Tìm Sách

Văn - Thơ - Truyện >> THƠ ĐƯỜNG

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : THƠ ĐƯỜNG
  • Tác giả : TRẦN TRỌNG SAN (DỊCH)
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 368
  • Nhà xuất bản : NXB Tổng Hợp TP. HCM
  • Năm xuất bản : 1990
  • Phân loại : Văn - Thơ - Truyện
  • MCB : 12010000009720
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

LỜI GIỚI THIỆU

Người Trung Quốc chia thi, tứ, phú làm ba lãnh vực riêng biệt. Những bài như Ly tao trong Sở từ được gọi là phú. Các bài trường đoản cú dùng trong ca nhạc thì gọi là từ. Chỉ thuộc phạm vi thi, những bài tứ ngôn trong kinh Thi, các bài cổ phong sáng chế ở đời Hán và các bvài cận thế hình thành trong đời Đường.

Đường được coi là thời đại hoàng kim của thơ Trung Quốc. Chẳng phải vì trong thời nay xuất hiện nhiều thi nhân, sản sinh nhiều thi phẩm - về điểm này, cácđời từ Tống trở về sau còn vượt hơn đời Đường. Mà chính vì thơ Đường nổi trội đặt biệt về giá trtị nghệ thuật. So với các đời khác, trước cũng như sau. Cho nên hễ nói đến thơ Tàu. Người ta hầu như chỉ nói đến thơ Đường. Thơ Tống có sắc thái riêng, chửng phải là không đáng kể, nhưng so với thơ Đường thi không thể bằng được. Còn như thơ các đời nguyên. Minh. Thanh thì chỉ là mô phỏng thơ Đường Tống, rất ít bài đáng được lưu ý.

Đức Lương tôi học thơ, chỉ đọc thơ các nhà thời Đường. Cổ nhân ta đối với thơ Trung Quốc. Xem ra điều có thái độ như vậy. Đời Đường thì được coi là kho tàng điển cổ trân quí, là khuôn mẫu mệnh ý, dụng ngữ cho các nho sĩ làm thơ chữ Hán cũng như thơ nôm. Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn mượn rất nhiều câu thơ biện tài đời Đường. Trong Đoạn Trường Tân Thanh, có những câu chỉ là thơ Đường dịch ra.

Phan Huy Vịnh với bản dịch “ Tỳ Bà Hành” rất tài tình, là người mở đầu dịch thơ Đường ở nước ta. Khoảng nửa thế kỷ trước đây. Hán học đã tàn mà thơ Đường vẫn không xa lạ với lớp người tân học, đó là nhờ công trình của các dịch giả Tản Đà, Ngô Tất Tố, Trần trọng Kim.

Tôi bước vào cảnh giới Đương thi từ bến Phong Kiều, qua lầu Hoàng Hạc, Phong kiều dạ bạc và Hoàng Hạc Lâu là hai bài đã in trong tôi ấn tượng sâu đậm nhất trong số những bài thơ Đường mà gia nghiêm dùng dạy tôi học chữ Hán trong lúc ấu thời. Đến khi trưởng thành, được đoc các bài dịch của người trước, tôi có nguyện vọng tìm đoc nhiều thêm, tự ý tuyển chọn và thử dịch, coi việc “thường thi” này như là một cách tự thưởng thức và đồng thời giới thiệu thêm các bạn đồng thanh khí những thú vị của thơ xưa. Bộ “Thơ Đường” của tôi, gồm ba quyển, đã lần lượt được xuất bản trong nhiều năm trước.

Bản “Thơ Đường” này là dựa theo bộ sách nói trên mà biên soạn lại, cho được tinh giản, cũng có sửa đổi, bổ sung. Mỗi bài thơ tuyển trích, ngoài phần dịch sang văn xuôi và thơ Việt ra, dầu có kèm theo bản dịch tiếng Anh.

Văn chương thiên cổ sự,

Đắc thất thốn tâmm tri.

(Đỗ Phủ)

Văn chương là việc ngàn đời

Thành công, thất bại, lòng này biết thôi.

Là người dịch thơ, tôi thầm cảm lời nói này, nên xin chép lại ở đây.

Ngày 11 tháng 3 năm 1990

TRẦN TRỌNG SAN

Các sách khác thuộc Văn - Thơ - Truyện

Hoa Thiền Chớm Nở Trong Mắt Ai
Hoa Thiền Chớm Nở Trong Mắt Ai
Mở lòng bàn tay để đan tay
Mở lòng bàn tay để đan tay
Đứng dậy và bước đi
Đứng dậy và bước đi
Đoản khúc sáu mươi
Đoản khúc sáu mươi
Trở lại thiên đường
Trở lại thiên đường
Tia nắng mùa xuân
Tia nắng mùa xuân
Đóa Sen Thiêng
Đóa Sen Thiêng

Tý
Truyện Kiều Văn Xuôi dành cho Người Trẻ
Truyện Kiều Văn Xuôi dành cho Người Trẻ
Nhặt lá bồ đề
Nhặt lá bồ đề
Giửa thuở chuyển mùa
Giửa thuở chuyển mùa
Đệ tử quy
Đệ tử quy