Tìm Sách

Kinh Tạng >> Kinh Lăng Già Tâm Ấn

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Kinh Lăng Già Tâm Ấn
  • Tác giả : .
  • Dịch giả : HT.Thích Thanh Từ
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 486
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2001
  • Phân loại : Kinh Tạng
  • MCB : 12010000007342
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

KINH LĂNG GIÀ TÂM ẤN

Dịch HT. Thích Thanh Từ

in lần thứ IV, có sửa chữa

NXB Tôn Giáo

2001

LỜI NGƯỜI DỊCH

Chúng tôi phiên dịch bộ Kinh Lăng Già Tâm Ấn này với mục đíchcho Tăng Ni học tại thiền viện chúng tôi. Tuy nhiên, trước đây tôi đã có Sư bà Diệu Không dịch, ấn hành vào năm 1970 và 1971 rồi, song bản dịch ấy vì lược nhiều quá khiến chúng tôi không hài lòng, bất đắc dĩ phải dịch lại.

Ở đây, chúng tôi dịch trung thực với Thiền sư Hàm Thị, không làm tăng giảm trong phần sơ giải. Nếu có giảm, chỉ đôi chút thôi. Bởi chúng tôi thấy, Ngài Hàm Thị quả thật một thiền sư ngộ đạo trong môn đình Tào Động, cho nên lời sớ giải của ngài rât phù hợp với tâm tông. Trên phần chánh văn Kinh, chúng tôi dịch nguyên âm những danh từ, không nhằm làm sáng tỏ những ý nghĩa, độc giả cần đọc qua những sớ giải sẽ hiểu rõ. Vì chánh văn tối nghĩa lại cô đọng khúc chiết, nếu không nhờ vào phần sớ giải, chúng ta không tài nào lãnh hội được.

Bản kinh Ngài Hàm Thị sớ giải đây, nguyên tên là Lăng Già A Bạt Đa La Bảo Kinh, do Ngài Cầu Na Bạt ĐàLa dịch Phạn Hán, có 4 quyển. Bơi Tổ Bồ Đề Đạt Ma sau khi truyền pháp cho Tổ Huệ Khả còn bảo: “Xứ này có 4 quyển Kinh Lăng Già có thể dùng ấn tâm…” Nên Ngài Hàm Thị Sớ Giải dể thêm hai chữ Tâm Ấn, Tâm Ấn có nghĩa là toàn bộ kinh Lăng Già cốt làm sáng tỏ bản tâm. Người đọc khéo lãnh hội sẽ thấy rõ bản tâm mình bao nhiêu lời Phật trong kinh dường như Phật đem tâm ngài in qua tâm mình. Cộng thêm lời giải của Ngài Hàm Thị càng làm cho chúng ta thấy rõ bản lai diện mục của chính mình, hiện sờ sờ dưới bóng mặt trời trí huệ của Ngài. Vì thế hai chữ Tâm Ấn thật là xứng đáng. Do đó ngoài bà chúng tôi chỉ để 5 chữ Kinh Lăng Già Tâm Ấn.

Về phẩm loại thì bản dịch đời Ngụy chia làm 18 phần, bản dịch đời Đường chia làm 10 phẩm, chỉ riêng bản này gồm chúng một phầm để tên là Nhấtt Thiết Phật Ngữ Tâm có 4 phần. Câu Nhất Thiết Phật Ngử tâm đã nói lên chẳng những Đức Phật Thích Ca  nói Kinh Lăng Già chỉ là bản tâm, ngoài tâm không có một pháp mà tất cả chư Phật nói ra cũng chỉ bản tâm. Như thế, để thấy Phật, Phật giáo hóa không khác, pháp pháp đều hiện bày bản tâm.

Trong phần đầu trước khi giải Kinh, Ngài Hàm Thị có làm bài Tổng Luận mà không đề tên Tổng Luận, lại để Phẩm Nhất Thiết Phật Ngữ Tâm phần 1 khiến độc giả dễ lầm là văn Kinh. Đó là Ngài muốn nêu lên cho chúng ta thấy lời bàn luận của Ngài ở đây do góp nhặt những yếu điểm trong Kinh, chỗ tất cả chư Phật nói về tâm, chứ không có ý kiến nào riêng của Ngài. Vì thế trong bài Tổng Luận này thật cô đọng có thể gom hết toàn ý bộ Kinh. Độc giả thông được bài Tồng Luận coi như nắm được yếu chỉ bộ Kinh Lăng Già.

Bốn quyển Kinh Lăng Già, Ngài Hàm Thị giải thành 8 quyển. Đến phần cuối Kinh, độc giả sẽ ngạc nhiên tại sao không có câu: “Phật nói Kinh này rồi, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo Ni đều rất vui mừng, tin nhận vâng làm, lễ bái lui đi” (Phật thuyết thử Kinh dĩ, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni… giai đại hoan hỷ, tín thọ phụng hành, tác lễ nhi khứ). Bởi vì toàn bộ kinh Lăng Già rất nhiều, các vị học giả Ấn Độ mang sang Trung Hoa phần nào thôi, nên phiên dịch chưa đến phần chót.

Chúng tôi mong độc giả đọc bộ Kinh Lăng Già này thấy được bản tâm, để khỏi phụ công ơn Đức Phật dùng mọi cách chỉ dạy và khỏi cô phụ công ơn Đức Phật dùng mọi cách chỉ dạy và khỏi uổng công Ngài Hàm Thị đã nhọc nhằn giải thích cho chúng ta.

Kính ghi

Tu Viện Chơn – KHông

Đẩu Xuân 1975

THÍCH THANH TỪ

 

MỤC LỤC

A1 PHẦN TỰ CÓ 2:

                   B 1: DUYEN KHỞI CỦA KINH

                   B2 : ĐƯƠNG CƠ KỆ TÁN

 

A2 PHẦN CHÁNH TÔNG CÓ 2:

B1: CHỈ THẲNG PHÁP MÔN ĐỆ NHẤT NGHĨA RỘNG VI DIỆU LÌA NÓI BẶT CHỨNG LỚN

                             C1: HỎI 108 CÂU

                             C2: ĐÁP CHỈ THẲNG PHI CÚ

                   B2: BÀY NGÔN THUYẾT ĐỂ VÀO ĐỆ NHẤT NGHĨA BIỂN THỨC THƯỜNG TRỤ DỪNG HIỂN VI TÂM CÓ 8:

                   C1: NÓI NHƠN QUẢ TÀ CHÁNH CỦA TÂM THỨC ĐỂ HIỂN THÁNH TRÍ TỰ GIÁC

                   C2: CHỈ NĂM PHÁP, TỰ TÁNH, VÔ NGÃ, GIẢN BIỆT NHỊ THỪA NGOẠI ĐẠO, ĐỂ RÕ NHƠN  QUẢ CỦA CHÁNH PHÁP.

                   C3:   (QUYỂN 3) CHỈ NHƯ LAI TÀNG SIÊU QUÁ VỌNG TƯỞNG NGÔN THUYẾT CỦA PHÀM PHU VÀ NGOẠI ĐẠO THÀNH TỰU CÁC ĐỊA CỨU CÁNH QUÁ HẢI

                   C4: CHỈ TỰ GIÁC NHẤT THỪA SOI SÁNG CÁC ĐỊA, KHÉO ĐOẠN CÁC LẬU, VIÊN MÃN THÂN PHẬT, CHẰNG RƠI VÀO CÓ KHÔNG

                   C5:CHỈ TÔNG THUYẾT HAI ĐỀU KHÔNG ĐỂ RÀNH VỀ DỤNG NGỮ NGHĨA THỨC TRÍ, GIẢN BIỆT NGU NGOẠI GIÚP TIẾN MÌNH NGƯỜI, CHÁNH PHÁP GIẢI THOÁT

                   C6: (QUYỂN 7) CHỈ CHÁNH GIÁC CHẲNG PHẢI PHÁP NHƠN QUẢ, NÓI LÌA SANH DIỆT, HIỂN BÀY CHƠN THƯỜNG KHÔNG CẤU, CHÓNG VƯỢT CÁC ĐỊA

                   C7: CHỈ TÁM THỨC, NĂM PHÁP, BA TỰ TÁNH, HAI VÔ NGÃ CỨU CÁNH ĐẠI THỪA TÀNH ĐỆ NHẤT NGHĨA

                   C8: CHỈ PHÁP THÂN BA ĐỜI NHƯ LAI QUÁ CHỖ NGHĨ NGỢI CỦA THẾ GIAN CHẲNG PHẢI NGHĨA SÁT NA TRƯỚC SAU KHÔNG LỖI THANH TỊNH VÔ LẬU

Các sách khác thuộc Kinh Tạng

Kinh Hoa Sen Từ Bi (Bi Hoa Kinh)
Kinh Hoa Sen Từ Bi (Bi Hoa Kinh)
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Kinh Địa tạng Bồ Tát Bổn Nguyện
Kinh Địa tạng Bồ Tát Bổn Nguyện
Nhân quả quá khứ hiện tại kinh
Nhân quả quá khứ hiện tại kinh
Phật giáo thánh điển
Phật giáo thánh điển
Kinh Pháp Cú
Kinh Pháp Cú
Tích Truyện Pháp Cú
Tích Truyện Pháp Cú
Kinh Đại Bảo Tích
Kinh Đại Bảo Tích
Kinh Đại Phật Đảnh Thủ lăng Nghiêm
Kinh Đại Phật Đảnh Thủ lăng Nghiêm
Kinh Na Tiên Tỳ Kheo
Kinh  Na Tiên Tỳ Kheo
Trường A Hàm
Trường A Hàm
Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh
Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh