sở tương tác của nhiều cấu trúc khác nhau, Có cấu trúc hạ tầng, có cấu trúc thượng tầng và những cấu trúc hàng ngang hàng dọc đan xen lẫn nhau, trong đó c6áu trúc hạ tầng tất nhiên giữ vai trò chủ chốt, nhưng không phải tuyệt đối. Xuất phát từ một cái nhìn như thế, quan điểm của chúng tôi là nhìn lịch sử Phật giáo như một bộ phận của cuộc vận động chung của dân tộc.

Chính cuộc vận động chung của dân tộc đó sẽ qui định sự vận động của Phật giáo như một bộ phận. Nhưng vận động của một bộ phận phải đáp ứng lại được vận động của một tổng thể. Và ngược lại. Nếu không có sự đáp ứng hai chiều này, thì vận động của bộ phận cũng như tổng thể sẽ bị phá vỡ, ngưng trệ và đi đến tan rã. Có một sự thật khi nghiên cứu lịch sử phật giáo là các triều đại có thể thay đổi, nhưng Phật giáo vẫn tiếp tục đi theo hướng của nó. Trong khi đó, có thể trong môt triều đại, bản thân Phật giáo có những biến động to lớn, thậm chí đi đến chỗ tan rã của một dạng Phật giáo nào đó. Trong lịch sử Việt Nam điều này càng rõ rệt hơn nữa. …

Vạn Hạnh

Mùa đông năm Canh Thìn (2000)

Lê Mạnh Thát

MỤC LỤC

Mục lục

Phàm lệ

Thay lời tựa

 

CHƯƠNG I DÒNG THIỀN PHÁP VÂN TÌ NI ĐA LƯU CHI VÀ PHÁP HIỀN

          VỀ TÌ NI ĐA LƯU CHI

          TÌ NI ĐA LƯU CHI THEO SỬ LIỆU  TRUNG QUỐC

          TÌ NI ĐA LƯU CHI THEO SỬ LIỆU VIỆT NAM

          TÌ NI ĐA LƯU CHI VÀ PHÁP HIỀN

          TƯ TƯỞNG THIỀN CỦA TÌ NI ĐA LƯU CHI VÀ PHÁP HIỀN

          KINH TỊNH XÁ ĐẦU VOI

          VỀ BỒ ĐỀ

          VỀ SÁU BA LA MẬT

          KINH ĐẠI THỪA PHƯƠNG QUẢNG TỐNG TRÌ

 

CHƯƠNG II  THANH BIỆN VÀ KINH KIM CƯƠNG

          CÁC THẾ HỆ DÒNG THIỀN PHÁP VÂN

          VỀ THANH BIỆN

          VỀ KINH KIM CƯƠNG

          THANH BIỆN VÀ KINH KIM CƯƠNG

          NHỮNG NGÀY CUỐI CỦA THANH BIỆN

 

CHƯƠNG III ĐẠI THỪA ĐĂNG VÀ NHỮNG NHÀ TÂY DU CẤU PHÁP

          VỀ VẬN KỲ

          VỀ KHUY XUNG

          VỀ GIẢI THOÁT THIỀN VÀ TUỆ DIỆM

          TRÍ HÀNH VÀ ĐẠI THỪA ĐĂNG

          ĐẠI THỪA ĐANG VÀ ĐẠI THỪA QUANG

 

CHƯƠNG IV   THƯỢNG NHÂN VÔ NGẠI VÀ TÌNH HÌNH PHẬT GIÁO HOAN ÁI

 VỀ CHÙA THIỆU LONG

 THƯỢNG NHÂN VÔ NGẠI

 VỀ CHÙA TĨNH CƯ Ở NÚI CỬU CHÂN

 

CHƯƠNG V ĐỊNH KHÔNG

          VỀ ĐỊNH KHÔNG

          BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA TƯ TƯỞNG ĐỊNH KHÔNG

          VỀ ĐỖ ANH HÀN VÀ CHUÔNG THANH MAI

          ĐỊNH KHÔNG VÀ ĐỊNH PHÁP SƯ

          VỀ PHÁP SƯ DUY GIÁM

          VỀ NHÀ SƯ NHẬT NAM

 

CHƯƠNG VI    DÒNG THIÊN KIẾN SƠ VÔ NGÔN THÔNG VÀ CẢM THÀNH

                   VỀ VÔ NGÔN THÔNG

                   VỀ CẢM THÀNH

                   VỀ NỘI DUNG BÀI KỆ VÔ NGÔN THÔNG

                   VỀ THIỆN HỘI

                   CẢM THÀNH VÀ PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG

                   VỀ CHÙA KIẾN SƠ

 

CHƯƠNG VII           LA QUÍ VÀ HỌC KHÚC

                   VỀ THÔNG THIỆN VÀ LA QUÍ

                   BỐI CẢNH CHÍNH TRỊ VIỆT NAM THẾ KỶ IX

                   VỀ CAO BIỀN

                   VỀ THÀNH ĐẠI LA

                   VỀ SÔNG ĐIỀM VÀ AO PHÙ CHẨN

                   LA QUÍ VÀ KHÚC LÃM

 

CHƯƠNG VIII   KHUÔNG VIỆT VÀ NHÀ ĐINH

                   VỀ ĐẠI SƯ KHUÔNG VIỆT

                   VỀ QUÊ HƯƠNG VÀ DÒNG DÕI KHUÔNG VIỆT

                   VỀ NIÊN ĐẠI KHUÔNG VIỆT

                   KHUÔNG VIỆT VÀ CÁC TRÀNG KINH CỦA ĐINH LIỄN

                   KHUÔNG VIỆT VÀ LÊ ĐẠI HÀNH

 

CHƯƠNG IX           PHÁP THUẬN VÀ VUA LÊ ĐẠI HÀNH

                   VỀ PHÁP THUẬN

                   PHÁP THUẬN VÀ CUỘC CHIẾN TRANH NĂM 981

                   PHÁP THUẬN VÀ BÀI THƠ THẦN

                   NƯỚC NAM SÔNG NÚI

                   PHÁP THUẬN VỚI PHÁI BỘ LÝ GIÁC

BÀI THƠ VẬN NƯỚC VÀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA  PHÁP THUẬN

 

CHƯƠNG X           VẠN HẠNH VÀ VUA LÝ THÁI TỔ

                   VỀ VẠN HẠNH

                   VỀ QUÊ HƯƠNG CỦA VẠN HẠNH

                   VỀ CHÙA LỤC TỔ

                   VỀ VẠN HẠNH VÀ LÝ KHÁNH VÂN

                   VẠN HẠNH VỚI BÀI THƠ SẤM 974

                   VẠN HẠNH VÀ VUA LÊ ĐẠI HÀNH

                   VẠN HẠNH VÀ BÀI THƠ CÂY GẠO

                   VẠN HẠNH VÀ NHỮNG BÀI THƠ QUANH MỘ HIỂN KHÁNH VƯƠNG

                   VẠN HẠNH VÀ SỰ LÊN NGÔI CỦA LÝ CÔNG UẨN

 

CHƯƠNG XI           THIỀN NGUYỆT VÀ VUA LÝ THÁI TÔNG

                   VỀ VUA LÝ THÁI TÔNG

                   THIỀN NGUYỆT VÀ VUA LÝ THÁI TÔNG

                   VỀ CỨU CHỈ

                   VỀ ĐỊNH HƯƠNG

                   VỀ VIÊN CHIẾU

 

CHƯƠNG XII

          MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH TỔNG QUÁT

                   HỆ TƯ TƯỞNG DÒNG THIỀN PHÁP VÂN

                   VỀ CÁC SINH HOẠT PHẬT GIÁO

                   VỀ SINH HOẠT TƯ TƯỞNG VĂN HỌC

                   SINH HOẠT NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC

          Phụ lục

          PHẬT NÓI KINH TINH XÁ ĐẦU VOI

          KINH ĐẠI THỪA PHƯƠNG QUẢNG TỐNG TRÌ

Các sách khác thuộc PG. Việt Nam

Phật Giáo Việt Nam – Suy Tư & Nhận Định
Phật Giáo Việt Nam – Suy Tư & Nhận Định
Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam (1964 – 1968)
Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam (1964 – 1968)
Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến Thế kỷ XIII LE BOUDDHISME EN ANNAM
Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến Thế kỷ XIII LE BOUDDHISME EN ANNAM
Phật giáo thời hậu Lê
Phật giáo thời hậu Lê
Khương Tăng Hội toàn tập 1
Khương Tăng Hội toàn tập 1
Việt Nam Phật Giáo sử luận
Việt Nam Phật Giáo sử luận
Chân dung Con Người trong Thơ Thiền Lý- Trần
Chân dung Con Người trong Thơ Thiền Lý- Trần
Khóa Hư Lục Giảng Giải
Khóa Hư Lục Giảng Giải
Thiền Uyển Tập Anh
Thiền Uyển Tập Anh
Việt Nam Phật giáo sử luận I II III
Việt Nam Phật giáo sử luận I II III
Việt Nam Phật Giáo sử luận tập II
Việt Nam Phật Giáo sử luận tập II
Chư tôn thiền đức Phật giáo Thuận Hóa
Chư tôn thiền đức Phật giáo Thuận Hóa