Tìm Sách

Giảng Luận >> Lược giải kinh Pháp Hoa


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Lược giải kinh Pháp Hoa
  • Tác giả : HT. Thích Trí Quảng
  • Dịch giả : .
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 360
  • Nhà xuất bản : Thành Hội Phật Giáo TP. HCM
  • Năm xuất bản : 1990
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 12010000009925
  • OPAC : 9925
  • Tóm tắt :

Lược giải Kinh Pháp Hoa

 Kinh Pháp Hoa là một bộ kinh được nhiều dân tộc trên thế giới tán ngưỡng. Mỗi người tùy trình độ tu chứng khác nhau mà cảm nhận về kinh và lý giải kinh khác nhau. Ngài Thế Thân Bồ tát cho kinh này là Tối thượng thừa vì nó vượt trên các kinh và là mục tiêu của tam thừa v.v... Ngài Trí Giả đại sư cho kinh này là một pháp mầu nhiệm có thể thống nhiếp tất cả các phát. Ngài Nhật Liên Thánh nhân cho kinh này là môn đại đà la ni, người tu hành chỉ niệm đề kinh (tức tên kinh) là tiêu trừ được tất cả tội chướng và thành Vô thượng bồ đề.

 Ngoài ba vị Thánh Tăng nêu trên, tất cả pháp sư, thiền sư đều thọ trì, đọc tụng, lễ bái, thậm chí có người kính lễ từng chữ, từng câu. Ngài Thái Hư đại sư nói: “Chưa thấy một bộ kinh nào được kính trọng như thế”.

 Đối với những vị Bồ tát hay những vị có căn lành đặt trọn niềm tin và thân mạng nơi chư Phật thì dòng lịch sử kinh Pháp Hoa ví như dòng trí tuệ Phật trôi chảy miên viễn từ thời Phật Oai Âm Vương và trước đó nữa. Vì bất cứ một đức Phật nào tu hành đạo Bồ tát để thành Phật đều phải học và tu theo kinh này. Kinh này là kinh Pháp Hoa vô văn tự của chư Phật, Bồ tát đang sống và giữ gìn, là kinh mà Thường Bất Khinh Bồ tát nghe được khi đốt thân bằng lửa tam muội và Thái tử Sĩ Đạt Ta nghe được sau 49 ngày tư duy thiền định ở Bồ đề Đạo tràng. 7 Chính nguồn kinh này tạo thành một dòng lịch sử Phật giáo siêu việt, nuôi dưỡng tuệ giác cho những người con Phật hơn 2000 năm, vẫn còn sống động.

Như vậy lịch sử kinh Pháp Hoa không phải là lịch sử tri thức con người, lịch sử của gạch vụn và xác khô. Nhưng là lịch sử của những người đang sống với bản tâm, không bị thân ngũ ấm ngăn che, vượt qua được không gian mười muôn ức thế giới và tự tại với thời gian ngũ bách ức trần.

Về mặt học thuật, kinh Pháp Hoa còn là một thể tài chứa đựng những tư tưởng phong phú, tạo sự thích thú cho các học giả khắp thế giới.

Vào khoảng đầu thế kỷ thứ 19, công xứ người Anh là ông Hamilton tìm thấy ở Nepal một bộ kinh Pháp Hoa bằng chữ Phạn viết trên lá bối, thờ trong một động đá (ta quen gọi là Pháp Hoa Nepal). Sau đó, có 19 bản Pháp Hoa khác chép tay bằng chữ Phạn ngữ được phái đoàn người Nhật, anh, Pháp, Đức tìm thấy. Vì là một thể tài siêu tuyệt làm say mê các nhà khảo cứu nên công việc sưu tầm nguồn gốc kinh Pháp Hoa không ngừng lại ở con số 20 bản kinh đã tìm thấy. Người Nhật phát động phong trào thám hiểm truy nguyên dấu tích kinh và người Anh bào trợ cho hội nghiên cứu kinh Pháp Hoa. 8 Kết quả là bốn phái đoàn thám hiểm Nhật, Anh, Đức và Nga đi sang vùng Trung Á tìm thêm được ở vùng Kotan sáu bộ kinh Pháp Hoa bằng Phạn ngữ và một bộ kinh ở Kucha (quê của Ngài Cưu Ma La Thập).

 Đến năm 1932, một bộ kinh Pháp Hoa cổ nhất được tìm thấy ở vùng Kashmir nối liền với Afganistan (ta quen gọi là bộ Pháp Hoa Gilgit). Bộ kinh này gồm có 2/3 bằng chữ Phạn và 1/3 chữ Magadhi là loại chữ cổ nhất của nước Ma Kiệt Đà.

Đem so sánh 28 bộ kinh Pháp Hoa tìm được rải rác khắp nơi, ta thấy bộ kinh thiếu đoạn này, bộ thiếu đoạn khác, có ít nhiều sai biệt. Điều này cũng dễ hiểu, vì tuy từ kim khẩu đức Phật nói ra, nhưng kinh đã được kiết tập vào nhiều giai đoạn ở nhiều địa điểm khác nhau, do những nhóm người có trình độ không đồng nhau. Vì vậy, sự thông hiểu và diễn đạt tất nhiên không thể giống nhau. Tuy có sai biệt, nhưng tư tưởng căn bản của kinh không thay đổi và trọng tâm của kinh nằm trong phẩm 2, 11, 16 thì tất cả bản kinh nào cũng đều có đủ ba phẩm này, chỉ khác phần phụ thuộc.

Tóm lại, theo sự khảo cứu trên, kinh Pháp Hoa được kiết tập và hệ thống lại vào khoảng 100 năm trước Tây lịch và chỉ đạo cho sự cai trị của vua A Dục. 9 Ông cho xây 84,000 tháp ở khắp nơi theo tinh thần của phẩm Dược Vương trong kinh Pháp Hoa và cũng mang tinh thần của phẩm Tựa. Giống như tám người con của đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh, các con của vua A Dục đều bỏ thú vui thế tục, xuất gia, trở thành những nhà truyền giáo đầy nhiệt tâm ở thời bấy giờ. Họ xây chùa, hoặc mang kinh Pháp Hoa đi truyền bá tận Trung Đông, Trung Á... Một bằng chứng khác cho sự hiện hữu trước kỷ nguyên của kinh Pháp Hoa là một vài tác phẩm xuất bản vào thế kỷ thứ nhất đã mang tư tưởng kinh Pháp Hoa. Đặc biệt là Đại Trí Độ luận của Long Thọ Bồ tát đã dùng kinh này để chứng minh thuyết Trung đạo. Đến Ngài Thế Thân Bồ tát, chẳng những dẫn dụng kinh Pháp Hoa trong bộ Nhiếp Đại Thừa luận, mà còn soạn ra bộ Pháp Hoa luận, để làm nền tảng cho các chú giải về sau.

Tóm lại, kinh Pháp Hoa là bộ kinh tối yếu. Không riêng  Đức Phật Thích Ca mà tất cả ba đời mười phương chư Phật   đều lấy kinh này làm phương hướng tu hành và truyền đạo   trên lộ trình dẫn dắt chúng sanh đến quả vị Nhất thiết chủng trí.

Trong một quá trình lịch sử truyền bá kinh Pháp Hoa dài  lâu, chỉ xuất hiện vài vị Thánh Tăng siêu việt sử dụng được  trọn vẹn mười phần công đức của kinh Pháp Hoa, ngang   hàng với Bồ tát đệ thập địa. Ở Trung Hoa thì có Ngài Thiên Thai Trí Giả đại sư, hay ở Nhật Bản có Nhật Liên Đại Thánh nhân.

Tuy nhiên trong thế giới phàm phu tội lỗi, trong những người đui mù không Đạo sư, chúng ta là những người may mắn được thọ trì kinh Pháp Hoa, kết duyên được với kinh Pháp Hoa. Tuy chúng ta còn bị phiền não trói buộc, ba điều kiện trong phẩm Pháp Sư : vào nhà Như Lai, mặc áo Như  Lai, ngồi tòa Như Lai chưa tròn đầy miên viễn. Thỉnh  thoảng, chúng ta cũng chợt bắt gặp được những âm thanh kỳ diệu của Phật. Dù kinh Pháp Hoa ta nghe được văng  vẳng, vẫn còn hơn là những kẻ trăm ngàn muôn kiếp chưa  nghe đến tên Tam Bảo.

NAM MÔ TỐI THƯỢNG THỪA VIÊN GIÁO DIỆUPHÁP LIÊN HOA KINH

PHÁP HOA HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT.

HT. Thích Trí Quảng

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Luận Du Già Sư Địa (Tập 1)
Luận Du Già Sư Địa (Tập 1)
Bến bờ tuệ giác
Bến bờ tuệ giác
Hương Vị Pháp Bảo
Hương Vị Pháp Bảo
Từ chánh niệm đến giác ngộ - Cẩm nang của người tu thiền
Từ chánh niệm đến giác ngộ - Cẩm nang của người tu thiền
Nhân duyên học
Nhân duyên học
Lời Phật dạy trong kinh tạng Nikaya-tập1
Lời Phật dạy trong kinh tạng Nikaya-tập1
Nhị khóa hiệp giải
Nhị khóa hiệp giải
Ước Hẹn Với Sự Sống
Ước Hẹn Với Sự Sống
Tương Lai Văn Hóa Việt Nam
Tương Lai Văn Hóa Việt Nam
Tương Lai Thiền Học Việt Nam
Tương Lai Thiền Học Việt Nam
Tuổi Trẻ Tình Yêu và Lý Tưởng
Tuổi Trẻ Tình Yêu và Lý Tưởng
Bưởi
Bưởi