Tìm Sách

Giảng Luận >> Kim Cang quyết nghi & Tâm kinh trực thuyết


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Kim Cang quyết nghi & Tâm kinh trực thuyết
  • Tác giả : Hám Sơn Đại Sư
  • Dịch giả : Vương Gia Hớn - Pháp Danh Thiền Minh
  • Ngôn ngữ : Hán - Việt
  • Số trang : 137
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2006
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 12010000009982
  • OPAC : 9982
  • Tóm tắt :

KIM CANG QUYẾT NGHI &TÂM KINH TRỰC THUYẾT

HÁM SƠN ĐẠI SƯ Chú giải

Sa môn THÍCH HUYỀN DUNG ( Khảo đính )

VƯƠNG GIA HỚN , Pháp danh THIỀN MINH (dịch giải)

NXB TÔN GIÁO

 

LỜI GIỚI THIỆU

Nguyên nhân chúng sanh bị đau khổ trong sáu đường là do vọng chấp: Chấp có và chấp không. Có kẻ mê chấp Vũ Trụ và Nhân Sanh đều Huyển hóa, không thật tại mà chúng sanh chấp nó là thật, nên bám víu và bị nó sai sử tạo tác các vọng nghiệp, phải chịu nhiều quả báu khổ đau.

Lại có người mê chấp Vũ Trụ và Nhân Sanh đều là không, nên không tin nhân quả tội phước, sanh tử luân hồi, rồi tự do tạo vô số tội ác, phải chịu đau khổ nhiều vô biên.

Phật nói kinh Kim Cang để phá tan hai cái mê chấp: Có và Không ấy bằng cách thuyết minh cái Tánh Chân Không và Tánh Diệu Hữu của Vũ Trụ và Nhân Sanh.

Vì vậy, Ngài Tu Bồ Đề nêu lên hai câu hỏi Đức Phật rất quan trọng, khi bắt đầu nói kinh này:

Làm sao hàng phục được vọng tâm?

Làm sao an trụ được chân tâm?”

Đức Phật chỉ giải đáp hai câu hỏi trên bằng một câu vắn tắt:

“Đừng sanh vọng tâm trụ chấp một nơi nào.”

Đức Phật dạy Tu Bồ Đề dùng trí Kim Cang Bát Nhã, phá trừ cái mê chấp. Có và Không, thì Thể Tánh Chân Không Diệu Hữu của Chân Như Phật Tánh thường trú của chúng sanh được hiển hiện – thành Phật.

Thế là, nương theo lời Đức Phật dạy trong kinh Kim Cang, hành giả có thể phá mê chấp của vọng tâm và được giải thoát bể khổ trầm luân trong lục đạo.

Như vậy, kinh Kim Cang rất là quan trọng cho người tu hành muốn cầu giải thoát, thành Phật.

Vì thế, nên kinh này được truyền sang từ Ấn Độ qua Trung Hoa và dịch ra chữ Hán, năm 401 Dương lịch. Lại được Ngài Hám Sơn chú thích rõ ràng, năm thế kỷ thứ mười lăm.

Trong thời gian gần đây, có nhà Dịch giả Vương Gia Hớn, Pháp danh Thiền Minh, dịch lại bản kinh chữ Hán ra chữ Việt, năm 1964. Sau khi dịch xong, chưa kịp xuất bản, Dịch giả qua đời, để lại bản thảo cho đến năm 2004.

Gia đình Dịch giả nhờ tôi khảo đính, để được xuất bản giúp vào phần đóng góp trong việc dịch thuật Tam Tạng Kinh Điển và giúp cho người đời diệt trừ vọng tâm mê chấp: “ Có” và “Không”, được an trụ nơi Chân Như Phật Tánh, thường tồn vĩnh viễn – thành Phật.

Sa môn THÍCH HUYỀN DUNG

 

MỤC LỤC

·        Kim Cang Quyết Nghi

·        Tựa của Dịch giả

·        Tựa của Cư sĩ Lục Khoan Dục

·        Tựa của Kim Cang Quyết Nghi

·        Kim Cang Quyết Nghi văn Kinh

·        Kim Cang Quyết Nghi - phần I

·        Kim Cang Quyết Nghi – phần II

·        Tâm Kinh Trực Thuyết

·        Kinh sách tham khảo

·        Phần Hán Văn

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Luận Du Già Sư Địa (Tập 1)
Luận Du Già Sư Địa (Tập 1)
Bến bờ tuệ giác
Bến bờ tuệ giác
Hương Vị Pháp Bảo
Hương Vị Pháp Bảo
Từ chánh niệm đến giác ngộ - Cẩm nang của người tu thiền
Từ chánh niệm đến giác ngộ - Cẩm nang của người tu thiền
Nhân duyên học
Nhân duyên học
Lời Phật dạy trong kinh tạng Nikaya-tập1
Lời Phật dạy trong kinh tạng Nikaya-tập1
Nhị khóa hiệp giải
Nhị khóa hiệp giải
Ước Hẹn Với Sự Sống
Ước Hẹn Với Sự Sống
Tương Lai Văn Hóa Việt Nam
Tương Lai Văn Hóa Việt Nam
Tương Lai Thiền Học Việt Nam
Tương Lai Thiền Học Việt Nam
Tuổi Trẻ Tình Yêu và Lý Tưởng
Tuổi Trẻ Tình Yêu và Lý Tưởng
Bưởi
Bưởi