THƠ NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886)
TRẦN XUÂN AN biên soạn và khảo cứu
NXB THANH NIÊN
LỜI THƯA ĐẦU SÁCH
Không phải riêng chúng tôi, bất kỳ ai yêu chuộng công lý, có quyết tâm truy tìm và bảo vệ sự thật lịch sử, chắc hẳn sẽ rất xúc động khi đọc được Thi tập của Nguyễn Văn Tường (1824-1886). Cảm xúc có tính lương tâm ấy cũng tương tự như lúc đọc về Nguyễn Trãi (thời Hậu Lê) và tác phẩm của ông. Tất nhiên bi kịch mỗi người mỗi khác.
Nguyễn Trãi với sự vu khống của bọn gian thần như một điển hình về bi kịch công thần. Dẫu sao, đó cũng chỉ là một khía cạnh…
Nguyễn Văn Tường với sự vu khống của bọn thực dân “tả đạo”, đầu hàng (chủ “hòa”) lại là điển hình về bi kịch yêu nước, trung thần, quyết tâm chống pháp, bảo vệ văn hóa dân tộc, chủ chiến, bị “đập tan tành” uy tín, bị phá vỡ tầm ảnh hưởng (1).
Cảm xúc đối với thi tập Nguyễn Văn Tường, đi đôi với bài khảo luận sử học của ông trong tập tư liệu chính của Hội nghị khoa họ lịch sử do Trường Đại học Sư phạm TP.HCM chủ trì (thu hút nhiều bài viết của các giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu (*), nhà báo, nhà giáo trong cả nước và cả Việt kiều ở nước ngoài) còn là một cảm xúc thời đại dân chủ, cách mạng, đổi mới. Tuy vậy, vẫn còn tồn tại vài vấn đề cần suy nghĩ.
Với Thi Tập của Nguyễn Văn Tường, chúng tôi mạo muội làm các công đoạn, các phần còn lại. Chúng tôi xin phép được làm trọn dù có nhiều hạn chế bản thân (sở đoản!)
Công sức sưu tầm, dịch thuật giới thiệu, công bố Thi tập trên của các ông Trần Viết Ngạc, Trần Đại Vinh, Vũ Đức Sao Biển thật lớn lao và đầy ý nghĩa đối với sử học và giai đoạn văn chương thời Nguyễn vốn còn những khoảng trống, do chiến tranh, do thực dân, do đế quốc và do vô tình quên lãng!
Cuối lời thưa đầu sách này, chúng tôi chỉ trình bày thêm:
1- Các bản dịch thơ chưa dám chú tâm về tính nghệ thuật, các bản dịch còn chú trọng đến mức rườm rà cho tính chính xác (sát nghĩa). Bởi giá trị thấy ngay của Thi tập là sử liệu; và như thế cũng là để cuốn sách có tính phổ thông, tiện dùng, nhất là tránh được sự hiểu lầm, hiểu sai đáng tiếc.
2- Hạn chế vẫn còn nhiều ở các chú thích. Thỉnh thoảng có đôi lời bình, vẫn còn thô.
3- Hơi nặng nề vể mặt sử học vì tính xác thực.
4- Trong tinh thần đoàn kết dân tộc nhưng vẫn bảo đảm tính khách qua sử học, với ý thức tôn trọng sự thật lịch sử, chúng tôi đã khu biệt rõ đối tượng cần phê phán, thường được gọi là bộ phận “tả đạo” trong Thiên Chúa giáo. Đó là các giám mục, linh mục mang bản chất thực dân, hoặc thực dân đội lốt tu sĩ Thiên Chúa giáo…Tuy vậy ở đây, về vấn đề này, cũng xin minh bạch thưa trước: lịch sử là những gì đã trôi qua. Cũng như bao người yêu sử học, (kể cả văn học), thái độ của chúng tôi đối với những gì đã trôi qua không phải là thái độ của những gì đang thuộc về hiện tại. Trong hiện tại, chúng ta vẫn luôn luôn tôn trọng những giáo dân kính Chúa yêu nước trên đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa chúng ta cũng như trên thế giới, thuộc mọi quốc gia, mọi dân tộc và mọi quốc tịch.
Ý muốn của chúng tôi là công bố cho được trọn vẹn Thi tập này cùng bài “Giải triều…”và các câu thơ, các cặp câu đối còn sót lại của chiến sĩ, nhà thơ, quan phụ chánh, cũng là nhà chính trị, ngoại giao rất tâm huyết, mưu trí, tài ba và đầy bi kịch Nguyễn Văn Tường (1824-1886). Đó cũng là cơ sở choủa bản thân những cuốn sách tiếp theo của chúng tôi về ông.
Chúng tôi cũng xin được khẳng định để tránh ngộ nhận đáng tiếc: trong cuốn sách này, có tập hợp thêm một số bài viết của các nhà nghiên cứu khác; tuy nhiên quá trình nghiên cứu và nhận định riêng cá nhân chúng tôi (TXA), thể hiện ở bài nghiên cứu của chính chúng tôi, đồng thời ở những câu chữ không phải của các nhà nghiên cứu khác của cuốn sach này. Sự dị biệt trong nghiên cứu và nhận định cũng là điều thường thấy. Dẫu sao, chúng tôi vẫn ra sức bảo vệ chủ kiến khoa học của mình, đồng thời luôn mong mỏi được sự tán thành trên cơ sở nghiên cứu khoa học của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Xin được chỉ bảo, góp ý, phê bình,
TRẦN XUÂN AN
TP.HCM, 31 .07 . 2000
(01 .07 Canh Thìn HB.O) &22 tháng 03. 2004 [: HB4] (02.02 nhuận, Giáp Thân HB4)
(*) Theo thông lệ, các học hàm, học vị, học danh, nghiệp danh trong cuốn sách này cũng được viết tăt. Ví dụ Giáo sư viết tắt là Gs; nhà nghiên cứu viết là Nnc…tùy ngữ cảnh, theo quy tắc chính tả. Riêng bản thân tôi (TXA) xin khiêm tốn tự gọi là người biên soạn, được viết tắt là Nbs…
MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT : MỞ ĐẦU
Thưa ngỏ & thông tin nghiên cứu
Lời thưa đầu sách
Thông tín về các hội nghị hội thảo khoa học
Nguyễn Văn Tường &chính trị
Nguyễn Văn Tường, qua châu bản triều Nguyễn
Tìm hiểu chủ trương của Nguyễn Văn Tường sau cuộc binh biến Ất Dậu (1885)
Nguyễn Văn Tường trước và sau vụ biến kính thành Huế 5-7-1885
Nguyễn Văn Tường (1824-1886) với nhiệm vụ lịch sử sau cuộc kinh đô quật khởi (5-7-1885)
Nguyễn Văn Tường & thơ ca
Tấc lòng son sắc và yêu nước của Nguyễn Văn Tường
Đọc thơ Nguyễn Văn Tường
PHẦN THỨ HAI: SÁNG TÁC NGOÀI THI TẬP
Tự trào (câu đối) nguyên tác chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa, dịch theo thề loại
Điếu Bùi Viện,(câu đối)
Giải triều … & hai câu thơ sửa chữa bổ sung của bài “ Giải triều..)
Thượng đồ trình, cảm tác đối liên (hai câu song thất)
Phụ lục: Thơ Phạm Phú Thứ, thơ Nguyễn Thượng Hiền viết về Nguyễn Văn Tường)
PHẦN THỨ BA : THI TẬP
Bao gồm 66 bài
PHẦN THỨ TU: NGUYÊN TÁC THƠ CHỮ HÁN
Nguyên bản chữ Hán (các sáng tác ngoài thi tập, và trọn vẹn thi tập gồm 66 bài nguyên tác, chép tay)
Về một số điểm trong bản chép Thi tập nguyên tác chữ Hán
PHẦN THỨ NĂM: CUỐI SÁCH
Danh mục sách tham khảo: Bảng kê tên sách báo danh mục tham khảo, đối chiếu viết tắt
Danh mục sách tham khảo: ngoài các cuốn, các bài ở bảng A.
Một số chủ điểm sử học phác thảo ở các chú thích sơ lược
Hai tấm ành Lễ minh oan & dựng bia lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824-1886). Tháng 6.2007)
Mục lục
Vài trang ghi thêm
Vài nét về lý lịch và danh mục sách do tác giả sáng tác, nghiên cứu, biên soạn.