Tìm Sách

Giảng Luận >> Phật Học phổ thộng quyển 1


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Phật Học phổ thộng quyển 1
  • Tác giả : HT. Thich Thiện Hoa
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 651
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2002
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 1201000009061
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

PHẬT HỌC PHỔ THÔNG

HT. THÍCH THIỆN HOA 

NXB TÔN GIÁO

 

LỜI NÓI ĐẦU

Đạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Đạo Phật. Dân chúng thường nói “Đạo Phật là đạo của ông bà”, hay “Nhà nào có đốt hương, dều là tín đồ đạo Phật cả…” Kể về số lượng thì tín đồ Phật giáo ở Việt Nam thật là đông đảo; nhưng xét về phần phẩm thì chưa có thể lạc quan được.

Tình trạng phẩm ít, lượng nhiều ấy phát sinh vì nhiều nguyên nhân phức tạp:

- Có người theo đạo Phật vì truyền thống của ông cha (ông cha theo đạo Phật, nên con cháu cũng theo).

- Có người theo đạo Phật vì cảm tình đối với thân bằng quyến thuộc, hay đối với cái Đạo đã chia sẻ những phút vui buồn, thịnh suy của đất nước.

- Có người theo đạo Phật, vì mong cầu được qua tai nạn khỏi, hay cầu của, cầu con v.v…

Ngày nay, vẫn biết có một số đông tín đồ đã hiểu đúng giá trị cao siêu và lợi ích rộng lớn của đạo Phật, nhưng cái số ấy không phải là đa số, nếu đem so với cái khối tín đồ hiểu Đạo một cách nông cạn, hay sai lạc nói trên.

Vì không hiểu một cách thấu đáo đạo Phật, nên lòng tin không được chắc chắn. Mỗi khi gặp một lý thuyết nào lạ, một tôn giáo nào mới thì họ ùa hòa tin theo, như cây thiếu rễ cái, gió thổi phía nào thì ngã rạp theo phía ấy, thật đáng buồn thương.

Tình trạng buồn thương ấy có thể bổ cứu được, nếu như chúng ta có một chương trình dạy Phật pháp bằng chữ Việt. Dân tộc ta là người Việt, ở đất Việt, ăn cơm Việt, nói tiếng Việt, mà kinh sách toàn chữ ngoại quốc; cả pho triết lý cao sâu của Đạo Phật vẫn còn nằm nguyên trong 3 Tạng chữ Hán, thử hỏi có mấy ai đọc được? Như thế thì bảo tín đồ làm sao hiểu biết được giáo lý cao sâu của đạo Phật và lòng tin làm sao vững chắc được?

Nóng lòng vì tình cảnh ấy, chúng tôi bạo dạn và cố gắng soạn ra chương trình “Phật học phổ thông” này, mong giúp tín đồ mau hiểu giáo lý, thấy được chỗ quý báu của Đạo, để cho lòng tin được chơn chánh và vững bền.

Chúng tôi tự biết mình đức bạc tài sơ, chưa đủ khả năng làm việc vĩ đại này. Nhưng nếu do dự và nhún nhường mãi, rối suốt đời cũng chẳng làm được việc gì. Chi bắng cứ cố gắng, hy sinh đắp trước con đường đất, để cho các bậc có tài đức sau này sửa chữa lại rối cán đá và tráng nhựa.

Chương trình “Phật học phổ thông” có mục đích xây dựng cho tín đồ có căn bản giáo lý, hiểu biết Phật pháp từ thấp đến cao, lấy Ngũ thừa làm nền tảng.

Từ khóa thứ nhất dến khóa thứ tư, chúng tôi đã soạn hết Ngũ thửa  Phật giáo. Khi tín đồ đã hiểu giáo lý căn bản nói trên rồi các khóa sau, chúng tôi sẽ mở thêm bề rộng và xây thêm chiều cao cho tòa nhà Phật giáo. Từ khóa thứ V đến khóa XII, tìn đồ sẽ tuần tự học về đại cương Kinh Lăng Nghiêm, Viên Giác, Duy Thức Luận, và Kim Cang, Tâm Kinh.

Chương trình này, chúng tôi đã soạn thảo từ năm 1953 đến nay và đã xuất bản thành tập, từ tập Phật học phổ thông thứ nhất cho đến tập Phật học phổ thông thứ 12.

Công việc trên đây là cả môt gánh nặng, mà đường lại dài, chúng tôi khẩn thiết yêu cầu những vị nhiệt tâm vì đạo, từ quý vị đại đức Tăng già, cho đến các hàng cư sĩ, kẻ công người của, tiếp sức với chúng tôi (hoặc giúp sáng kiến, tài liệu hay tài chánh) cùng xây dựng cho hoàn bị một chương trình hoằng pháp ở nước nhà hầu bổ cứu những khuyết điểm và dẹp bỏ những tình tệ trong đạo Phật từ trước tới nay.

Chúng tôi chấm dứt trong sự tin tưởng ở lòng nhiệt thành vì Đạo của quý vị độc giả xa gần.

                                                                 BAN HOẰNG PHÁP

 

MỤC LỤC

KHÓA I

Lời nói đầu

1. Đạo Phật

2.  Lược sử Đức Phật    Thích Ca Mâu Ni (từ giáng sanh đến thành đạo)       

3. Lược sử Đức Phật Thích ca Mâu Ni (từ Thành đạo đến  Niết-bàn)

4. Quy y Tam Bảo

5.  Sám hối

6. Thờ Phật, lạy Phật, cúng Phật

7.  Tụng knh, tri chúm niệm Phật

8. Ăn chay

9. Bát quan trai giới

 

KHÓA II

 Bài thứ :

1.     Bổn phận của Phật tử tại gia

2.     Vu lan Bồn

3.     Vô thường

4.     Thiểu dục và Tri túc

5.     Nhân quả

6.     Luân hồi

7.     Thập Thiện nghiệp

8.     Tứ nhiếp pháp

9.     Lục hòa

10.   Tịnh độ

11.    Lược sử Đức Phật A-di-đà và 48 Đại nguyện

KHÓA III

1.     Khái niệm tổng quát về Tứ Diệu Đế

2.     Khổ Đế

3.     Tập Đế

4.     Tập đế (tiếp theo)

5.     Diệt Đế

6.     Đạo Đế (Từ niệm cũ)

7.     Đạo Đế (Tứ chánh Cần)

8.     Đạo Đế ( Tứ Như-Ý túc)

9.     Đạo Đế (Ngũ căn-ngũ lực)

10.    Đạo Đế ( Bát Chánh đạo)

KHÓA IV

Lời chỉ dẫn tổng quát

1.     Quán sổ tức

2.     Quán bất tịnh

3.     Quán từ bi

4.     Quán nhân duyên

5.     Quán giới phân biệt

6.     Lục độ (Bố thí Ba-la-mật)

7.     Lục độ (Tinh tấn Ba-la-mật)

8.     Lục độ (Thiền định Ba-la-mật)

       9.   Bốn môn tâm vô lượng

       10.   Ngũ minh.

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Luận Du Già Sư Địa (Tập 1)
Luận Du Già Sư Địa (Tập 1)
Bến bờ tuệ giác
Bến bờ tuệ giác
Hương Vị Pháp Bảo
Hương Vị Pháp Bảo
Từ chánh niệm đến giác ngộ - Cẩm nang của người tu thiền
Từ chánh niệm đến giác ngộ - Cẩm nang của người tu thiền
Nhân duyên học
Nhân duyên học
Lời Phật dạy trong kinh tạng Nikaya-tập1
Lời Phật dạy trong kinh tạng Nikaya-tập1
Nhị khóa hiệp giải
Nhị khóa hiệp giải
Ước Hẹn Với Sự Sống
Ước Hẹn Với Sự Sống
Tương Lai Văn Hóa Việt Nam
Tương Lai Văn Hóa Việt Nam
Tương Lai Thiền Học Việt Nam
Tương Lai Thiền Học Việt Nam
Tuổi Trẻ Tình Yêu và Lý Tưởng
Tuổi Trẻ Tình Yêu và Lý Tưởng
Bưởi
Bưởi