THƠ
KINH KIM CANG
Đào Ngọc Phong
LỜI NÓI ĐẦU
Trong kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ Huệ Năng kể hai lần được nghe Kinh Kim Cang là hai lần bước ngoặt quan trọng trong đời Ngài.
Tuổi thiếu niên nhà nghèo không được học chữ Hán, Ngài phải vào rừng đốn củi mang về chợ bán kiếm sống nuôi mẹ; năm 23 tuổi nhân một lần giao củi tại nhà một người khách, lúc trở ra bỗng nghe có người tụng một thời kinh khiến thân tâm rung động; hỏi ra mới biết đó là kinh Kim Cang do Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn ở chùa Đông Thiền, huyện Hoàng Mai, Kỳ Châu giảng dạy; bèn lập chí lên thọ giáo Ngũ Tổ. Đó là lần thứ nhất nghe tụng kinh Kim Cang mà Ngài từ biệt mẹ già ra đi tầm sư học đạo.
Sau tám tháng giã gạo nơi chùa Đông Thiền, Ngài được Ngũ Tổ giảng Kinh Kim Cang. Khi nghe đến câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, Ngài đại ngộ, bạch Ngũ Tổ rằng:
Chẳng dè tánh mình vốn sẵn thanh tịnh
Chẳng dè tánh mình vốn chẳng sanh diệt
Chẳng dè tánh mình vốn sẵn đủ cả
Chẳng dè tánh mình vốn không động lay
Chẳng dè tánh mình hay sanh muôn pháp
(bản dịch Việt ngữ của Cư Sĩ Tô Quế , Tr 23)
Ngũ Tổ truyền y bát cho Ngài làm Lục Tổ, dạy về phương Nam hoằng pháp. Đó là lần thứ hai nghe kinh Kim Cang mà Ngài trở thành người khai sáng dòng thiền đốn ngộ truyền từ thế kỷ thứ 7 TL cho đến nay, được tiếp nối bởi nhiều thiền sư danh tiếng xuất sinh từ Trung Hoa và Việt Nam.
Trong “Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận”, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: “Bạch Thế Tôn, sao gọi là Kinh Kim Cang?” Phật đáp: “Kim Cang ví dụ cho Tánh của mình, Kinh ví dụ cho tâm của mình… Người nào đã minh Tâm kiến Tánh rồi thì người ấy thường tự nghe trong tâm luôn luôn có Phật thuyết pháp, luôn luôn độ chúng sanh, luôn luôn hiện thần thông, luôn luôn làm việc Phật. Người được lý ấy gọi là người trì Kinh Kim Cang, gọi là người được thân Kim Cang bất hoại” (Bản Việt dịch của Hòa Thượng Viên Giác, Tr. 13).
Qua những cố gắng nhỏ nhoi tìm hiểu kinh Kim Cang nhằm giải đáp những nghi vấn trên, chúng tôi tri ân chư vị cao tăng, cư sĩ qua các bản dịch, những bài giảng giải, những bài nghiên cứu, những bài pháp thoại uyên thâm và công phu: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Hòa Thượng Thích Thanh Từ, Hòa Thượng Thích Viên Giác, Hòa Thượng Thích Trí Quang, Hòa Thượng Thích Từ Thông, Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh, Hòa Thượng Thích Mãn Giác, Hòa Thượng Thích Giác Toàn, Hòa Thượng Thích Phước Tịnh, Thượng Tọa Thích Tuệ Sĩ, Thượng Tọa Thích Trí Siêu, Cư Sĩ Diên Sanh Tô Quế, Cư Sĩ Đoàn Trung Còn, Cư Sĩ Tế Giang.
Phần chữ Hán, chúng tôi dựa trên bản của Cư Sĩ Đoàn Trung Còn. Các phần dịch âm Hán Việt, dịch ra Việt ngữ, chúng tôi tham khảo các bản dịch của Hòa Thượng Thích Thanh Từ, Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh, Cư Sĩ Đoàn Trung Còn, Giáo Sư A . F . Price, Giáo Sư Wong Mou-Lam.
Những sai sót, bất túc trong cuốn sách nhỏ này là do kiến thức Phật học của chúng tôi còn ít ỏi, công phu thiền tập của chúng tôi còn cạn mỏng. Chúng tôi mong nhận được những lời chỉ giáo đầy bao dung của quí độc giả.
Chúng tôi tri ân những đạo hữu, bằng hữu, thân nhân đã góp phần công đức trong việc ấn tống.
Westminster, Californiangày 15 tháng 7 năm 2012
Đào Ngọc Phong
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Đoạn 1 PHÁP HỘI NHÂN DO
Đoạn 2 THIỆN HIỆN KHẢI THỈNH
Đoạn 3 ĐẠI THỪA CHÁNH TÔNG
Đoạn 4 DIỆU HẠNH VÔ TRỤ
Đoạn 5 NHƯ LÝ THỰC KIẾN
Đoạn 6 CHÁNH TÍN HY HỮU
Đoạn 7 VÔ ĐẮC VÔ THUYẾT
Đoạn 8 Y PHÁP XUẤT SANH
Đoạn 9 NHẤT TƯỚNG VÔ TƯỚNG
Đoạn 10 TRANG NGHIÊM TỊNH ĐỘ
Đoạn 11 VÔ VI PHƯỚC THẮNG
Đoạn 12 TÔN TRỌNG CHÁNH GIÁO
Đoạn 13 NHƯ PHÁP THỌ TRÌ
Đoạn 14 LY TƯỚNG TỊCH DIỆT
Đoạn 15 TRÌ KINH CÔNG ĐỨC
Đoạn 16 NĂNG TỊNH NGHIỆP CHƯỚNG
Đoạn 17 CỨU CÁNH VÔ NGÃ
Đoạn 18 NHẤT THỂ ĐỒNG QUÂN
Đoạn 19 PHÁP GIỚI THÔNG HÓA
Đoạn 20 LY SẮC LY TƯỚNG
Đoạn 21 PHI THUYẾT SỞ THUYẾT
Đoạn 22 VÔ PHÁP KHẢ ĐẮC
Đoạn 23 TỊNH TÂM HÀNH THIỆN
Đoạn 24 PHƯỚC TRÍ VÔ TỶ
Đoạn 25 HÓA VÔ SỞ HÓA
Đoạn 26 PHÁP THÂN PHI TƯỚNG
Đoạn 27 VÔ ĐOẠN VÔ DIỆT
Đoạn 28 BẤT THỌ BẤT THAM
Đoạn 29 UY NGHI TỊCH TĨNH
Đoạn 30 NHẤT HIỆP TƯỚNG LÝ
Đoạn 31 TRI KIẾN BẤT SANH
Đoạn 32 ỨNG HÓA PHI CHÂN
Lời cuối sách
CHÚ THÍCH
TRI ÂN CÔNG ĐỨC HỖ TRỢ ẤN TỐNG
KINH SÁCH THAM KHẢO
SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN MỤC LỤC