Tìm Sách

Giảng Luận >> Kinh Duy Ma Cật giảng giải

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Kinh Duy Ma Cật giảng giải
  • Tác giả : Thích Thanh Từ
  • Dịch giả : không
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 169
  • Nhà xuất bản : đang cập nhật
  • Năm xuất bản : 1997
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB :
  • OPAC :
  • Tóm tắt :
KINH DUY MA CẬT GIẢNG GIẢI 
                           TỰA 
Trước khi giảng bộ kinh này, tôi cũng nói đơn sơqua một vài đặc điểm, để
cho đại chúng có cái ý thức trước, rồi học bộ Kinh. 
Trước hết là sơ lược về bộ Kinh này. Phần một là nói về phiên dịch. Kinh 
này là từ chữ Phạn dịch ra chữ Hán. ỞTrung Hoa có ba nhà dịch: 
1.- Chi Lâu Ca Sấm, Ngài dịch tên kinh là “Duy Ma Cật Kinh”, chia làm ba 
quyển. 
2.- Ngài Cưu La Ma Thập, dịch tên là “Duy Ma Cật SởThuyết Kinh”, có 
hai quyển. Cũng có tên là “Bất KhảTưNghì Giải Thoát Kinh”. 
3.- Ngài Huyền Trang, dịch :Thuyết Vô Cấu Xưng Kinh”. 
Đó là ba Ngài dịch mà còn có những bảng kinh lưu lại đến giờ. 
Kế đây là mục thứ hai, nói lý do Kinh này ra đời. Lý do thì có nhiều nhưng 
đây tôi lược kể hai lý do: 
Lý do thứ nhất, vì lòng từ bi bình đẳng của Phật, cho nên bộ kinh này ra đời. 
Bởi vì trước những thời pháp, những buổi giáo hóa ban đầu, thì tất cảnhững người 
tu trong  đạo Phật, mà Phật gọi là hàng  được giải thoát sinh tử, A La Hán  đó. Đều 
là dành riêng cho người xuất gia. Chỉngười xuất gia tu mới có thểchứng quảA La 
Hán. Còn hàng cưsĩtối  đa là chứng quảA Na Hàm là cùng. Tức là quảthứba 
trong bốn quả. Chứchưa có khi nào chứng được A La Hán. 
Như vậy ai muốn giải thoát sinh tử đều phải xuất gia tu, mới giải thoát sanh 
tử được. Còn nếu còn tại gia tu chỉlà cái nhân tốt để sau này tiếp tục tu thêm. Chớ
hiện đời không thểgiải thoát. Bởi vậy cho nên từbao nhiêu thế kỹ, người phát tâm 
tu, ngay trong lúc  đức Phật tại thế cho đến sau này, muốn giải thoát,  đều ồ  ạt tìm 
xuất gia. Nhưvậy thì  đa sốngười xuất gia dù  đông mấy  đi nữa cũng là thiểu phần 
trong quần chúng. Mà nếu chỉcó một  thiểu phần tu hành, có thể  được giải thoát 
sinh tử. Còn  đa sốthì không  được. Tức nhiên số người tu Phật càng ngày càng bị
hạn chế. 
Do  đó cho nên vì lòng từ bi của Phật mà Ngài  đem câu chuyện của Ông 
Duy Ma Cật bệnh ra,  đểmời các thầy TỳKheo, hay là các vịA La Hán, cho đến 
BồTát đến thăm Ngài. Nhưng mà tất cả những vị Tỳ Kheo, A La Hán và BồTát 
đó  đều nểkính Ông Duy Ma Cật. Thấy các Ngài không  đủ khả năng  đối  đáp với 
Ông Duy Ma Cật. Cũng không  đủkhảnăng  đểmà chinh phục  được ông. Ngược 
lại đều bị ông chinh phục. 
Như vậy chứng tỏrằng không phải chỉ trong giới xuất gia làm TỳKheo, 
chứng A La Hán. Và xuất gia như trong hình  ảnh  Đại thừa có những Ngài như
Văn Thù Sư Lợi. Hoặc là Ngài  Địa Tạng Bồ tát  đều là hình  ảnh người xuất gia. 
Thì dù Bồ tát xuất gia đó nhưng cũng chưa đủ khả năng mà chinh phục nổi. Hay là 
vượt hơn được một ông cư sĩ, là Ông Duy Ma Cật. 
Đó là cái điều đểnâng cao tinh thần của vịcưsĩtại gia. Nếu cưsĩtại gia mà 
đạt  đạo đúng rồi, cũng có cái khảnăng siêu việt mà hàng xuất không thểvượt qua 
nổi. Đó là đểnuôi cho chánh pháp hay giáo lý Phật dạy đi khắp trong mọi tần lớp. 
Nó không dành riêng ưu đãi cho một chế độxuất gia thôi. Đó là nói vì lòng đại bi 
của Phật mà kinh này ra đời. 
Phần thứ hai là có một sốnhà khảo cứu về lịch sử, họ thấy rằng Kinh Duy 
Ma Cật này có tánh cách như là một cuộc cách mạng của cưsĩ. Bởi vì từtrước đến 
giờchỉcó những người xuất gia  đạt  đạo chứng quả, mà chưa ai nói  đến người cư
sĩ  đạt  đạo cao, bằng và hơn người xuất gia. Nhưng mà tới thời gian Kinh Duy Ma 
Cật ra đời, thì lại thấy một ông cưsĩsiêu xuất hơn cảngười xuất gia nữa. 
Nhưvậy  đó là một cuộc cách mạng  để nâng giới cư sĩ lên. Chớ không có 
theo cái nềnếp cũ, chỉ nói xuất gia mới là giải thoát. Xuất gia mới  được tựtại. 
Xuất gia mới  đạt  đạo viên mãn v.v...  đó là tính cách nghiên cứu lịch sữ. Cho nên những vị đó họnói rằng: Kinh Duy Ma Cật ra đời là một cuộc cách mạng của hàng 
cưsĩ. 
Đó là hai lý do. Lý do trước là nhìn theo tâm bình  đẳng của Phật. Lý 
do sau là nhìn theo cuộc thay đổi của giai cấp tu hành. Đó là hai điểm tôi nêu 
lên về lý do. 
 

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Am May Ngũ
Am May Ngũ
43 Công án của Trần Thái Tông
43 Công án của Trần Thái Tông
Thanh Từ toàn tập 1
Thanh Từ toàn tập 1
Tám quyển sách quý
Tám quyển sách quý
Luận thuyết mới về Tịnh Độ và lợi ích của việc hành Thiền
Luận thuyết mới về Tịnh Độ và lợi ích của việc hành Thiền
Chú Đại Bi giảng giải
Chú Đại Bi giảng giải
Thánh Đăng Lục giảng giải
Thánh Đăng Lục giảng giải
Bát Nhã Trực Giải
Bát Nhã Trực Giải
Kinh Thập Thiện giảng giải
Kinh Thập Thiện giảng giải
Bát Đại Nhân Giác giảng giải
Bát Đại Nhân Giác giảng giải
Nguồn An Lạc
Nguồn An Lạc
Hoa Vô Ưu (trọn bộ)
Hoa Vô Ưu (trọn bộ)