PHẬT GIÁO NHẬP THẾ VÀ PHÁT TRIỂN
Biên tập: GStS:LÊ MẠNH THÁT- ĐĐTS. THÍCH NHẬT TỪ
NXB TÔN GIÁO
LỜI GIỚI THIỆU
Nền kinh tế xã hội phát triển ngày càng cao, kéo theo sự thăng tiến cũng như bất cập cảu các lĩnh vực khác. Trước bối cảnh đó, đòi hỏi Phật gáo cũng phải uyển chuyển ứng dụng phương tiện quyền xảo mới có thể “nhập cuộc” cùng dòng chảy xã hội, gieo hạt giống pháp lạc vào mảnh đất nhân sinh, vun bồi mảnh vườn nhân gian ngày một thanh bình và an lạc hơn. Điều đó có nghĩa là Phật giáo không thể tách rời khỏi cộng đồng xã hội. Đó là quy luật tất yếu, là điều kiện bảo đảm sự tồn vong cho mọi cộng đồng , không riêng gì Phật giáo.
Trên bình diện tổng thể, chúng ta có thể nhận thấy rằng, từ xã hội văn minh tân kỳ cho đến xóm làng xa xôi hẻo lánh, tất cả đều đã và đang thấm nhuần dòng nước từ bi, trí tuệ của Phật giáo. Để có được kết quả đó, những người con Phật ở khắp nơi đã vận dụng tinh thần hò nhập vào giáo pháp của Đức Phật một cách khéo léo, làm giảm đi khoảng cách giữa chơn và tục, giữa đạo và đời mà vẫn không đánh mất bản sắc của Phật giáo. Cứ như thế, Phật giáo không những không tách mình khỏi thế sự mà còn dấn thân một cách tích cực vào cuộc đời, vào nếp sống của con người ở từng địa phương để chuyển hóa, xây dựng cuộc sống con người cao đẹp hơn, thánh thiện hơn, hoàn hảo hơn. Đó là đặc tính nhập thể của Phật giáo trong mọi thời đại, mọi không gian; không phân biệt địa phương chủng tộc màu da,sang hèn, giàu nghèo và giai cấp.
Với hơn 20 đề tài, tuyển tập này đã để cập nhiều vấn đề liên quan đến tiến trình đưa Phật giáo hội nhập với cộng đồng thế giới. Đại đức Tiến sĩ Thích Nhật Từ cho rằng nhập thế là cả một tiến trình mà trong đó trách nhiệm thuộc về tất cả những người con Phật có hùng tâm bảo vệ Đạo pháp.
Đồng quan điểm ấy, với đề tài: “Sự nhập thế của Phật giáo Việt Nam góp phần vào sự ghiệp độc lập và phát triển của dân tộc”. Thượng Tọa Tiến sĩ Thích Tâm Đức cũng đã phát biểu rằng: “Nói đến tinh thần nhập thế của Phật giáo thì không phải đến bây giờ các thế hệ Phật giáo mới bắt đầu quan tâm. Nó được thể hiện ngay từ buổi đầu đất nước giành được độc lập”.
Trên phương diện nền tảng của vấn đề nhập thế. Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm đã khẳng định: “Tư tưởng đoàn kết, hòa hợp và từ bi của đạo Phật cũng cần được mở rộng hơn.trên thực tế, Phật giáo không chỉ có khả năng liên kết với các cà nhân trong cộng đồng dân tộc hay quốc gia mà càng có vai trò trong việc góp phần trung hòa , hóa giải và đoàn kết giữa các thế lực tôn giáo và những hệ tư tưởng đối đầu trên thế giới. Vì vậy, cấn phải phát huy giá trị từ bi , hòa hợp của Phật giáo , coi đó là một nhân tố quan trọng của nội lực dân tộc trong hoạt động đồi ngoại. Bởi vì ngày nay, để xây dựng một thế giới hòa bình, an lạc, chúng ta không chỉ cần sự đoàn kết hòa hợp trong phạm vi một dân tôc”. (Thích Bảo Nghiêm, Tư Tưởng Phật Giáo Trong Thời Kỳ Hội Nhập Và Xây Dựng Một Đất Nước Việt Nam Gàu Mạnh, Công Bằng, Dân Chủ và Văn Minh)
Trong thời đại ngày nay “Nhờ những tiến bộ của khoa học, con người đã tạo nên những thành tựu kỳ diệu trong mọi lĩnh vực. Nhờ sự trợ giúp của các phương diện máy móc hiện đại được phát minh bởi trí tuệ con người , cuộc sống của con người thay đổi ngày một khác: thế giới rộng lón trước kia giờ ngày một trở nên bé nhỏ hơn, giao tiếp của con người dần trở nên đơn giản, dễ dàng hơn. Con người như được nối dài tay, chấp thêm chân và nhìn thấu mọi nơi để có thể thu nhỏ thế giới trong tầm tay. Song cũng chính từ những thay đổi ấy, mặt trái của xã hội con người dần xuất hiện theo những chiều trái ngược”. (Bùi Hữu Dược: Phật giáo với xã hội Việt Nam thời kỳ hiện đại hóa).
Trước tình hình đó, Phật giáo phải làm gì? Người con Phật phải hành động như thế nào? Nhập thế, xuất thế ra sao để không xa rời tôn chỉ của Phật pháp sau này? Đó chính là nội dung được các hành giả, học giả, những người có trách nhiệm, có niềm thao thức với Phật pháp, với xã hội tìm hiểu, phân tích và ứng dụng. Tất cả nội dung đó được cô đọng trong tuyển tập này, như một món quà gửi đến quý vị nhân dịp Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc 2008 được tổ chức tại Việt Nam.
Ban biên tập xin gửi đến chư tôn thiền đức Tăng Ni, quý vị thiện hữu trí thức, học giả lời tri ân chân thành nhất . Đây là tuyển tập những bài tham luận, để đáp ứng kịp thời cho mục tiêu hội thào của Đại Lễ, nên những thiếu xót, khiếm khuyết là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt một số bài khảo cứu đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận được, hoặc đã nhận được nhưng vì quá gấp nên không thề chuyển ngữ và biên tập kip. Ngưỡng mong chư tôn thiền đức, chư vị học giả, độc giả liễu tri, mẫn cố.
Kính ghi
BAN BIÊN TẬP
MỤC LỤC
1. PHẬT GIÁO TRONG NỀN TOÀN CẦU HÓA
2. PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER, TRONG BỐI CẢNH THỐNG NHẤT VÀ HỘI NHẬP CỦA PHẬT GIÁO VN
3. PHẬT GIÁO VN TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
4. PHẬT GIÁO NHẬP THẾ TỪ CÁI NHÌN CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI
5. PHẬT GIÁO VỚI XÃ HỘI VN THỜI KỲ HIỆN ĐẠI HÓA
6. VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÀO VN ĐỒI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC
7. SUY NGHĨ VỀ PHẬT GIÁO NHẬP THẾ VÀ XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VN
8. SỰ NHẬP THẾ CỦA PHẬT GIÁO VN: GÓP PHẦN VÀO SỰ NGHIỆP ĐỘC LẬP VÀ PHẤT TRIỀN CỦA DÂN TỘC
9. HOẰNG PHÁP TRONG THỜI HỘI NHẬP: MỘT PHƯƠNG DIỆN KINH TẾ
10. ĐÓNG GÓP CỦA PHẬT GIÁO VỚI XÃ HỘI VN HIỆN NAY
11. KINH TẾ PHÂT GIÁO: MỘT GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN
12. KẾT NỐI TRIẾT HỌC – NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO VỚI CÔNG CHÚNG TRẺ
13. TỪ THIỆN – CON ĐƯỜNG NHẬP THẾ CỦA PHẬT GIÁO VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
14. PHẬT GIÁO NHẬP THẾ: MỘT GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN
15. KINH TẾ PHẬT GIÁO: MỘT GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN
16. PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI HỘI NHẬP THẾ KỶ XXI
17. GIẢI PHÁP CỦA PHẬT GIÁO TRƯỚC VẤN NẠN GIAO THÔNG TẠI VN
18. PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG TÂM LINH
19. VAI TRÒ PHẬT GIÁO TRONG VIỆC XÂY DỰNG MỘT NỀN KINH TẾ NHÂN BẢN VN