KHOA HỌC VÀ SỰ TÁI SINH THEO NHÀ PHẬT
NGUYỄN ĐIỀU
Nhà Xuất bản Tôn Giáo
LỜI NÓI ĐẦU
Tập sưu tầm nói về Khoa học và sự tái sinh này gồm nhiều đoạn. Mỗi đoạn đề cập đến một số “khía cạnh”của năng lực tinh thần, xuyên qua thể xác đang sống. Cách diễn tả được trình bày dưới dạng một “liên quan”khoa học. Tựu trung tất cả đều hướng về sự sống và tiềm lực tái sinh sau khi chết, theo nhà Phật.
Đây là một đề tài rất khó khăn, đã làm tốn không biết bao nhiêu trí lực, giấy mực của bác sĩ thần học, các triết gia, các tư tưởng gia, và những nhà thông thái, chuyên nghiên cứu về các hiện tượng tâm linh. Nó vốn là một vấn đề vừa thực tế vừa trừu tượng, huyền bí, nên soạn phẩm này cũng chỉ có thể làm sáng tỏ một số vấn đề trên một vài phương diện chủ yếu nào đó mà thôi.
Và châm ngôn thường được nhắc đến trong khi nghiên cứu Phật học, là “nên giữ ý quên lời”…Vì lời lẽ, văn tự dù gọn ghẽ, rõ ràng, sắc bén đến đâu, cũng chỉ là những phương tiện để “vận chuyển” cái “hiểu biết”của người này, nhiệt thành cống hiến đến người khác. Nếu căn cứ vào văn tự để kết luận cái “ngụ ý” thì không bao giờ nhận được sự cảm thông, nhất là trong trường hợp “phải mượn chữ nghĩa chế định (prajnatti) để khả dĩ hiểu thấu chỗ tương quan siêu việt (paramartha)” trong nhà Phật.
Lại nữa, khuôn khổ sinh sống không cho phép người viết dành trọn thì giờ cho sự nghiên cứu lẫn thu thập tài liệu, nên thiếu sót là một điều khó có thể tránh được. Soạn giả vẫn tự biết rằng một tập sưu tầm ngắn chắc chắn không thể nào hoàn hảo, ngưỡng mong chư độc giả niệm tình, và bổ túc cho.
Thành thật cảm tạ
SG
MỤC LỤC
Tiềm lực tinh thần con người
Tiềm lực tái sinh qua sự nghiên cứu não bộ
Tiềm lực tinh thần qua từ trường vật lý
Quay lại Phật học
Tái sinh qua biệt nghiệp và cộng nghiệp
Tái sinh không phải chỉ là kế quả của một kiếp sống
Lý nhân quả và ảnh hưởng văn hóa
Quả lành có năm giác quan kỳ diệu
Thay lời kết
PHỤ LỤC
Nền tảng giáo lý Phật Đà