Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> Khái niệm tánh Không trong Phật giáo


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Khái niệm tánh Không trong Phật giáo
  • Tác giả : Nhiều tác giả
  • Dịch giả : Hoang Phong
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 382
  • Nhà xuất bản : Hồng Đức
  • Năm xuất bản : 2013
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 12010000011754
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

KHÁI NIỆM TÁNH KHÔNG TRONG

 PHẬT GIÁO

HOANG PHONG dịch

NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

 

LỜI TỰA

            Khi viết về Phật Giáo, ông Patrick Carré một học giả uyên bác và cũng là một trong những nhà dịch thuật kinh sách Phật Giáo lỗi lạc nhất của Pháp hiện nay, đã phát biểu về tánh không như sau:

"Quả thật đấy là một khái niệm kỳ lạ, nếu như thế giới này và chính "cái tôi", những thực thể đầy màu sắc đó, đang hiện diện, đang hiện hữu một cách không chối cãi được, nhưng thực ra lại không có, chỉ là hư không: thì phải là điên rồ một cách thật tàn bạo mới dám chủ trương một sự phi lý đến như vậy! Nhất định cái khái niệm đáng nể ấy, cái chủ thuyết hư vô ấy của phương Đông chỉ có thể là "một trào lưu thời đại" mang tánh cách tạm thời trên xứ sở chúng ta, bởi vì nó còn đang phải tự vạch ra cho nó một lối đi trong rừng gồm toàn là những khái niệm rỗng tuếch của chúng ta để tìm ra một vị thế rõ rệt thiết lập trên một sự xác thực hoàn toàn mới mẻ!"

Lời phát biểu này đã xuất hiện cách đây không lâu trong tạp chí Le Nouvel Observateur của Pháp, ấn bản đặc biệt dành riêng cho chủ đề "Phật Giáo"- số tam cá nguyệt tháng tư, năm và sáu, năm 2003. Thừa hưởng một gia tài triết học lâu đời và một nền khoa học kỹ thuật tân tiến thế mà thế giới Tây Phương đã không ngừng kinh ngạc trước một khái niệm mà đức Phật đã khám phá ra cách nay hơn hai mươi lăm thế kỷ. Thật vậy suốt trong lịch sử tiến hóa của văn minh nhân loại chưa hề có một nền tư tưởng, văn hóa hay khoa học nào đã biết và nói đến khái niệm này, ngoài Phật giáo.

Khái niệm về tánh không có hai khía cạnh khác nhau. Khía cạnh thứ nhất mang tính cách triết học và khoa học nói lên bản chất tối hậu của hiện thực, và khía cạnh thứ hai là tính cách thực dụng của nó, và cũng được xem như là một phương tiện hữu hiệu nhất giúp người tu tập hóa giải mọi sự bám víu, nguyên nhân mang lại mọi thứ xúc cảm bấn loạn và khổ đau.

Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát, và chính Ngài cũng đã xác nhận rằng mình luôn thường trú trong tánh không ngày càng sâu xa hơn. Tóm lại đức Phật chỉ nêu lên khía cạnh thực dụng đó của tánh không nhưng không hề mổ xẻ nó trên phương diện tri thức, lý do là có thể vào thời bấy giờ không mấy người hội đủ kiến thức để có thể hiểu được tánh không trên phương diện triết học siêu hình là gì. Dù sao thì Đấng Tịch Tĩnh cũng luôn giữ sự yên lặng trước những cuộc biện luận vô ích, chỉ gây ra thêm tranh cãi. Ngài chỉ thuyết giảng duy nhất về những gì thật thiết thực nhằm trực tiếp loại bỏ khổ đau mà thôi.

Tánh không qua các khía cạnh mở rộng, liên quan đến tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ, chỉ được triển khai như là một khái niệm siêu hình, song song với sự hình thành của Đại Thừa Phật Giáo kể từ thế kỷ thứ nhất trước Tây Lịch, và nhất là với sự xuất hiện của Trung Quán Tông do Long Thụ chủ xướng vào thế kỷ thứ hai sau Tây Lịch. Tóm lại tánh không đã được người sau diễn đạt và giải thích bao quát hơn dưới nhiều khía cạnh triết học căn cứ vào các phép biện luận mang tính cách trừu tượng, và đã được đặt vào vị trí trung tâm của Đạo Pháp.

Quyển sách này gom góp một số bài dịch từ kinh sách và một số bài viết của một vài tác giả liên quan đến chủ đề tánh không nhằm giúp người đọc tìm hiểu thêm về khái niệm thật chủ yếu này trong Phật Giáo:

1. Đức Phật thuyết giảng về Tánh Không: Kinh Culasunnata-sutta và kinh Mahasunnata-sutta

2. Đức Phật thuyết giảng về vô ngã: Kinh Anattalakkhana-sutta và kinh Samyuktagama-sutta

3. Tìm hiểu tánh không (Đức Đạt-lai Lạt-ma)

4. Tánh Không là gì? (Buddhadasa Bikkhu)

5. Tánh không (John Blofeld)

6. Bản-thể-của-Phật (Daisetz Teitaro Zuzuki)

7. Ba vòng quay của bánh xe Đạo Pháp cùng sự hình thành của kinh điển và các học phái Phật Giáo (Hoang Phong)

Bures-sur-Yvette, 05.03.13

                                                                                                        Hoang Phong

 

MỤC LỤC

Lời tựa

Đức Phật thuyết giảng về tánh không

Đức Phật thuyết giảng về vô ngã

Tìm hiểu tánh không

Tánh không là gì

Tánh không

Bản-thể-của-Phật

Ba vòng quay của bánh xe đạo Pháp cùng sự hình thành của kinh điển và các học phái Phật giáo...

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Bồ Tát Quảng Đức ngọn lửa và trái tim
Bồ Tát Quảng Đức ngọn lửa và trái tim
Khái niệm về Bồ tát Quán Thế Âm
Khái niệm về Bồ tát Quán Thế Âm
Nghệ thuật diễn giảng xướng ngôn lễ hội Phật giáo
Nghệ thuật diễn giảng xướng ngôn lễ hội Phật giáo
Hương Hoa Vườn Giáo Pháp
Hương Hoa Vườn Giáo Pháp
Nguyên Thủy Phật giáo tư tưởng luận
Nguyên Thủy Phật giáo tư tưởng luận
Nghi thức sám hối sáu căn và hồng danh
Nghi thức sám hối sáu căn và hồng danh
Cuộc đời thánh tắng A Nan Đà
Cuộc đời thánh tắng A Nan Đà
Nghiệp và kết quả
Nghiệp và kết quả
Phật Việt Nam, dân tộc Việt nam
Phật Việt Nam, dân tộc Việt nam
Những điểm đặc sắc của Phật Giáo
Những điểm đặc sắc của Phật Giáo
Kinh An Ban Thủ Ý lược giải
Kinh An Ban Thủ Ý lược giải
A Dục Vương ASOKA cuộc đời sự nghiệp
A Dục Vương ASOKA cuộc đời sự nghiệp