Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> Phật giáo Đại Hàn


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Phật giáo Đại Hàn
  • Tác giả : Trần Quang Thuận
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 370
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2008
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 1210000008394
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

PHẬT GIÁO ĐẠI HÀN

TRẦN QUANG THUẬN

NXB TÔN GIÁO

 

LỜI MỞ ĐẦU

Cao Ly (Koryo, Korea) là một trong những quốc gia  xưa nhất thế giới, lập quốc 3 nghìn năm trước Thiên Chúa giáng sinh, khi sắc dân Tung -i từ duyên hải miền Đông Trung Hoa  và các bộ lạc du mục từ Mãn Châu đến định cư, thành lập các xã hội bộ tộc này dần dần quy tụ thành những tiểu quốc.

Vào khoảng năm 2333 trước kỷ nguyên, Tan-gun thống nhất 9 bộ tộc Tanggus thành tiểu quốc Triều Tiên (Choson) đóng đô tại Asadal (Wonggomsong, bây giờ là Pyongyang, Bình Nhưỡng). Nước  Triều Tiên cổ đại của Tangun gồm lãnh thổ của Nam mãn Châu và vùng đất phía bắc sông Hán. triều đại Triều Tiên cổ đại kéo dài trên 1000 năm.

Tiếp theo là triều đại Kija Choson (Kija Triều Tiên), bắt đầu từ năm 1120 tkn, sau khi Kija lật đổ triều đình cuối cùng của Tan-gun, kéo dài 1.000 năm. Lãnh thổ của Kija Triều Tiên gồm miền Đông Nam Trung Hoa và Tây Nam Mãn Châu.

Phật giáo từ Trung Quốc truyền đến Cao ly vào thời đại tam Quốc (372 -668) đó là thời đại Cao Ly  dưới quyền cai trị của ba cường quốc Cao Câu Ly (Koguryo), Bách Tế (Paekche) và Tân la (Shilla), qua các vị sư Ấn Độ Ado, người Cao Ly gọi là Myuckhoja, dân bán khai da đen, am chỉ Ấn Độ Ado và Marananda. Năm 372 Tần Vương đời Đông Tấn  phái Ngài Thuận Đạo (Ado) đem kinh điển và tượng Phật tặng cho vua Tiểu Thú Lâm (Sosurim 371-384) xứ Cao Lâu Ly. Năm 384, Ngài Ma La Nan Đà (Marananda), từ Đông Tấn đến xứ Bách Tế, dười thời vua Chẩm Lưu (Chimayu 384-385) hoằng truyền đạo pháp. Phật giáo xứ Tân la từ Cao Lâu Ly truyền đến vào thời vua Nội Kỳ (Nulchi Maripkan 417-457) nhưng vẫn còn phôi thai mãi đến đời vua Pháp Hưng (Pogung 514-539) mời thực sự phát khởi.

Khi Phật giáo truyền đến xứ Bách tế năm 384, chỉ trong vòng 40 năm, Phật giao1 đã trở thành nguồn tâm linh của vua tôi, thần dân Bách Tế. Thánh Vương (Song Wang, 523-554) gửi sứ thần và tăng lữ đem Phật giáo  truyền đến Nhật Bản dười thời vua Kemmei Tenno, Phật giáo Nhật Bản đều vào thời kỳ này.

Phật giáo Đại Hàn trong lịch sử phát triển đã trải qua 5 thử thách lớn:

Thử thách thứ nhất, vào thời kỳ truyền thừa khi phải đương đầu với văn hóa, tìn ngưỡng truyền thống của dân bản xứ.

Thử thách thứ hai khi phải đương đầu với hệ thống vương quyền ở Cao Câu Ly(Korugyo), Bách Tế (Paekche), Tân La (Silla) và Cao Ly (Koryo).

Thử thách thứ ba  khi phải đương đầu với chính sách bài Phật của triều đình nhà Ly (Yi).

Thử thách thứ tư khi đương đầu với chính quyền đô hộ Nhật Bản.

Thử thách thứ năm khi phải đương đầu với nền văn hóa Tây phương, Cơ Đốc giáo, với tín ngưỡng mới Chondogyo (Thiên Đạo), với xu thế hiện đại hóa phát triền kỹ nghệ.

Vào cuối đời nhà Lý, khi chư Tăng bị cô lập trong những ngôi chùa xa xôi hẻo lánh, thì Cơ Đốc giáo dành mọi nỗ lực phát triển hạ tầng, mở trường học, nhà thương, cơ sở xã hội, đào tạo nhân sự. Phần đông cca1 nhà lãnh đạo Đại Hàn từ đầu thế kỷ 20 đến bây giờ đều xuất thân từ  các đại học Cơ Đốc . Giáo hội Cơ Đốc đã kịp thời chấn chỉnh sau khi Đại Hàn được giải phóng khỏi ách nô lệ Nhật Bản, đã phát động phong trào thống nhất qua việc trao đổi diễn giảng giữa các mục sư Tin Lành, các Linh mục Công Giáo tại nhà thờ Tin Lành, Công Giáo qua việc phiên dịch và quảng bá Thánh  kinh, qua phối hợp rao giảng Lời Chúa, Phật giáo Đại Hàn đang cố gắng trên đà phát triển, nhằm chấn chỉnh nội bộ kiện toàn hoằng pháp và  phát triển giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa.

Tập sách này với nhan đề PHẬT GIÁO ĐẠI HÀN vì Đại hàn là quốc hiệu  sau cùng của bán đảo Cao Ly, và  PHẬT GIÁO ĐẠI HÀN TRƯỚC NHỮNG THỬ THÁCH  LỊCH SỬ là muốn nói lên những thành quả cũng như khó khăn ma Phật giáo Đại Hàn đã đạt được hay gặp phải khi đương đầu với những biến chuyển xã hội trong lịch sử Đại Hàn.

Cuốn Phật giáo Đại Hàn được ra mắt độc giả nhờ sự cổ vũ tinh thần và ủng hộ tài chánh của Thượng tạo Thích Minh Dung, hiện ở tại Hoa Kỳ, Viện trưởng chùa Quang Thiện. Chúng tôi xin thành thật tri ân. Xin cám ơn pháp sư Henry Shins, đã giúp tôi làm sáng tỏ một số vấn đề Phật giáo Đại Hàn, xin cám ơn tiện nội, con cái bằng hữu đã yểm trợ nhiều mặt. Xin hồi hướng tất cả công đức đến toàn thể chúng sinh, nguyện cầu quốc thái dân an, Phật nhựt tăng huy, pháp luân thường chuyển.

Mùa Phật Đản

Năm Giáp Thân 2006

TRẦN QUANG THUẦN

 

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I      -  BỐI CẢNH ĐỊA DƯ, CHỦNG TỘC, LỊCH SỬ

CHƯƠNG II    - CAO LY TIỀN PHẬT GIÁO: THỬ THÁCH THỨ NHẤT  CỦA PHẬT GIÁO ĐẠI HÀN

CHƯƠNG III   - PHẬT GIÁO THỜI TAM QUỐC: CAO CÂU LY, BÁCH    TẾ VÀ TÂN LA THỬ THÁCH LẦN THỨ 2

CHƯƠNG IV   - PHẬT GIÁO THỜI CAO LY (KORYO)

CHƯƠNG V    - THIỀN TÔNG CAO LY

CHƯƠNG VI   - TRIỀU TIÊN DƯỚI THỜI LÝ (YI) THỬ THÁCH LẦN   THỨ 3

CHƯƠNG VII – TÌNH HÌNH TÔN GIÁO DƯỚI THỜI LÝ

CHƯƠNG VIII – TRIỀU TIÊN DƯỚI CHẾ ĐỘ THUỘC ĐỊA NHẬT BẢN  THỬ THÁCH LẦN THỨ 4

CHƯƠNG IX – ĐẠI HÀN SAU ĐỆ NHỊ THẾ CHIẾN VÀ SAU KHI ĐẤT  NƯỚC CHIA ĐÔI

CHƯƠNG X – CHÍNH QUYỀN CỘNG SẢN BẮC TRIỀU TIÊN

CHƯƠNG XI – ĐẤU TRANH ĐÒI DÂN CHỦ TẠI NAM HÀN

CHƯƠNG XII – TÌNH HÌNH TÔN GIÁO TẠI BẮC TRIỀU TIÊN VÀ NAM HÀN SAU ĐỆ NHỊ THẾ CHIẾN VÀ CHIA ĐÔI ĐẤT NƯỚC

CHƯƠNG XIII – THAY LỜI KẾT – TƯƠNG LAI PHẬT GIÁO ĐẠI HÀN-   THỬ THÁCH LẦN THỨ 5

 

PHỤ LỤC:

I.              TỪ NGỮ ĐỒI CHIẾU ( Triều Tiên – Hán Việt)

II.              NIÊN ĐẠI LỊCH SỬ

III.             CÁC TRIỀU ĐẠI LỚN

IV.            LÃNH ĐẠO NAM HÀN

V.               LÃNH ĐẠO BẮC HÀN

VI.            BỐI CẢNH LỊCH SỬ LIÊN QUAN ĐẾN CUỘC ĐỜI CAO TĂNG CHINUL ( TRÍ NỘI)

VII.          TIỂU SỬ NGÀI CHINUL

VIII.         TÁC PHẨM CÒN TỒN TẠI CỦA CHINUL

IX.            DANH LAM THẮNG CẢNH ĐẠI HÀN

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Thiền Nguyên Thủy và Thiền Phát Triển
Thiền Nguyên Thủy và Thiền Phát Triển
Những cõi giới vô hình và hữu hình
Những cõi giới  vô hình và hữu hình
Lục Diệu Pháp Môn
Lục Diệu Pháp Môn
Luận Tối Thượng thừa
Luận Tối Thượng thừa
Phật Pháp là thiết thực
Phật Pháp là thiết thực
Tại sao tu Thiền
Tại sao tu Thiền
Pháp Hoa Đề Cương
Pháp Hoa Đề Cương
Đâu Là Chân Hạnh Phúc
Đâu Là Chân Hạnh Phúc
Cành Lá Vô Ưu
Cành Lá Vô Ưu
Bước Đầu Học Phật
Bước Đầu Học Phật
Phật giáo trong mạch sống dân tộc
Phật giáo trong mạch sống dân tộc
Nghiên cứu kinh Lăng Già
Nghiên cứu kinh Lăng Già